TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 31 03/01/2025


Phân tích bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh

Tôi hỏi đất:

- Đất sống với đất như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:

- Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

- Cỏ sống với cỏ như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

(“ Hỏi” - Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông)

Dàn ý Phân tích bài thơ Hỏi

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả Hữu Thỉnh, tác phẩm “Hỏi”

2. Thân bài:

+ Chủ đề bài thơ: bài thơ là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cách sống của người với người. Bằng lối dẫn dắt qua đoạn hội thoại với thiên nhiên, tác giả đã đưa người đọc đến với vấn đề muôn thuở, đáng suy ngẫm.

+ 2 câu đầu: cách sống của Đất là “ tôn cao nhau” nghĩa là tôn trọng và đề cao lẫn nhau, không chà đạp, vùi dập đồng loại. Nhờ có như vậy mới có núi, có đồi, mới có non sông hùng vĩ. Con người cũng thế, chung một tập thể phải tôn trọng, bồi đắp cho nhau để cùng nhau phát triển, vươn đến đỉnh cao. Cuộc đời đã lắm điều đắng cay vậy nên hãy đem đến cho nhau trái ngọt…

+ 2 câu tiếp: cách sống của Nước là “làm đầy nhau”, ngụ ý rằng chẳng ai sinh ra là hoàn hảo cả, ai cũng có khuyết điểm và thiếu sót riêng. Chung một cộng đồng thì nên biết yêu thương và hoàn thiện lẫn nhau. Không nên bới móc, đem cái xấu của người khác để làm bàn đạp cho chính mình. Chỉ có như thế thì mới có thể cùng nhau trở nên lấp lánh dưới ánh mặt trời.

+ câu 5,6: cách sống của Cỏ là “ đan vào nhau” từ đó “làm nên những chân trời”. Một ngọn cỏ nhỏ bé ven đường thì người ta chẳng tiếc gì mà chà đạp, suốt đời chỉ là cỏ dại mà thôi. Nhưng bằng tình đoàn kết, những ngọn cỏ ấy trở thành những thảo nguyên xanh mướt, người người ước ao được ngắm nhìn. Cuộc sống vốn đã lắm gian nan, vậy nên tình đoàn kết là vũ khí giúp con người vượt qua những sóng gió xảy đến trong cuộc đời, khi ấy thử thách chỉ như cơn mưa mùa hạ mà thôi.

+ 6 câu cuối: tác giả đã lặp lại câu hỏi của mình đến ba lần nhưng không hề đưa ra câu trả lời nào. Dường như Hữu Thỉnh muốn đưa ra quan niệm của mình về cách sống của con người rằng người hãy sống với người như thiên nhiên, như đất. như nước, như cỏ: thương yêu đùm bọc lẫn nhau, sống biết tôn trọng, giúp đỡ và đoàn kết với cộng đồng, tập thể. Đồng thời, là lời răn đe đến những cá nhân có cách đối nhân xử thế trái luân thường đạo lý, lệch lạc về đạo đức. Tác giả muốn mạnh mẽ phê phán lối sống vị kỷ, thói gian mạnh phàm tục, hướng xã hội đến lối sống tốt đẹp, chan hòa và ấm áp…

- Đánh giá chung:

+ Nghệ thuật: Bằng nghệ thuật nhân hóa, phép điệp ngữ, hình thức đối thoại độc đáo đầy sáng tạo

+ Nội dung: Hữu Thỉnh đã cho người đọc một cơ hội để nhìn nhận bản thân, nhìn nhận cuộc sống. Những dòng thơ hàm súc và đầy ý nghĩa ấy là sự tôn vinh của nhà thơ đối với lối sống đẹp của con người, đồng thời cũng là lời nhắc tới những cá nhân đang sống lệch lạc và thiếu trách nhiệm.

3. Kết bài

+ Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật

+ Nêu cảm nhận đối với bài thơ

Phân tích bài thơ Hỏi (mẫu 1)

Hữu Thỉnh là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người viết nhiều, viết hay về cuộc sống ở nông thôn, thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc. Xuyên suốt sự nghiệp làm văn, ông đã mang đến cho kho tàng văn học nước nhà những tác phẩm lớn như: “ Thương lượng với thời gian”, “ Sang thu” hay “ Âm vang chiến hào”, đồng thời bài thơ “ Hỏi” sáng tác năm 1992, in trong tập “Thư mùa đông” cũng là một áng văn khiến tên tuổi ông càng thêm sâu đậm trong lòng độc giả.

Hữu Thỉnh sinh ra trong chiến tranh và cũng lớn lên trong chiến tranh. Dường như ông đã quá hiểu và nhìn thấu con người trong thời kỳ bom rơi đạn nổ, khi mà mọi số phận đều phải nương tựa nhau mà sống. Ông đã chứng kiến con người thương nhau, nhường nhau từng hạt gạo, bát cơm, nhìn thấy những người mẹ già lưng còng cặm cụi nấu cơm nuôi bộ đội. Cho mãi đến sau này, hòa bình trải dài trên khắp quê hương, thì sự đùm bọc, gắn kết giữa những con người đất Việt vẫn tròn vẹn, ấm áp, trở thành nếp sống, thành một nét tính cách đáng trận trọng của dân tộc Việt Nam. Đến với sáu câu thơ đầu, tác giả đã đưa đến những cảm nhận của bản thân về cách sống của đất, nước, cỏ một cách sáng tạo và mới lạ hơn bao giờ hết :

“Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời”

Bằng biện pháp nhân hóa và hình thức đối thoại, đoạn thơ trên đã đưa người đọc đến các kết luận về cách sống của thiên nhiên: “ tôn cao nhau”, “làm đầy nhau” và “đan vào nhau”. Với “đất”, tác giả dùng từ “tôn cao” như muốn nhắc đến sự tôn trọng, trân quý lẫn nhau giữa người với người. “Đất” tuy thấp nhưng luôn đề cao lẫn nhau, bồi đắp cho nhau nên mới có núi, có đồi. Con người cũng thế, sống trong cộng đồng cần tôn trọng, nâng đỡ và nương tựa vào nhau mà sống. Cuộc đời lắm điều đắng cay nhưng giữa cái đắng cay ấy sẽ thật hạnh phúc nếu như có những người thiện lương cho ta những thứ ngọt ngào. Trên dòng đời tấp nập vội vã, ta sẽ luôn mong gặp được một tấm lòng ấm áp, một đôi tay xa lạ nhưng chẳng ngần ngại chìa về phía ta. Trong mắt Hữu Thỉnh, con người cũng sống như đất, cho dù thấp bé cũng không vì cái “tôi” cá nhân mà đánh đổ lợi ích của cái “ta” chung. Cụm từ “ đan vào nhau” cho ta cảm giác về sự lấp đầy, từ đó nói lên rằng chẳng ai sinh ra là hoàn hảo cả, luôn phải biết giúp đỡ nhau hoàn thiện bản thân, cùng nhau lấp đầy những khoảng trống của chính mình. Con người cũng như nước, chẳng nên bới móc những điều không hoàn hảo của nhau để dìm nhau xuống đáy sâu mà hòa vào tập thể, che lấp đi những thiếu sót của nhau bằng sự bao dung. Cuối cùng, Hữu Thỉnh dẫn dắt ta đến với câu trả lời của “cỏ” là “đan vào nhau”. Câu trả lời của “cỏ” nhấn mạnh vào tình đoàn kết, gợi cho ta về câu ca dao quen thuộc :

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”

Cỏ là như vậy đấy, cọng cỏ bé nhỏ mọc ven đường riêng lẽ thì người ta chẳng tiếc gì mà dẫm lên, suốt đời nó chỉ mãi được gọi là cỏ dại mà thôi. Nhưng khi chúng cạnh nhau, kết nối, đan xen vào nhau, chúng tạo nên những “dải lụa xanh” tuyệt đẹp mà người người khát khao được ngắm nhìn. Chính con người cũng thế, “đoàn kết là sức mạnh” nên cần chung sức để tạo ra những điều dường như không thể. Những người cùng chung một tập thể cần có sự kết nối vững vàng để cùng nhau hướng đến một giá trị to lớn hơn. Kết thúc cuộc đối thoại với thiên nhiên, mạch thơ nhẹ nhàng êm ắng dừng lại ở đó.

“Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?”

Tác giả đã lặp lại đến ba lần câu thơ của mình, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, mạch thơ trở nên khắc khoải. Thật lạ thay, Hữu Thỉnh tuy đã đặt câu hỏi đến ba lần nhưng ông chẳng hề đưa ra câu trả lời nào cho cách sống giữa người với người. Có ý kiến cho rằng : “Hữu Thỉnh đã “đưa thơ về với cuộc sống thường nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người bằng những suy tư chân thật tự đáy lòng mình”. Cuộc đời muôn hình vạn trạng, thế giới hàng tỉ người, mỗi người có một đức tin và bản ngã của riêng mình. Vậy nên, “người sống với người” chính là sống thật với cái tôi của chính mình, sống đẹp, sống đúng với đạo đức và lương tâm của bản thân. Bài thơ là lời nhắc nhở, khuyên nhủ mỗi người phải sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống như thiên nhiên, cây cỏ - thật xanh, thật đẹp, thật vững vàng. Mạnh dạn né tránh những điều xấu xa, vị kỷ, thói gian manh phàm tục hay sự thờ ơ, lạnh nhạt với đồng loại. Đây còn là thông điệp gửi gắm đến độc giả, nhắc nhở chúng ta hãy nhìn nhận lại chính mình, nhìn lại thái độ và cách sống của mình để điều chỉnh sao cho phù hợp với luân thường đạo lý.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó là bài học, là lẽ sống đích thực của cha ông ta từ bao đời nay. Sống đúng là sống vị tha, đoàn kết; sống đùm bọc, bao dung mới là cách sống đáng tôn thờ. Như trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân từng viết về hình ảnh bà cụ Tứ - người mẹ hiền từ, nhân hậu, ngay cả khi đang bên bờ vực của cái đói, cái chết, bà cụ không ngần ngại mà đưa tay cứu vớt thị, bà cụ chẳng hề tuôn một câu nào nhằm hắt hủi người đàn bà tội nghiệp kia. Bằng nghệ thuật nhân hóa, phép điệp ngữ, hình thức đối thoại độc đáo đầy sáng tạo, Hữu Thỉnh đã cho người đọc một cơ hội để nhìn nhận bản thân, nhìn nhận cuộc sống. Những dòng thơ hàm súc và đầy ý nghĩa ấy là sự tôn vinh của nhà thơ đối với lối sống đẹp của con người, đồng thời cũng là lời nhắc tới những cá nhân đang sống lệch lạc và thiếu trách nhiệm.

Dù trải qua dòng chảy khắc nghiệt của thời gian, nhưng những vần thơ nhẹ nhàng mà hàm súc trên cùng những suy tư sâu lắng mà nó mang lại thật khó phai trong lòng độc giả. Nó như dòng suối vô tận cứ tuôn mãi, tuôn mãi trong tâm thức mỗi người, nhắc nhớ phải sống đúng với bản ngã của chính mình.

Phân tích bài thơ Hỏi (mẫu 2)

Thơ Hữu Thỉnh viết về thiên nhiên thì đậm chất trữ tình còn viết về cuộc sống con người lại đậm chất triết lí, đó là chuyện cuộc đời sinh sắc sống động! Là máu thịt chứ không phải là giấy mực. Hữu Thỉnh có được một phong cách chắc chắn, vững vàng, đôi khi thô ráp, nhưng thường khắc tạc sâu đậm. Thơ Hữu Thỉnh là tiếng lòng tha thiết với đời, một ngòi bút tận tâm và đôn hậu. Cùng với chất trữ tình, mạch nguồn trữ tình – vốn là hồn cốt thơ Hữu Thỉnh, tính triết luận sâu sắc và cảm xúc đậm đà trong thơ Hữu Thỉnh quyện hoà, đan xen, cùng nảy nở từ cội nguồn truyền thống. Bài thơ “ Hỏi” là một bài thơ đậm chất triết lý, chứa đựng nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

Người đọc yêu mến thơ Hữu Thỉnh vì cách cảm, cách nghĩ gắn bó nhiều với tâm thức dân gian. Những câu thơ cảm động thấm thía, gọi dậy tâm tình của thảo mộc, tìm cách giao cảm với hồn quê, hồn đất, hướng về những gì thiết thân gắn bó nhất, nhưng ngàn đời vẫn linh thiêng… Bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh được viết năm 1992, lúc này tác giả đã năm mươi tuổi. Sống trọn một nửa thế kỷ, ở vào cái tuổi “tri thiên mệnh” như Khổng Tử nói, Hữu Thỉnh đã đủ độ chín trong suy tư trải nghiệm về thế thái nhân tình. Thường càng nhiều tuổi, cái nhìn và cách ứng xử của người ta càng nhân hậu, vị tha hơn. Biết được những cái chưa biết của mình về đời, hiểu được những điều chưa hiểu của mình về người, do vậy những trang thơ của ông thường dồn nén chất nghĩ và sức nghĩ.

Bài thơ “Hỏi” với một khuôn khổ nhỏ nhắn, mở ra nhiều tầng bậc suy tưởng, thể hiện cốt cách tư duy đậm chất dân gian của Hữu Thỉnh. Xuyên suốt bài thơ là những câu hỏi. Toàn bài được xây dựng theo hình thức đối thoại. Người hỏi là chủ thể trữ tình, đối tượng hướng tới là thiên nhiên: “đất”, “nước”, “cỏ” (ba khổ đầu) hình thức ngôn ngữ là đối thoại, còn đối tượng hướng tới là con người (nửa còn lại), ngôn ngữ thơ là độc thoại. Tính trí tuệ của bài thơ nằm ngay trong kết cấu, vừa sâu vừa tinh, vừa khái quát vừa chi tiết về những tình cảm, suy ngẫm của tác giả. Tứ thơ tạo dựng từ sự liên tưởng, đối chiếu: liên tưởng từ các hiện tượng tự nhiên đến nhân sinh. Thiên nhiên được nội tâm hoá, nhìn qua lăng kính ưu tư nhân thế đầy thi vị:

Tôi hỏi đất: – Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: – Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: – Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Những câu thơ của Hữu Thỉnh mang ý – nghĩa – đi – tìm, tìm cách khám phá và cảm nhận ý nghĩa văn hóa ẩn dụ trong những hiện tượng tự nhiên. Ý nghĩa ấy được trình bày bằng lời hỏi của tác giả “Tôi hỏi…”. Điều nhà thơ muốn hỏi đất, hỏi nước, hỏi cỏ là những sự vật ấy sống với nhau như thế nào? Từng sự vật đưa ra câu trả lời trực tiếp, dưới hình thức vấn đáp (các dấu gạch ngang đầu dòng) mà không phải gián tiếp qua lời thuật lại của tác giả. Mỗi khổ thơ đều mang ý nghĩa sâu sắc, hình thức giản dị, nhiều sức gợi, Hình thức mỗi khổ thơ gồm hai câu đi kèm với nhau ấy có dáng dấp như những câu thành ngữ, tục ngữ của cha ông ta xưa, qua sự chiêm nghiệm đúc kết mà có được, khiến câu thơ mang tính chất dân gian nhuần nhị. Mặt khác, cấu trúc ngôn ngữ đối thoại tạo nên sự đa giọng điệu, sự đa thanh – làm nên tính hiện đại của bài thơ.

Từ cái nhìn hiện thực khách quan: tầng đất tôn nhau lên, nước làm đầy, cỏ đan vào nhau mở ra bát ngát chân trời, nhà thơ chuyển hoá thành cái nhìn nội tâm: hình ảnh bên ngoài ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa bên trong: từng sự vật đều có cách thức sống riêng làm ẩn dụ cho nhân thế, mỗi sự vật có tiếng nói riêng và mang ý nghĩa biểu tượng.

Tôi hỏi đất: – Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau

Đất muôn thủa vẫn là thứ gắn bó máu thịt và thiêng liêng với con người nhất. Hữu Thỉnh đã nhìn thấy đất trong mối quan hệ “sống cùng”, “sống với” để khám phá ra ý nghĩa nhân sinh: “tôn cao” là một triết lý sống. “Tôn cao” là nâng đỡ chứ không phải vùi dập, “tôn cao” là hướng mở không gian chứ không gói gọn không gian; “tôn cao” là vươn ra ánh sáng chứ không phủ mờ, che lấp; “tôn cao” là để vững chãi thêm trước điều kiện thử thách khắc nghiệt…

Bằng một lẽ tự nhiên, sau “đất”, Hữu Thỉnh chọn “nước” để hỏi:

Tôi hỏi nước: – Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau

Nước vốn mềm mại, uyển chuyển, nước biểu trưng cho “khả năng ứng biến: một nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam. “Nước làm đầy nhau” - cũng là một sự nâng cao nhưng trước hết là bổ khuyết, “làm đầy” thực ra là an ủi, xoa dịu, khỏa lấp, làm mềm lại những tổn thất, tổn thương. Hữu Thỉnh đã nhìn thấy triết lý nhân sinh trong đất và nước. Rồi đến cỏ, trong cái bát ngát mênh mông của cỏ, nhà thơ hỏi:

Tôi hỏi cỏ:

– Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Câu trả lời của cỏ thể hiện một cách sống đầy bản lĩnh và tình cảm (“đan vào”). Khẳng định tương lai, khát vọng “ làm nên những chân trời”. Phải có cái gốc nhân tình vững chắc thì mới nhìn ra được sự vận động của thiên nhiên và thế thái nhân tình. Hữu Thỉnh đã cúi xuống để hỏi đất, lội ngược dòng tìm nguồn để hỏi nước, bước ra không gian rộng lớn để hỏi cỏ – “đã sống với nhau như thế nào?”. Câu trả lời của tự nhiên là một lối sống, một cách ứng xử văn hoá: “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào” (để ) “làm nên”. Các sự vật tương sinh để cùng tồn tại cùng “ làm nên” những điều tốt đẹp. Những câu hỏi đã được ấp ủ, thôi thúc, day dứt từ lâu, những câu trả lời là kết quả của quá trình nội tâm hoá, qua chiêm nghiệm mà đúc kết được. Bài thơ không dừng lại ở tiếng âm trầm, hiền hậu, lắng sâu của đất, tiếng trong trẻo thanh cao của nước, tiếng xôn xao vui vui của cỏ…không dừng ở thanh âm và triết lý sống của thiên nhiên mà đi sâu “ hỏi” cách sống của con người:

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Nếu ba khổ đầu tâm trạng nhà thơ dừng lại ở thế cân bằng, cái nhìn hoà đồng, cảm thông cùng vạn vật giúp chủ thể có được cảm giác an nhiên tự tại thì ở đoạn thơ sau, mạch thơ trở nên khắc khoải, xoáy sâu vào tâm can con người. Đối tượng hướng đến đã thay đổi, từ thiên nhiên chuyển sang con người, cấu trúc khổ thơ cũng thay đổi, khổ này chỉ có câu hỏi nhưng không có câu trả lời. Lúc này,thiên nhiên trở thành tấm gương soi cho nhân tình, đúng hơn, là kinh nghiệm đối nhân xử thế. Học tập kinh nghiệm từ thiên nhiên là vốn văn hoá được truyền từ đời này sang đời khác, qua cả ý thức và vô thức của con người. Thiên nhiên đã “sống với nhau”, “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”, “làm nên” nhau…Vậy còn con người thì sao?

Người sống với người như thế nào?

Trong bài thơ câu hỏi: “Người sống với người như thế nào?” được lặp đi lặp lại tới ba lần, lần nào cũng khắc khoải, đau đáu mà không có một câu trả lời. Cách kết thúc như vậy tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Tác giả đã gieo vào lòng người đọc câu hỏi suy ngẫm, đòi hỏi mỗi người cần tự nghiêm túc trả lời. Câu trả lời chính là “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau”, nghĩa là phải sống đẹp và sống có ý nghĩa, hướng đến lẽ sống cao đẹp: mỗi chúng ta hãy học cách hi sinh và dâng hiến, sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông. Sức mạnh của cuộc sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.

“Sống với” là sống với người và sống với mình, sống nghiệm sinh trong từng khoảnh khắc của riêng mình và sống tử tế với mọi người, chính là biết “tôn cao” những giá trị đích thực, “làm đầy” những mất mát tổn thương, khỏa lấp những khoảng cách, để làm nên ý nghĩa cho sự tồn tại của mỗi người. Không nên để những ảo tưởng che lấp đi cái chân thật sáng trong, nhất là không được quên những mảnh đời bất hạnh đang cần đến ở chúng ta một niềm an ủi. Và phải biết lắng nghe tiếng thì thầm của cây cỏ, tiếng trầm lắng của lòng người để sống tốt hơn, đẹp hơn. Bài thơ là nỗi niềm trăn trở, sự suy ngẫm của nhà thơ về thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời; đồng thời cũng là lời nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại thái độ sống của mình và tự soi lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp, cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.

Thơ Hữu Thỉnh, ở những bài hay như bài thơ Hỏi đã đạt đến tính hàm súc cổ điển, với lối hành văn trí tuệ và chất cảm xúc đằm thắm, nhuần nhị. Hồn cốt dân gian, nếp cảm, nếp nghĩ gắn bó với truyền thống ai đọc cũng thấy thân quen như tự những câu thơ đã nằm trong trí nhớ từ lâu.

Phân tích bài thơ Hỏi (mẫu 3)

Thơ Hữu Thỉnh viết về thiên nhiên thì đậm chất trữ tình còn viết về cuộc sống con người lại đậm chất triết lí, đó là chuyện cuộc đời sinh sắc sống động! Là máu thịt chứ không phải là giấy mực. Hữu Thỉnh có được một phong cách chắc chắn, vững vàng, đôi khi thô ráp, nhưng thường khắc tạc sâu đậm. Thơ Hữu Thỉnh là tiếng lòng tha thiết với đời, một ngòi bút tận tâm và đôn hậu. Cùng với chất trữ tình, mạch nguồn trữ tình – vốn là hồn cốt thơ Hữu Thỉnh, tính triết luận sâu sắc và cảm xúc đậm đà trong thơ Hữu Thỉnh quyện hoà, đan xen, cùng nảy nở từ cội nguồn truyền thống. Bài thơ “ Hỏi” là một bài thơ đậm chất triết lý, chứa đựng nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

Người đọc yêu mến thơ Hữu Thỉnh vì cách cảm, cách nghĩ gắn bó nhiều với tâm thức dân gian. Những câu thơ cảm động thấm thía, gọi dậy tâm tình của thảo mộc, tìm cách giao cảm với hồn quê, hồn đất, hướng về những gì thiết thân gắn bó nhất, nhưng ngàn đời vẫn linh thiêng… Bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh được viết năm 1992, lúc này tác giả đã năm mươi tuổi. Sống trọn một nửa thế kỷ, ở vào cái tuổi “tri thiên mệnh” như Khổng Tử nói, Hữu Thỉnh đã đủ độ chín trong suy tư trải nghiệm về thế thái nhân tình. Thường càng nhiều tuổi, cái nhìn và cách ứng xử của người ta càng nhân hậu, vị tha hơn. Biết được những cái chưa biết của mình về đời, hiểu được những điều chưa hiểu của mình về người, do vậy những trang thơ của ông thường dồn nén chất nghĩ và sức nghĩ.Bài thơ “Hỏi” với một khuôn khổ nhỏ nhắn, mở ra nhiều tầng bậc suy tưởng, thể hiện cốt

cách tư duy đậm chất dân gian của Hữu Thỉnh. Xuyên suốt bài thơ là những câu hỏi. Toàn bài được xây dựng theo hình thức đối thoại. Người hỏi là chủ thể trữ tình, đối tượng hướng tới là thiên nhiên: “đất”, “nước”, “cỏ” (ba khổ đầu) hình thức ngôn ngữ là đối thoại, còn đối tượng hướng tới là con người (nửa còn lại), ngôn ngữ thơ là độc thoại. Tính trí tuệ của bài thơ nằm ngay trong kết cấu, vừa sâu vừa tinh, vừa khái quát vừa chi tiết về những tình cảm, suy ngẫm của tác giả. Tứ thơ tạo dựng từ sự liên tưởng, đối chiếu: liên tưởng từ các hiện tượng tự nhiên đến nhân sinh. Thiên nhiên được nội tâm hoá, nhìn qua lăng kính ưu tư nhân thế đầy thi vị:

Tôi hỏi đất: – Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: – Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: – Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Những câu thơ của Hữu Thỉnh mang ý – nghĩa – đi – tìm, tìm cách khám phá và cảm nhận ý nghĩa văn hóa ẩn dụ trong những hiện tượng tự nhiên. Ý nghĩa ấy được trình bày bằng lời hỏi của tác giả “Tôi hỏi…”. Điều nhà thơ muốn hỏi đất, hỏi nước, hỏi cỏ là những sự vật ấy sống với nhau như thế nào? Từng sự vật đưa ra câu trả lời trực tiếp, dưới hình thức vấn đáp (các dấu gạch ngang đầu dòng) mà không phải gián tiếp qua lời thuật lại của tác giả. Mỗi khổ thơ đều mang ý nghĩa sâu sắc, hình thức giản dị, nhiều sức gợi, Hình thức mỗi khổ thơ gồm hai câu đi kèm với nhau ấy có dáng dấp như những câu thành ngữ, tục ngữ của cha ông ta xưa, qua sự chiêm nghiệm đúc kết mà có được, khiến câu thơ mang tính chất dân gian nhuần nhị. Mặt khác, cấu trúc ngôn ngữ đối thoại tạo nên sự đa giọng điệu, sự đa thanh – làm nên tính hiện đại của bài thơ.

Từ cái nhìn hiện thực khách quan: tầng đất tôn nhau lên, nước làm đầy, cỏ đan vào nhau mở ra bát ngát chân trời, nhà thơ chuyển hoá thành cái nhìn nội tâm: hình ảnh bên ngoài ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa bên trong: từng sự vật đều có cách thức sống riêng làm ẩn dụ cho nhân thế, mỗi sự vật có tiếng nói riêng và mang ý nghĩa biểu tượng.

Tôi hỏi đất:

– Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau

Đất muôn thủa vẫn là thứ gắn bó máu thịt và thiêng liêng với con người nhất. Hữu Thỉnh đã nhìn thấy đất trong mối quan hệ “sống cùng”, “sống với” để khám phá ra ý nghĩa nhân sinh: “tôn cao” là một triết lý sống. “Tôn cao” là nâng đỡ chứ không phải vùi dập, “tôn cao” là hướng mở không gian chứ không gói gọn không gian; “tôn cao” là vươn ra ánh sáng chứ không phủ mờ, che lấp; “tôn cao” là để vững chãi thêm trước điều kiện thử thách khắc nghiệt…

Bằng một lẽ tự nhiên, sau “đất”, Hữu Thỉnh chọn “nước” để hỏi:

Tôi hỏi nước: – Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau

Nước vốn mềm mại, uyển chuyển, nước biểu trưng cho “khả năng ứng biến: một nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam. “Nước làm đầy nhau” - cũng là một sự nâng cao nhưng trước hết là bổ khuyết, “làm đầy” thực ra là an ủi, xoa dịu, khỏa lấp, làm mềm lại những tổn thất, tổn thương. Hữu Thỉnh đã nhìn thấy triết lý nhân sinh trong đất và nước. Rồi đến cỏ, trong cái bát ngát mênh mông của cỏ, nhà thơ hỏi:

Tôi hỏi cỏ:

– Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Câu trả lời của cỏ thể hiện một cách sống đầy bản lĩnh và tình cảm (“đan vào”). Khẳng định tương lai, khát vọng “ làm nên những chân trời”. Phải có cái gốc nhân tình vững chắc thì mới nhìn ra được sự vận động của thiên nhiên và thế thái nhân tình. Hữu Thỉnh đã cúi xuống để hỏi đất, lội ngược dòng tìm nguồn để hỏi nước, bước ra không gian rộng lớn để hỏi cỏ – “đã sống với nhau như thế nào?”. Câu trả lời của tự nhiên là một lối sống, một cách ứng xử văn hoá: “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào” (để ) “làm nên”. Các sự vật tương sinh để cùng tồn tại cùng “ làm nên” những điều tốt đẹp. Những câu hỏi đã được ấp ủ, thôi thúc, day dứt từ lâu, những câu trả lời là kết quả của quá trình nội tâm hoá, qua chiêm nghiệm mà đúc kết được. Bài thơ không dừng lại ở tiếng âm trầm, hiền hậu, lắng sâu của đất, tiếng trong trẻo thanh cao của nước, tiếng xôn xao vui vui của cỏ…không dừng ở thanh âm và triết lý sống của thiên nhiên mà đi sâu “ hỏi” cách sống của con người:

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?Nếu ba khổ đầu tâm trạng nhà thơ dừng lại ở thế cân bằng, cái nhìn hoà đồng, cảm thông cùng vạn vật giúp chủ thể có được cảm giác an nhiên tự tại thì ở đoạn thơ sau, mạch thơ trở nên khắc khoải, xoáy sâu vào tâm can con người. Đối tượng hướng đến đã thay đổi, từ thiên nhiên chuyển sang con người, cấu trúc khổ thơ cũng thay đổi, khổ này chỉ có câu hỏi nhưng không có câu trả lời. Lúc này, thiên nhiên trở thành tấm gương soi cho nhân tình, đúng hơn, là kinh nghiệm đối nhân xử thế. Học tập kinh nghiệm từ thiên nhiên là vốn văn hoá được truyền từ đời này sang đời khác, qua cả ý thức và vô thức của con người. Thiên nhiên đã “sống với nhau”, “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”, “làm nên” nhau…Vậy còn con người thì sao?

Người sống với người như thế nào?

Trong bài thơ câu hỏi: “Người sống với người như thế nào?” được lặp đi lặp lại tới ba lần, lần nào cũng khắc khoải, đau đáu mà không có một câu trả lời. Cách kết thúc như vậy tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Tác giả đã gieo vào lòng người đọc câu hỏi suy ngẫm, đòi hỏi mỗi người cần tự nghiêm túc trả lời. Câu trả lời chính là “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau”, nghĩa là phải sống đẹp và sống có ý nghĩa, hướng đến lẽ sống cao đẹp: mỗi chúng ta hãy học cách hi sinh và dâng hiến, sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông. Sức mạnh của cuộc sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.

“Sống với” là sống với người và sống với mình, sống nghiệm sinh trong từng khoảnh khắc của riêng mình và sống tử tế với mọi người, chính là biết “tôn cao” những giá trị đích thực, “làm đầy” những mất mát tổn thương, khỏa lấp những khoảng cách, để làm nên ý nghĩa cho sự tồn tại của mỗi người. Không nên để những ảo tưởng che lấp đi cái chân thật sáng trong, nhất là không được quên những mảnh đời bất hạnh đang cần đến ở chúng ta một niềm an ủi. Và phải biết lắng nghe tiếng thì thầm của cây cỏ, tiếng trầm lắng của lòng người để sống tốt hơn, đẹp hơn. Bài thơ là nỗi niềm trăn trở, sự suy ngẫm của nhà thơ về thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời; đồng thời cũng là lời nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại thái độ sống của mình và tự soi lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp, cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.

Thơ Hữu Thỉnh, ở những bài hay như bài thơ Hỏi đã đạt đến tính hàm súc cổ điển, với lối hành văn trí tuệ và chất cảm xúc đằm thắm, nhuần nhị. Hồn cốt dân gian, nếp cảm, nếp nghĩ gắn bó với truyền thống ai đọc cũng thấy thân quen như tự những câu thơ đã nằm trong trí nhớ từ lâu.

1 31 03/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: