Ẩn dụ là gì? Hình thức, chức năng của ẩn dụ. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về Ẩn dụ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được biện pháp tu từ ẩn dụ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 311 04/12/2024


Biện pháp tu từ Ẩn dụ

1. Ẩn dụ là gì?

- Ẩn dụ là biện pháp tư từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Trên thực tế, trong quá trình đối thoại thường ngày, chúng ta không thường xuyên sử dụng biện pháp này vì độ khó tương đối cao cũng như việc áp dụng biện pháp ẩn dụ không đúng cách sẽ gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người nghe.

Biện pháp ẩn dụ khác với biện pháp so sánh, ẩn dụ còn được coi là so sánh ngầm. So sánh thường có các dấu hiệu dễ dàng nhận biết hơn, còn ẩn dụ thì không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật, sự việc được nêu ra.

Ví dụ 1:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

Biện pháp ẩn dụ sử dụng ở các từ “ thuyền, bến” để diễn tả về nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình khi đi xa.

Ví dụ 2:

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.”

Biện pháp tu từ ẩn dụ đã ví hình ảnh thân cò với hình ảnh của người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

Ví dụ 3:

“Tiếc thay một đóa trà mi.

Con ong đã tỏ đường đi lối về. “

Biện pháp tu từ ẩn dụ sử dụng hình ảnh đóa hoa trà mi nói về thân phận nàng Kiều để người đọc có thể so sánh và hình dung.

2. Cách nhận biết biện pháp ẩn dụ

  • So sánh ngầm: Ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng so sánh ngầm giữa hai sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không có từ so sánh như "như", "giống", "tựa", "là"...

  • Chuyển nghĩa: Từ ngữ được sử dụng theo nghĩa bóng, nghĩa chuyển, không phải nghĩa đen.

  • Mối quan hệ tương đồng: Hai sự vật, hiện tượng được liên tưởng có mối quan hệ tương đồng về một khía cạnh nào đó (hình thức, tính chất,...)

3. Các hình thức ẩn dụ

a) Hình thức ẩn dụ phẩm chất

- Hình thức ẩn dụ này được sử dụng đúng theo tên gọi, sử dụng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng để nói về phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác thông qua những nét tương đồng của phẩm chất của các sự vật, hiện tượng đó.

- Ví dụ hình thức ẩn dụ phẩm chất:

“Mẹ tôi mái tóc bạc,

mẹ tôi lưng đã còng… ”

Thay vì cách nói tuổi của mẹ đã già, người viết đã có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách sử dụng hình ảnh mái tóc bạc và hình ảnh lưng đã còng để nói về người mẹ đã có tuổi.

b) Hình thức ẩn dụ hình thức

- Ẩn dụ hình thức được hiểu đơn giản thì hình thức ẩn dụ được sử dụng với mục đích là giấu đi một phần ý nghĩa của sự vật hoặc sự việc mà từ đó biểu thị.

- Ví dụ ẩn dụ hình thức qua câu thơ:

“Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”

Trích Về thăm nhà bác

Trong ví dụ trên, tác giả đã sử dụng hình thức ẩn dụ cách thức thông qua từ “thắp” để ám chỉ hình ảnh “nở hoa” (cụ thể là nói về hoa râm bụt nở hoa).

c) Hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là phương pháp sử dụng hình ảnh của sự vật, hiện tượng thông qua giác quan này nhưng khi miêu tả hay diễn đạt lại mang tính chất hay đặc điểm của sự vật, sự việc lại thông qua cách sử dụng từ ngữ để diễn tả giác quan khác.

- Ví dụ về hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

“Trời hôm nay nắng giòn tan.”

Hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng trong trường hợp này. Mục đích của hình thức này được sử dụng để diễn tả cái nắng chói trang, có thể khiến mọi vật khô nhanh chóng đến mức giòn tan. Trong hình thức này, tác giả đã sử dụng giác quan về thị giác (mắt) để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả tính chất của cái nắng lại sử dụng từ “giòn tan” – từ được sử dụng cho các hình thức vị giác (nếm) và xúc giác (sờ).

d) Hình thức ẩn dụ cách thức

- Đây là hình thức ẩn dụ có có đa dạng cách thể hiện để nói về một vật đồ nào đó. Chính vì vậy, người viết hoặc người diễn đạt sẽ đưa ra hàm ý chung của cả câu.

- Ví dụ về hình thức ẩn dụ cách thức:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Từ “kẻ trồng cây” được sử dụng để nói về người lao động, những người đã làm ra thành quả để thế hệ, người sau thừa hưởng hay sử dụng (ăn quả). Bên cạnh đó câu nói trên còn có ý nghĩa muốn nhắc nhở cho chúng ta phải nhớ đến những người lao động, những người đã tạo ra những thành quả để chúng ta thừa hưởng và sử dụng ngày nay.

4. Chức năng của ẩn dụ

* Chức năng biểu diễn biểu cảm của ẩn dụ

- Biện pháp tu từ ẩn dụ giúp làm nổi bật ở tính biểu cảm. Thông quan biện pháp ẩn dụ, tác giả, người viết bộc lộ những tình cảm, cảm xúc hoặc thái độ đối với đối tượng một cách kín đáo, tế nhị nhưng vẫn thể hiện sự sâu sắc.

- Trong thực tế khi sử dụng ngôn từ, biện pháp ẩn dụ được sử dụng để biểu thị tính tích cực, đẹp đẽ diễn tả những tình cảm yêu mến, thái độ ca ngợi của người sử dụng, người viết. Tuy nhiên trong trường hợp đối lập, ẩn dụng lại được sử dụng để thể hiện sự căm ghét, phê phán thông qua việc sử dụng cá từ vựng biểu thị sự căm phẫn, coi thường,… Ngay trong các câu ca dao của ông cha ta, rất nhiều hình ảnh các con vật đã được sử dụng để nói về số phận con người:

“Thương thay thân phận con rùa

Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.”

Hình ảnh con rùa phải đội hạc, đội bia có nét tương đồng với hình ảnh người nông dân lao động phải chịu đựng rất nhiều sự bất công, bóc lột của chế độ phong kiến

* Chức năng tạo dựng hình ảnh của ẩn

- Ẩn dụ còn có tác dụng tạo nên những hình ảnh nghệ thuật, khiến người đọc hình dung các hình ảnh mà tác giả muốn miêu tả đến một cách sống động và sáng tạo nhất.

* Chức năng thẩm mĩ

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên vẻ đẹp và sự độc đáo của ngôn từ, bên cạnh đó còn thể hiện tài năng của người viết. Ẩn dụ tu từ sử dụng những hình ảnh đép, có tính hấp dẫn, lôi cuốn có thể giúp người đọc cảm nhận được rõ nét và ấn tượng cảm nhận của tác giả về sự vật, sự việc đang nói tới

* Chức năng nhận thức

- Phép tu từ ẩn dụ còn thể hiện khả năng nhận thức một cách phong phú, chính xác và có chiều sâu của người sử dụng về các sự vật, sự việc, hiện tượng hay cả mối quan hệ giữa chúng. Bên cạnh đó, chức năng này còn tăng khả năng phán đoán, tư duy của người đọc để tìm ra mối liên hệ.

5. Phân biệt ẩn dụ với hoán dụ

Thông thường học sinh thường hay nhầm lẫn 2 biện pháp tư từ này.

Ẩn dụ

Hoán dụ

Khái niệm

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

Giống nhau

– Cả 2 biện pháp trên đều là những biện pháp tu từ được sử dụng đẻ gọi một sự vật hiện tượng này thông qua tên sự vật, hiện tượng khác.

– Việc sử dụng biện phá ẩn dụ và hoán dụ trong các tác phẩm văn học, thơ,… đều với mục đích giúp gia tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc giúp cho câu văn, câu thơ trở nên ấn tượng, độc đáo hay mang tính nhấn mạnh

– Cả 2 biện pháp này đều sử dụng sự liên tưởng.

Khác nhau

Được sử dụng dựa vào những điểm tương đồng. Cụ thể về sự tương đồng về một mặt như: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác

Được sử dụng quan hệ tương đương như: cái toàn thể và cái bộ phận, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, thông qua dấu hiệu của sự vật để nói về sự vật, sử dụng cái cụ thể để nói về cái cái trừu tượng.

6. Bài tập về ẩn dụ

Bài tập: Xác định phép ẩn dụ trong các câu sau và nêu tác dụng của nó:

a.

"Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm" (Tố Hữu)

ẩn dụ "Người Cha mái tóc bạc là Bác Hồ "

- Tác dụng :

+ Tạo sự uyển chuyển cho câu thơ.

+ Gợi hình ảnh Người đã già nhưng vẫn lo lắng cho mọi người.

+ Qua đó cho ta thấy sự yêu thương mà Bác Hồ dành cho mọi người, từ đó thấy được Bác Hồ đã già. nhưng tinh thần yêu người như thân vẫn làm cho người ta ấm lòng.

+ Tăng sự sinh động, gợi hình gợi cảm.

b.

Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

c. Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Phép ẩn dụ sử dụng hai từ “thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

d. Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

e. Tiếc thay một đóa trà mi. Con ong đã tỏ đường đi lối về. Sử dụng đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ có đáp án

Trắc nghiệm Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ có đáp án

1 311 04/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: