Trường từ vựng là gì? Đặc điểm, phân loại trường từ vựng
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về trường từ vựng với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được trường từ vựng để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Trường từ vựng
1. Trường từ vựng là gì?
Trường từ vựng là tập hợp những đơn vị từ vựng có mối quan hệ / liên kết với nhau theo một tiêu chí nào đó. Các trường từ vựng sẽ được xây dựng dựa vào mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều
Vì vậy mà qua đó chúng sẽ giúp tăng thêm độ biểu cảm, sinh động và tính hấp dẫn cho đoạn văn của bạn.
2. Đặc điểm của trường từ vựng
Thứ nhất, trường từ vựng lớn có thể chứa những trường từ vựng nhỏ hơn.
Trường từ vựng cũng là một hệ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống lớn sẽ bao hàm nhiều hệ thống nhỏ theo các cấp bậc khác nhau. Nói một cách ngắn gọn, một trường từ vựng sẽ bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn bên trong nó.
Ví dụ: Trường từ vựng về “Thực vật” sẽ bao gồm các trường từ vựng nhỏ sau đây:
Tên gọi của thực vật: cây thông, cây lúa, cây nhãn,…
Loài thực vật: Cây bụi, cây lá nhọn, cây tầng thấp,…
Thứ hai, những từ vựng đa nghĩa có thể nằm trong nhiều trường từ vựng khác nhau.
Để nói về độ phức tạp của tiếng việt, người ta vẫn thường hay có câu "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Sau hàng nghìn năm sáng tạo và gìn giữ tiếng việt trước âm mưu đồng hóa của biết bao kẻ thù xâm lược; thì cho đến giờ người Việt Nam tự hào về hệ thống từ ngữ phong phú, đa dạng. Một từ đơn thuần nhưng khi ghép với các từ khác nhau sẽ cho ra những trường từ vựng khác nhau, tạo thành hiện tượng từ đa nghĩa.
Ví dụ: Từ “Chạy” có thể hiểu với những hàm nghĩa sau:
Chỉ hoạt động của đôi chân: con người chạy, con mèo chạy, động vật chạy,…
Chỉ sự trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,…
Thứ ba, hiện tượng chuyển nghĩa trường từ vựng
Hiện tượng chuyển nghĩa trường từ vựng là khi ta mang trường từ vật chỉ sự vât, hiện tượng này để chuyển qua cho sự vật, hiện tượng khác. Thông thường chúng ta hay sử dụng các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, hóa dụ, nhân hóa... trong diễn đạt, chủ yếu là trong văn thơ. Nhờ sự vận dụng linh hoạt mà hệ thống từ vựng ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của con người. Đồng thời nó cũng làm cho ý thơ, lời văn khi diễn đạt trở nên sáng tạo, độc đáo và thu hút người nghe, người đọc hơn.
Ví dụ: làm rõ hiện tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng: "Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường". Như vậy ở đây tác giả đã chuyển các từ thuộc trường từ vựng "quân sự" là vũ khí, chiến trường sang trường từ vựng "trường lớp".
3. Phân loại trường từ vựng
a) Trường tự vựng tuyến tính
Đây là tập hợp những từ vựng có quan hệ với nhau theo hàng dọc. Để xác định được trường tuyến tính, bạn cần lựa chọn một từ vựng gốc, rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với từ gốc này để tạo thành cụm từ hoặc câu (gọi là chuỗi tuyến tính).
Ví dụ: Trường từ vựng “Làm” bao gồm bài tập, giáo viên, bác sĩ,…
b) Trường từ vựng trực tuyến
Trường trực tuyến gồm những từ vựng về biểu vật và biểu niệm.
Trường biểu vật: bao gồm những từ đồng nghĩa với nhau theo ý nghĩa biểu thị về vật. Ta xác định trường biểu vật bằng cách chọn một danh từ biểu thị sự vật làm từ gốc, sau đó thu thập những từ khác có chung phạm vi biểu vật so với danh từ đã chọn.
Trường biểu hiện: bao gồm những từ có cùng ý nghĩa biểu niệm. Ta xác định trường biểu niệm bằng cách chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, từ đây thu thập các từ khác có chung cấu trúc đó.
c) Trường từ vựng liên tưởng
Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.
Để xác lập trường liên tưởng, cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.
Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” bao gồm:
(i) Liên tưởng mối quan hệ trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh em, chị em, cô, dì, chú, bác,..
(ii) Liên tưởng về hoạt động: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ,…
(iii) Liên tưởng về địa điểm: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ, sân thượng,…
(iv) Liên tưởng về tính chất: đùm bọc, yêu thương, bao dung, hi sinh,…
4. Xác định trường từ vựng
a. Dựa trên nguồn gốc của từ
-
Từ thuần Việt: Từ thuần Việt là những từ đã có từ lâu và có vai trò quan trọng nhất đối với tiếng Việt. Từ thuần Việt hoàn toàn do người Việt sáng tạo để mô tả các đặc điểm, sự vật,… Những từ thuần Việt trong đời sống mà chúng ta hay gặp có thể kể đến: cười, nói, vợ, chồng, mẹ, bố,…
-
Từ Hán Việt: Từ Hán Việt bao gồm những từ tiếng Việt nhưng có nguồn gốc từ tiếng Hán. Từ Hán Việt được hình thành nhờ ghép các từ ngữ tiếng Việt với gốc Hán lại. Ví dụ về một số từ Hán Việt quen thuộc là an phận, tử tế, kiên nhẫn,…
-
Từ có gốc Ấn – Âu: Đây là những từ đi mượn từ tiếng Nga, Pháp và Anh. Ví dụ: bít tết (beef steak), cao su, lô cốt hay xúc xích (sausage),…
b. Dựa trên phạm vi sử dụng
Phạm vi sử dụng từ có thể được chia làm 5 loại là: thuật ngữ, từ nghề nghiệp, từ địa phương, tiếng lóng và lớp từ chung.
-
Thuật ngữ: Là những từ dùng để chỉ khái niệm hoặc các đối tượng đã được xác định rành mạch, chặt chẽ và chính xác trong các ngành/ lĩnh vực khác nhau. Ví dụ về thuật ngữ trong sinh học: kháng thể, phân bào, miễn dịch,…
-
Từ nghề nghiệp: Là tập hợp những đơn vị từ được sử dụng phổ biến đối với những người cùng làm công việc đó. Ví dụ những từ quen thuộc đối với nghề thợ mộc là: chàng tách, cất nóc, cầu bẩy,….
-
Từ địa phương: Là những từ riêng biệt chỉ thuộc một vùng địa lý, địa phương nhất định. Ví dụ: mần = làm, má = mẹ, mắc cỡ = xấu hổ,…
-
Tiếng lóng: Từ lóng là các từ dùng để chỉ sự việc, sự vật hoặc hiện tượng, hành động,… đã có sẵn trong vốn từ vựng nhưng theo một cách gọi khác. Ví dụ: sử dụng từ “goá phụ” để chỉ những người đàn bà mất chồng.
-
Lớp từ chung: Lớp từ chung chính là tất cả những từ được mọi người sử dụng vào mọi lúc, ở mọi nơi. Đây là lớp từ có số lượng từ lớn nhất và phổ biến ở cuộc sống thường ngày.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)