Truyền thuyết là gì? Đặc điểm và phân loại truyền thuyết. Phân biệt truyền thuyết với cổ tích

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về truyền thuyết với đầy đủ khái niệm, ví dụ, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về truyền thuyết để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 299 10/12/2024


Truyền thuyết

1. Truyền thuyết là gì?

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

2. Đặc điểm của truyền thuyết

  • Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử.

  • Sử dụng các yếu tố hư ảo, hoang đường.

  • Nhân vật được xây dựng có sự kết hợp giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kỳ ảo.

  • Thể hiện thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

3. Phân kỳ truyền thuyết

*Cơ sở để phân kỳ truyền thuyết: Dựa vào sự phân kỳ lịch sử xã hội và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết. Cần chú ý phân biệt truyền thuyết về một thời kỳ và truyền thuyết của một thời kỳ. Việc xác định truyền thuyết về một thời kỳ có thể dựa vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyền thuyết. Muốn biết truyền thuyết của một thời kỳ nào cần phải biết thời điểm ra đời của tác phẩm. Ðiều này là rất khó đối với chúng ta ngày nay.

*Các thời kì của truyền thuyết:

+ Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ văn minh của người dân Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này viết về các vị thần mang dáng dấp con người như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...

+ Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc:

  • Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN - 208 TCN). Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại.

  • Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN - 938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Chủ yếu là các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...

+ Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:

  • Các anh hùng chống giặc ngoại xâm như Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...

  • Các anh nhân văn hóa như Chu Văn An, Trạng Trình...

  • Các địa danh, di tích lịch sử như Hồ Gươm, núi Ngũ Hành...

  • Các anh hùng nông dân có yếu tố kì ảo như Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...

  • Các anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ như Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi...

+ Truyền thuyết về thời kỳ Pháp thuộc.

4. Ý nghĩa của truyền thuyết

- Về lịch sử: Cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc.

- Về xã hội: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

- Về nghệ thuật: Nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ sáng tác.

5. Phân loại truyền thuyết

  • Truyền thuyết thời Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.

Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng.

  • Truyền thuyết của các triều đại phong kiến.

Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương.

6. Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích

a. Phân biệt truyền thuyết với cổ tích

Mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích

Truyền thuyết có thời điểm ra đời sớm hơn cổ tích. Truyền thuyết được xem là cách mà nhân dân lý giải lịch sử, tưởng nhớ về các nhân vật lịch sử, sự kiện dựa theo cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân. Truyền thuyết thường gắn bó sát với vận mệnh dân tộc. Có sự kết hợp giữa lịch sử và yếu tố hư cấu.

Cổ tích ra đời sau truyền thuyết, ra đời trong xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp về các vấn đề như quyền lợi, địa vị. Cổ tích thường tập trung vào số phận của một con người trong xã hội, thông qua con người bất hạnh nhân dân gửi gắm nhiều ước mơ, kì vọng về xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc. Cổ tích có ựu hòa quyện giữa hiện thực và yếu tố hư cấu.

Về thời gian tồn tại: truyền thuyết lại có sức sống bền bỉ hơn nhờ gắn với yếu tố lịch sử trong khi đó cổ tích đang dần mai một trong văn học dân gian. Mặc dù không thể phát triển thêm nhưng cổ tích vẫn có sức hút với khán giả nhí.

Truyền thuyết

Cổ tích

1. Về cốt truyện và nhân vật

- Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.

- Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng.

2. Về nội dung

- Truyền thuyết hướng về đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử có ý nghĩa, vai trò quan trọng, to lớn.

- Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặc biệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến.

3. Về kết thúc truyện

- Truyền thuyết thường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện mới của lịch sử.

- Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc không có hậu , nhân vật chính mãi mãi hạnh phúc hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm.

b. Phân biệt truyền thuyết với thần thoại

Truyền thuyết

Thần thoại

1. Tiêu chí nhân vật chính

- Nhân vật chính trong truyền thuyết giàu nhân tính hơn. Thường đan cài giữa đặc điểm của người thường và thần linh.

- Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần.

2. Tiêu chí nội dung

- Truyền thuyết thuyết tập trung vào những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong lịch sử, như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm, các phong tục truyền thống…

- Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ thụ, loài người mang tính suy nguyên.

3. Thời kỳ ra đời

- Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai đoạn sau thần thoại - khi xã hội loài người đã xuất hiện các tập đoàn chính trị, lãnh đạo nhân dân.

- Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy.

7. Một số truyền thuyết nổi tiếng trong kho tàng dân gian Việt Nam

Con Rồng Cháu Tiên

Trong chúng ta ai cũng muốn tìm hiểu nguồn gốc hình thành nên con người là như thế nào và ra sao. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên sẽ cho bạn biết chúng ta được hình thành ra sao nhé. Truyện kể rằng, vào đời vua Lạc Long Quân vốn là con Rồng, chàng có cảm tình với nàng Âu Cơ vốn là con của Tiên.

Sau đó, cả hai được gia đình chấp thuận và lấy nhau làm vợ chồng. Âu Cơ cấn thai và đã sinh ra một bọc trăm trứng có trai có gái. Vì Âu Cơ là dòng dõi Tiên còn Lạc Long Quân là con cháu của Rồng nên cả hai không thể ở chung để nuôi con. Do đó họ quyết định đem 50 người con xuống biển với cha và 50 người con lên non cùng mẹ.

Trăm người con đó trở thành tổ tiên của tộc người Bách Việt. Người con trưởng ở đất Phong Châu được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương và truyền ngôi báy duy trì được 18 đời vua.

=====================

Mỵ Châu - Trọng Thủy

Sau khi giúp vua An Dương Vương hoàn thành Cổ Loa Thành, thần Kim Quy đã tặng cho nhà vua một chiếc vuốt để làm cây nỏ thần. Nhờ sức mạnh của nỏ thân bên nhà vua luôn thắng lợi trước sự tấn công của quân Triệu Đà và giữ được bình yên cho đất nước. Biết được bí mật về cây nỏ thần,Triệu Đà bèn nghĩ kế câu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy và vua An Dương Vương đồng ý.

Sau khi Trọng Thủy đã lừa Mị Châu để nàng cho mình nhìn thấy nỏ thần và hắn đã tìm cách ăn cắp nó và đánh tráo bằng một cây nỏ giả. Do đã có trong tay nỏ thần, Triệu Đà đem quan sang đánh Âu Lạc. Nhà vua nghĩ rằng mình giữ trong tay nỏ thần nên không mảy may lo sợ. Khi biết chiếc nỏ thần là giả thì đất nước cũng đã về tay của giặc, nhà vua đã cùng Mị Châu chạy về phương Nam.

Đúng lúc này thì thần Kim Quy hiện lên kết tội Mỵ Châu và nói rằng nàng đã rải lông trên chiếc áo để làm dấu cho giặc. Nhà vua biết được rất tức giận liền chém chết con rồi đi xuống biển. Trọng Thủy đến và đưa thi thể của Mỵ Châu về chôn cất tại Loa Thành, thân thể của nàng liền hóa thành ngọc thạch. Vì mặc cảm tội lỗi và tình yêu mãnh liệt dành cho Mỵ Châu, Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng sâu tự tử.

Các tác phẩm được học trong chương trình

Thánh Gióng

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Bánh chưng, bánh giầy

Sự tích Hồ Gươm

Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn

...

1 299 10/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: