Biện pháp chơi chữ là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về biện pháp tu từ chơi chữ
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết Biện pháp chơi chữ là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về biện pháp tu từ chơi chữ bao gồm cái khái niệm, đặc điểm, ... và bài tập. Từ đó giúp các em nắm vững được kiến thức khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Biện pháp tu từ chơi chữ
1. Chơi chữ là gì?
Chơi chữ là một biện pháp tu từ sử dụng các đặc điểm về âm và nghĩa của từ ngữ nhằm tạo ra các sắc thái hài hước, dí dỏm và mang lại sự hấp dẫn cho câu văn hoặc lời nói. Cụ thể, người sử dụng chơi chữ có thể khai thác hiện tượng đồng âm, tức là các từ có cách phát âm giống nhau nhưng mang nghĩa khác nhau, hoặc sử dụng sự đa nghĩa của một từ để tạo ra nhiều tầng nghĩa trong một câu văn.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…. Hiện nay, biện pháp tu từ này được sử dụng trong các tác phẩm văn học mang tính giáo dục cao.
Ví dụ:
– Con cá đối bỏ trong cối đá.
– Con mèo cái nằm trên mái kèo.
– Buồn như con chuồn chuồn
– Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
2. Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ
- Tăng tính hài hước, dí dỏm: Chơi chữ giúp tạo ra những câu nói hay câu thơ hóm hỉnh, mang lại tiếng cười, giảm bớt căng thẳng và tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho người nghe hoặc người đọc. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống cần nhẹ nhàng hóa vấn đề hoặc mang tính giải trí cao.
- Làm câu văn, câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn: Nhờ sự bất ngờ trong cách sử dụng từ ngữ, chơi chữ giúp câu văn hay câu thơ trở nên tươi mới, độc đáo và cuốn hút. Tính sáng tạo và khả năng tạo ra những ý nghĩa bất ngờ từ cùng một từ ngữ giúp tác phẩm dễ dàng được ghi nhớ hơn.
- Tạo ra nhiều lớp nghĩa: Chơi chữ thường tạo ra những lớp nghĩa khác nhau trong một câu nói, kích thích trí tưởng tượng và tư duy của người đọc, người nghe. Điều này khiến họ phải suy nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa ẩn sau mỗi câu từ, từ đó tăng cường sự tương tác với văn bản và khơi dậy khả năng sáng tạo.
- Nhấn mạnh ý tưởng: Nhờ cách lồng ghép từ ngữ khéo léo, biện pháp tu từ chơi chữ giúp nhấn mạnh một quan điểm hoặc ý tưởng một cách tinh tế và thâm thúy. Thay vì sử dụng ngôn ngữ trực tiếp, cách chơi chữ khiến thông điệp trở nên tinh vi hơn và dễ tạo được dấu ấn sâu đậm.
3. Các loại biện pháp chơi chữ thường gặp
3.1. Dùng từ đồng âm
Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm.
Thường được gọi là đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này thường mang hàm ý và nghĩa thương châm biếm, đả kích là chính.
Ví dụ:
-
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
Đây là câu thơ sử dụng cách chơi chữ dùng từ đồng âm. Đủ tên 4 con vật lớn: hươu, nại, nghé, bò. Hai địa danh được lấy ra phần sau (thành tố sau của một từ gồm hai thành tố) đồng âm với tên hai con vật nai và nghé.
-
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng.
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
- Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi
Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.
- Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già: bà đã quá già rồi (răng không còn) thi lấy chồng làm gì nữa ⇒ sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.
- Lối chơi chữ: dùng từ đồng âm nhưng khác nghĩa
3.2. Dùng lối nói trại âm (gần âm)
Là lối chơi chữ sử dụng các từ gần giống nhau, chỉ khác nhau về dấu câu, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
Sánh với Na Va "ranh tướng" Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
- Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh trước nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh, còn ranh tướng là kẻ ranh ma
- Tác dụng: mang ý mỉa mai - chế giễu
- Lối chơi chữ: dùng cách nói trại âm (gần âm)
3.3. Dùng cách điệp âm
Cách chơi chữ này cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.
Ví dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
- Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần
- Tác dụng: diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa
- Lối chơi chữ: dùng cách điệp âm
3.4. Dùng lối nói lái
Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa...
Loại này không phải người đọc, người nghe nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.
Ví dụ:
-
Một con cá đối nằm trên cối đá. Hai con cá đối nằm trên cối đá
-
Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh cồng lang
-
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
- Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo
- Tác dụng: diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận
- Lối chơi chữ: dùng lối nói lái
3.5. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.
Ví dụ:
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà
- Sầu riêng - danh từ ⇒ chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
Sầu riêng - tính từ ⇒ chỉ sự phiền muộn riêng của con người
- Lối chơi chữ: dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
4. Các trường hợp dùng biện pháp tu từ chơi chữ
Không giống như các biện pháp tu từ khác như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…biện pháp chơi chữ gần gũi với đời sống của con người nên được sử dụng rất phổ biến từ trong văn học đến cuộc sống hàng ngày.
Khi người diễn đạt muốn tạo tiếng cười, sự sảng khoái vui vẻ mà mang ý nghĩa sâu sắc, tinh tế đến với mọi người thì cũng chính là lúc sử dụng nghệ thuật chơi chữ.
Chơi chữ thường xuất hiện ở trong thơ ca, văn học; câu đối ca dao; trong giao tiếp hàng ngày.
– Trong văn học, thơ ca: Bằng sự khéo léo của các nhà thơ, nhà văn nghệ thuật nên chơi chữ được thể hiện theo nhiều kiểu đa dạng như: đồng âm, điệp âm, nói lái, đồng nghĩa,…
Ví dụ:
Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai.
– Trong câu đối ca dao: Chơi chữ trong câu đối ca dao giúp trở nên vui vẻ, tạo tiếng cười nhưng mang ý nghĩa thông điệp thâm sâu đậm tính giáo dục.
Ví dụ:
Con kiến mà leo canh đa
Leo phải cành hụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra.
– Trong giao tiếp hàng ngày: Chơi chữ được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày xuất hiện sớm hơn trong văn học. Với tính hài hước dí dỏm tạo tiếng cười cho mọi người nên chơi chữ được sử dụng rất phổ biến.
Ví dụ: “Chán như con gián”, “Vấn đề đầu tiên là tiền đâu”.
5. Những câu chơi chữ hay trong dân gian
- “Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”.
- “Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt
Lọc lừa lươn lẹo lại lên lương”.
- “Học trò là học trò con
Tóc đỏ như son là con học trò”.
- “Thầy giáo tháo giày, vất đất vất đấy
Thầy tu thù Tây, cạo đầu đầu cạo”.
- “Con công đi qua chùa Kênh
Nó nghe tiếng cồng, có kềnh cổ lại
Con cóc leo cây vọng cách
Nó rơi trúng cọc, nó cạch đến già”.
- “Lộc là hươu, hươu đi lộc cộc
Ngư là cá, cá lội ngắc ngư”.
- “Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa không đá con ngựa
Thằng mù nhìn thằng mù (bù) nhìn, thằng mù (bù) nhìn không nhìn thằng mù”
6. Bài tập về biện pháp tu từ chơi chữ
Bài 1. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu " Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông..."
A. Dùng từ đồng âm
B. Dùng cặp từ trái nghĩa
C. Dùng từ cùng trường nghĩa
D. Dùng lối nói lái
Trả lời: Đáp án C
Bài 2. Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
Đáp án
- Dùng từ đồng âm: khổ, cam
+ khổ: khổ đau (thuần Việt); đắng (Hán Việt)
+ cam: quả cam (thuần Việt); ngọt (Hán Việt)
- Thành ngữ Hán Việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến): Hết khổ sở đến lúc sung sướng
⇒ Niềm sung sướng, hạnh phúc được sống trong độc lập, tự do.
Bài 3. Bài thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai
Đáp án
Dùng cách điệp âm
Tuy hai dòng đầu phụ âm Đ - được điệp trong 4 âm tiết (sử dụng 4 lần chữ có phụ âm Đ), phụ âm T được điệp trong 6 âm tiết; nhưng về cơ bản đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đạn các âm tiết cấu tạo nên bài ca dao: hai cặp lục bát chỉ sử dụng 14 âm tiết (trong đó chữ "tình" được điệp 4 lần).
Cách điệp trong trường hợp này cho thấy sự dằn dỗi, bức xúc của người nói.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)