TOP 10 mẫu Phân tích Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy (2025) SIÊU HAY
Phân tích Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy
Đề bài: Phân tích bài thơ Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy.
Dàn ý Phân tích Hơi ấm ổ rơm
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả:
+ Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ.
+ Ông viết thơ từ rất sớm, khi còn là học sinh trường cấp 3.
+ Thơ Nguyễn Duy có sự đặc sắc trong cách khám phá, cảm nhận và thể cuộc sống. Nhiều bài thơ của tác giả toát lên vẻ đẹp dân tộc – hiện đại, vừa giản dị, gần gũi mới lạ trong nội dung và hình thức thể hiện
– Giới thiệu tác phẩm:
+ Hơi ấm ổ rơm là một bài thơ đặc sắc của ông, là một trong những bài thơ giúp Nguyễn Duy đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ vào năm 1973.
+ Bài thơ thể hiện được tấm lòng nhân hậu, tràn đầy tình yêu thương và sẻ chia của người mẹ vùng đồng chiêm dành cho một người khách lỡ đường và sự trân trọng, biết ơn của nhà thơ với tình cảm, tấm lòng lớn lao, cao cả của người mẹ, của nhân dân, đất nước.
2. Thân bài
2.1 Nội dung
*Khổ thơ đầu: Tấm lòng nhân hậu, cởi mở của người mẹ đồng chiêm – dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, mẹ vẫn ân cần chuẩn bị những gì tốt nhất cho người khách lỡ đường.
– Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: người lính lỡ đường trong đêm khuya gió lạnh
– Hình ảnh: ngôi nhà tranh nhỏ bé – đồng chiêm=> không gian mênh mông, rộng lớn, đồng thời làm nổi bật ngôi nhà nhỏ bé, đơn sơ.
– Cách gọi “bà mẹ”: cách gọi đặc biệt => nhân vật trữ tình dường như xúc động khi nhìn thấy người mẹ đón mình trong đêm gió lạnh, người mẹ ấy khiến anh nhớ đến người mẹ thân thương, ruột thịt của mình.
– Hoàn cảnh nghèo khó của mẹ: căn nhà nhỏ bé, chật hẹp, thiếu thốn: nhà mẹ hẹp, chiếu chăn chả đủ.
– Tình cảm của người mẹ dành cho vị khách xa lạ:
+ “- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ”: Sự vui vẻ, hồ hởi của người mẹ, bà mẹ xưng “mẹ” với người khách lỡ đường => bà coi anh như con của mình.
+ Phàn nàn: bà mẹ tự trách vì sự thiếu thốn của mình, không có được những thứ tốt nhất cho người khách lạ.
+ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm: Sự ân cần, chu đáo của người mẹ.
=> Tình cảm chân thành, lớn lao của người mẹ dành cho “người con xa lạ” , tình cảm ấy đã xóa nhòa đi sự chật hẹp, thiếu thốn tiện nghi của căn nhà nhỏ bé. Sự đón tiếp của người mẹ khiến cho nhân vật trữ trình vô cùng xúc động và biết ơn.
* Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc của người lính khi được nằm trong hơi ấm, hương thơm của ổ rơm
– Hình ảnh so sánh: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
– Điệp ngữ: bọc
=> Người lính cảm thấy vô cùng ấm áp, an toàn khi được ở trong căn nhà của người mẹ, được nằm trong ổ rơm thơm tho, sạch sẽ mà mẹ đã ân cần chuẩn bị cho anh.
– Nằm trong hơi ấm ổ rơm, người lính có những cảm xúc mới mẻ, đó là sự xúc động, sự biết ơn với những người nông dân trên những cánh đồng chiêm, với nhân dân, với đất nước.
+ Động từ “thao thức” kết hợp với phép liệt kê: trong hương mật ong của ruộng, trong hơi ấm… của những cọng rơm xơ xác gầy gò.
+ Phép so sánh: Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm/ Của những cọng rơm xơ xác gầy gò + Phép nhân hóa “xơ xác, gầy gò” => Căn nhà nhỏ bé của mẹ dù thiếu thốn, chật hẹp nhưng tình cảm, hơi ấm mà người lính nhận được từ người mẹ ấy thì không có thứ chăn đệm nào có thể sánh bằng.
=> Người lính xúc động mãnh liệt và cảm động sâu sắc trước vẻ đẹp bình dị mà lớn lao của nhân dân. Những sợi rơm “xơ xác gầy gò” là sự kết tinh lao động của nhân dân, nó mang lại hơi ấm cho anh trong đêm giá lạnh và bao bọc anh trong tình thương chân thành, ấm áp.
* Khổ thơ cuối: Thể hiện sâu sắc, mạnh mẽ hơn tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc của người khách lỡ đường dành cho người mẹ vùng đồng chiêm và lời nhắc về sự biết ơn.
– Hình ảnh tương phản “hạt gạo” nhỏ bé với “nuôi hết thảy chúng ta no” => Hạt gạo nuôi dưỡng tâm hồn con người, nó thấm thía tình yêu, lòng biết ơn, sự thủy chung, lòng nhân hậu của biết bao người dân Việt Nam, đã vun đắp cho những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn người dân Việt Nam.
– Phép so sánh: “Nồng nàn như lửa” => gợi lên ánh lửa, bếp lửa, ngọn lửa của gia đình => hơi ẩm của tình thân.
– Hai câu thơ cuối như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, chân thành: “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no” nhưng không phải “tất cả mọi người” đều có thể nhận ra và hiểu được và trân trọng, nâng niu ý nghĩa thiêng liêng của hạt gạo, của ổ rơm, của người mẹ nhân dân => Cần phải biết phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp giản dị xung quanh ta, kính trọng, biết ơn sự hy sinh thầm lặng và cao cả của nhân dân muôn đời.
2.2 Nghệ thuật
– Thể thơ tự do => dễ dàng bộc lộ cảm xúc.
– Sử dụng từ ngữ, hình ảnh đời thường, giản dị, mộc mạc.
– Phép tu từ: so sánh, nhân hóa, liệt kê,…
– Giọng điệu tâm tình, tha thiết mang màu sắc tự sự
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Phân tích Hơi ấm ổ rơm (mẫu 1)
Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ngoài thơ, Nguyễn Duy còn viết tiểu thuyết, bút kí những thơ vẫn là thể loại mà ông được bạn đọc đón nhận nhiều nhất. Thơ Nguyễn Duy có sự đặc sắc trong cách khám phá, cảm nhận và thể hiện cuộc sống. Nhiều bài thơ của tác giả toát lên vẻ đẹp dân tộc – hiện đại, vừa giản dị, gần gũi mới lạ trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ Hơi ấm ổ rơm là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Duy. Bài thơ cùng với các bài thơ Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Tre Việt Nam trong tập thơ Cát trắng đã giúp nhà thơ Nguyễn Duy đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ vào năm 1973. Tác phẩm Hơi ấm ổ rơm với những hình ảnh mộc mạc, giản dị, giọng thơ tâm tình đã làm nổi bật lên tấm lòng nhân hậu, tràn đầy tình yêu thương và sẻ chia của người mẹ vùng đồng chiêm dành cho một người khách lỡ đường, bên cạnh đó là sự trân trọng, biết ơn của nhà thơ với tình cảm, tấm lòng lớn lao, cao cả của người mẹ, của nhân dân, đất nước.
Bài thơ mở đầu hết sức giản dị, tự nhiên như một lời kể chuyện, bộc bạch, tâm tình:
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Khổ thơ thứ nhất mở ra khung cảnh gặp gỡ của người khách lỡ đường (có thể là một người lính) với “bà mẹ”. Đó là không gian đêm khuya tĩnh lặng, hình ảnh “nhà tranh nhỏ bé” đặt bên cạnh “đồng chiêm” rộng lớn gợi ra sự mênh mông, bao la của đất trời. Sự mênh mông bao la, rộng lớn của trời đêm và những cánh đồng bát ngát cũng làm nổi bật hình ảnh “ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm” – hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc mà ta có thể bắt gặp ở những vùng thôn quê của đất nước vào rất nhiều năm trước.
Nhà tre, mái rạ, vách bùn rơm
Cửa chắn con song mở gió vườn
Chum nước mưa vần bên cạnh chái
Dưới giàn thiên lý tỏa hương thơm
(Nhà tranh – Đoàn Văn Cừ)
Trong đêm khuya tăm tối và gió đêm lạnh giá, giữa không gian vắng lặng, rộng lớn, ngôi nhà đơn sơ, nhỏ bé ấy đã thành một niềm an ủi, một chốn dừng chân. Đón người lính là một “bà mẹ” Giây phút gặp gỡ đầu tiên với chủ nhân của căn nhà nhỏ bé ấy khiến tác giả vô cùng xúc động, nhà thơ cảm tưởng như được gặp lại người mẹ thân thương, ruột thịt của mình. Chữ “đón” đã thể hiện niềm vui, sự hồ hởi chân thành và cảm động, bà mẹ đã chào đón một người lính, một người khách xa lạ như chính đứa con của mình. Trước sự ấm áp của người mẹ ấy, mọi sự cô đơn, vắng lặng, gió rét của một đêm khuya hoàn toàn tan biến. Ba câu thơ tiếp theo nói lên tấm lòng nhân hậu, bao dung, sự quan tâm chu đáo, ân cần của người mẹ với “người con xa lạ”, tình thương yêu bao la ấy đã làm lu mờ đi sự thiếu thốn, chật hẹp của ngôi nhà nhỏ bé. Nhà mẹ có thể bé nhỏ, đơn sơ, thiếu thốn đủ thứ nhưng lòng mẹ thì luôn rộng lớn, bao la, tình thương của mẹ là vô bờ bến. Hình người mẹ cẩn thận, tự tay chuẩn bị chỗ ngủ sạch sẽ, thơm tho, ấm áp cho mình không khỏi khiến nhân vật trữ tình xúc động và biết ơn.
Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm”
Nếu như khổ thơ đầu khép lại trong sự xúc động sâu sắc và biết ơn của người lính với “người mẹ mới gặp” thì ở khổ thơ thứ hai mở ra những cảm nhận mới mẻ của người lính đối với nhân dân:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.
Hình ảnh so sánh “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm” kết hợp với điệp từ “bọc” đã thể hiện những cảm xúc tinh tế, thi vị của nhân vật trữ tình. Người lính vô cùng trân trọng, cảm động khi được nằm trong những sợi “rơm vàng” – thứ chứa đựng sức lao động của những người nông dân. Phép tu từ so sánh “bọc tôi như kén bọc tằm” là một hình ảnh rất ấm áp, an toàn, người lính đã đắm mình trong tình cảm gắn bó với “rơm vàng”, với nhân dân, cộng đồng. Điệp từ “bọc” nhấn mạnh sự biết ơn, trân trọng của anh với tấm lòng nhân ái của nhân dân. Nằm trong hơi ấm ổ rơm, cảm nhận hương thơm và sự xơ xác của những sợi rơm vàng, người khánh lơ đường “thao thức” xúc động mãnh liệt và cảm động sâu sắc trước vẻ đẹp bình dị mà lớn lao của nhân dân. Nhân vật trữ tình “tôi” cảm nhận được hương thơm ngọt ngào kết tinh của đồng ruộng, cảm nhận được nỗi vất vả, cực nhọc, khó khăn những người dân đồng chiêm, đặc biệt là những người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó nhưng giàu tình yêu thương. Nhà thơ sử dụng phép so sánh “Hơi ấm hơn nhiều chăn đệm” đã cho thấy hơi ấm đặc biệt của tình yêu thương từ ổ rơm, không chăn đệm nào sánh bằng. Giống với “trong hương mật ong của ruộng”, một lần nữa ta thấy được “trong hơi ấm” là sự đắm mình của tác giả trong không khí gia đình yêu thương, sự đùm bọc, che chở của nhân dân. Nguyễn Duy đã dùng từ láy “xơ xác”, “gầy gò” để nhân hóa những cọng rơm. Một đời cây lúa đã hiến trọn cho những hạt lúa căng đầy, chỉ còn lại hình ảnh “xơ xác, gầy gò”, gợi lên hình ảnh những người mẹ một đời hy sinh hết mình vì con. Thân lúa dù xơ xác, gầy gò vẫn chắt chiu từng chút hơi ấm, truyền lại sự chở che, đó chính là hơi ấm của lòng mẹ, của những người mẹ nghèo khổ, vất vả nhưng luôn dành cho con những điều tốt đẹp, ngọt ngào nhất.
Tiếp nối tình cảm của nhân vật trữ tình – người lính trong đêm lỡ đường hay cũng chính là của tác giả dành cho người mẹ, cho nhân dân, đất nước ở khổ thơ hai thì kết thúc bài thơ, tác giả lại thể hiện sâu sắc hơn tình cảm ấy.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Hình ảnh tương phản “hạt gạo” nhỏ bé với “nuôi hết thảy chúng ta no” khẳng định mạnh mẽ về giá trị, ý nghĩa lớn lao của hạt gạo: hạt gạo ấy đã nuôi sống, vun đắp cho sự sống. Hạt gạo nuôi dưỡng tâm hồn con người, nó thấm thía tình yêu, lòng biết ơn, sự thủy chung, lòng nhân hậu của biết bao người dân Việt Nam, đã vun đắp cho những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn người dân Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Duy lại một lần nữa nhắc đến hơi ấm. “Cái ấm nồng nàn như lửa” là hơi ấm từ ổ rơm, từ những sợi rơm “xơ xác, gầy gò”, đã hiến trọn đời mình cho hạt gạo. Giờ đây, vẫn vun vén, chắt chiu, ấp ủ hơi ấm cho con người, ấy là hơi ấm của tình đời, tình người, quân dân thắm thiết. “Nồng nàn” gợi lên một tình cảm đậm đà, sâu sắc, lúc nào cũng ấm áp, tràn ngập yêu thương. Tình cảm ấy là bất biến, trước sau như một. “Nồng nàn như lửa” – hình ảnh so sánh gợi lên ánh lửa, bếp lửa, ngọn lửa của gia đình nên hơi ấm ở đây là hơi ẩm của tình thân, và hơi ấm ấy thắp sáng cho tâm hồn con người, xua tan mọi bóng tối trên đường đời. Phép liệt kê: “cái ấm nồng nàn” và “cái mộc mạc lên hương của lúa” đã khẳng định sự vô tận của hình ảnh hạt gạo. Nếu chữ “mộc mạc” chỉ gợi sự đơn sơ, giản dị thì “lên hương” lại gợi lên sự thăng hoa, sự chắt chiu qua từng ngày tháng để lên hương cho rơm rạ. Đó là sự lên hương của không gian đồng nội, từ cả cỏ cây hoa lá, và đó cũng là sự ủ hương theo thời gian, cây rơm xa rời ruộng nhưng vẫn mang theo hương thơm. Kết thúc bài thơ giống như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía: “Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”. “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no” nhưng không phải “tất cả mọi người” đều có thể nhận ra và hiểu được và trân trọng, nâng niu ý nghĩa thiêng liêng của hạt gạo, của ổ rơm, của người mẹ nhân dân. Khép lại khổ thơ là một lời nhắn nhủ chân thành của Nguyễn Duy đối với độc giả, là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về một chân lí cuộc đời, đó là chúng ta cần phải biết phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp giản dị xung quanh ta, kính trọng, biết ơn sự hy sinh thầm lặng và cao cả của nhân dân muôn đời.
Nguyễn Duy đã sử dụng thành công thể thơ tự do giúp nhà thơ tự do bộc lộ cảm xúc dào dạt của mình qua những ngôn từ đời thường, giản dị, mộc mạc. Bài thơ mang yếu tố tự sự, kể chuyện, tác giả xưng “tôi” khiến bài thơ giống như là lời tâm tình. Qua đó làm nổi bật hình ảnh lớn lao, cao cả của người mẹ, của nhân dân, đất nước bằng hình ảnh hết sức giản dị: hơi ấm ổ rơm, đồng thời cũng lời nhắc của tác giả về lòng biết ơn, về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” có lẽ được ra đời bởi sự xúc động của nhà thơ trước tình cảm chân thành ấm áp của một người mẹ đồng chiêm dành cho mình trong một đêm lỡ đường. Đọc bài thơ, người đọc xúc động với tình cảm bao la, rộng lớn của những người mẹ, tấm lòng nhân hậu, sự tần tảo, chu đáo của người mẹ ấy đã xóa đi sự thiếu thốn, chật hẹp của căn nhà nhỏ bé ven cánh đồng chiêm chỉ để lại tình cảm ấm áp, chân thành giữa hai người xa lạ. Vẫn với giọng thơ trữ tình đằm thắm, tha thiết, những hình ảnh, từ ngữ rất bình dị, thân thuộc, Nguyễn Duy đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của tâm hồn người Việt Nam.
Phân tích Hơi ấm ổ rơm (mẫu 2)
Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của nhà thơ Nguyễn Duy là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này có lối viết đơn giản, dễ hiểu, nhưng lại chứa đựng nhiều sâu sắc, người đọc cảm nhận được tình cảm chân thật của nhà thơ dành cho quê hương, cho đồng bào nghèo khó và cho cuộc sống giản dị của vùng quê. Bài thơ mở đầu bằng những câu chữ thật đỗi chân thành: “Mẹ đang làm đĩa trầu/có làm sao nỡ ngại thau làng”.
Từ đó, người đọc nhận ra tình cảm mà Nguyễn Duy dành cho cuộc sống giản dị của người nông dân, cho vùng quê thanh bình, nơi ông sinh ra và lớn lên. Cuốn hút ở bài thơ của Nguyễn Duy nằm ở việc ông đã miêu tả vô cùng chi tiết các hình ảnh quen thuộc của vùng quê, như chòi lá, ổ rơm, nắng và gió đồng, tất cả đều tạo nên một bức tranh hoàn hảo về cuộc sống ở vùng quê cỏn con, bình yên.Những câu thơ trích trong tác phẩm Hơi ấm ổ rơm của tác giả Nguyễn Duy. Những câu thơ chan chứa tình yêu thương của một người mẹ dành cho những người chiến sĩ. Vì khó khăn không có chăn đệm, người mẹ đã lót rơm rạ cho người chiến sĩ ngủ nhờ. Những cọng rơm tưởng chừng như xơ xác gầy gò ấy lại mang theo hương vị đồng ruộng thân thương, của quê hương như bao bọc cho người chiến sĩ say giấc.
Ổ rơm ấy mang hơi ấm của tình người đùm bọc, của quê hương, của những thứ rất đỗi bình dị như đang ôm lấy người chiến sĩ đang chiến đấu bảo vệ quê hương. Bình thường, rơm nào có thể so được với chăn ấm nệm êm, so được với sự ấm áp của chăn đệm mang lại. Những người chiến sĩ lại không cảm thấy thế. Tình thương và sự ấm áp ấy không loại chăn đệm nào có được. Trong câu thơ, anh thao thức.
Anh thao thức vì điều gì? Anh thao thức trong hương thơm của ruộng lúa ngoài kia, trong cái tình người ấm áp, trong sự yêu thương, đùm bọc của những con người chất phác hiền lành. Hương mật ong là hương lúa chín, phải chăng cũng là báo hiệu về một mùa màng bội thu, no đủ. Người lính ấy, trong tình cảnh thiếu thốn, trong tình cảnh chỉ có thể an ủi bản thân bằng sự hơi ấm của rơm nệm, bằng mùi hương ngào ngạt của lúa chín, lại cảm thấy chăn nệm chẳng là gì.Tuy nhiên, dù bài thơ được viết bằng cách cực kỳ đơn giản và chân thật, nhưng lại có một điểm không nên bỏ qua là sức cảm thụ sâu sắc của tác giả. Nhà thơ đã thành công đưa người đọc quay trở lại thế giới quen thuộc của vùng quê miền núi, cách mạng hóa các triết lý đơn giản của cuộc sống không có gì xa hoa, kể cả những giấc mơ, hy vọng và tình yêu. Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy là một bức tranh khá chân thực, tự nhiên về cuộc sống dân dã, đương thời đó đã trở thành một tác phẩm của văn học cách mạng, được đọc và yêu mến cho đến tận bây giờ.
Tác giả liệt kê các hình ảnh: đồng chiêm, nhà tranh, ổ rơm, bà mẹ, hơi ấm, lửa, lúa… Việc sử dụng những phép liệt kê này làm hiện lên thật sống động hình ảnh một ngôi nhà thân thương, bình dị. Nơi đó có người mẹ yêu thương hết lòng lo lắng, yêu thương người chiến sĩ.
Căn nhà chỉ có ổ rơm mẹ lót con nằm nhưng trong cái nghèo khó vất vả, nhà thơ cảm nhận được hơi ấm ổ rơm, hơi ấm tình mẹ, hơi ấm quê hương, ruộng đồng quanh mình.Tổng kết lại, bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” là một tác phẩm hoàn hảo, tuy chỉ đơn giản nhưng giữa những từ tiếng, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm chân thành sâu sắc của tác giả dành cho đời sống quê hương cũng như những người dân nghèo khó.
Bài thơ này đã tạo ra một ấn tượng sâu sắc đối với độc giả bởi tác giả biết cách cực kỳ thành công mang lại cho độc giả những cảm xúc phong phú mà không những giúp họ hiểu biết một khía cạnh mới về cuộc sống, mà còn giúp tạo điều kiện cho câu chuyện trở nên sống động hơn.
Phân tích Hơi ấm ổ rơm (mẫu 3)
Tiếng thơ Nguyễn Duy là tiếng thơ trữ tình đằm thắm, dạt dào cảm xúc, trong đó có những bài thơ có đề tài rất đời thường nhưng lại sáng tạo nên những hình ảnh rất đặc sắc. Hơi ấm ổ rơm là một bài thơ như thế. Bài thơ được sáng tác với cảm hứng từ tình quân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ đó nhà thơ nâng lên thành một chân lý ở đời: nên trân trọng, yêu thương những điều bình dị, đời thường của cuộc sống.
Trong một buổi công tác xa vì đêm khuya lỡ đường nên người lính xin ngủ nhờ qua đêm của một gia đình. Người mẹ nghèo với mái nhà tranh xiêu vẹo trong gió đã chẳng ngần ngại mở cửa để đón nhận chở che cho người lính. Mẹ chẳng ngại vì người lạ đến ngủ chỉ ngại vì gia đình nghèo quá, không có đủ chăn chiếu cho khách.
Hình ảnh liệt kê rất thực như: ngôi nhà gianh nhỏ bé ven đồng chiêm, chiếu chăn không đủ, nhà mẹ hẹp, cọng rơm xơ xác gầy gò… đã tô đậm hoàn cảnh nghèo khó của mẹ. Dù rất nghèo, mọi thứ đều đạm bạc, thiếu thốn nhưng tình cảm mẹ dành cho người lính rất đầy đủ, chan chứa nồng ấm, yêu thương.
Trong những cảm nhận của người lính, mẹ đã đối đãi vô cùng tử tế, nhường cơm, sẻ áo để san sẻ tất cả yêu thương dành cho người lính – mẹ coi các anh như chính con ruột của mình.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng,
Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.
Trước sự đối đãi thân tình, hiếu khách của người mẹ nghèo người lính vô cùng xúc động. Anh đón nhận tất cả tình cảm yêu thương của mẹ bằng sự kính trọng, biết ơn vô bờ bến. Nằm trong ổ rơm anh cảm nhận được hơi ấm bình dị của quê hương, mùi của lúa, của hương mật ong, mùi của tình người.
Phép so sánh thật độc đáo qua câu thơ “rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm” khiến chúng ta cảm nhận được trọn vẹn tình cảm hiếu khách của mẹ dành cho bộ đội, cũng là niềm hạnh phúc sung sướng của người lính khi được sống trong tình yêu thương của nhân dân. Các anh đi đến đâu cũng được chào đón, yêu thương, giống như hình ảnh mà người lính cảm nhận được trong bài thơ của Tố Hữu.
Con với Mế tuy không cùng giọt máu
Nhưng suốt đời con nhớ mãi ơn nuôi
Hình ảnh nhân hoá ở khổ thơ cuối cùng “hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no” nhấn mạnh những người nông dân trên cánh đồng đã có công lao nuôi dưỡng con người, chính nhân dân đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua câu thơ “riêng cái ấm nồng nàn như lửa” khẳng định hạt gạo nuôi nấng con người nhưng hơi ấm từ rơm rạ sẽ cho con người một giá trị khác chính là lòng yêu thương bồi đắp tâm hồn con người.
Với thể thơ 8 chữ xen lẫn một vài câu 7 chữ, với hình ảnh giản dị, mộc mạc nhưng có sức gợi lớn, việc sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ bài thơ đã diễn đạt quyến rũ niềm xúc động mãnh liệt của người lính khi nhận được tình yêu thương của người mẹ nghèo. Ổ rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ được tận dụng từ sản xuất, lao động nhưng nay được sử dụng thay cho chăn chiếu, màn đệm và trở thành biểu tượng của tình yêu thương giản dị, đơn giản, mộc mạc, nồng ấm, thiêng liêng mà người mẹ nghèo gửi đến bộ đội.
Bài thơ giản dị từ chính đề tài của nó nhưng với việc sáng tạo rất nhiều hình ảnh giàu sức gợi đã thể hiện thật xúc động tình quân dân trong kháng chiến. Qua đó khơi dậy trong lòng mỗi người đọc tình cảm thật trong sáng, tươi đẹp. Nổi bật trên trang thơ là hình ảnh người mẹ nghèo lam lũ, vất vả nhưng luôn dành hết tình cảm, điều những điều tốt đẹp nhất cho những người lính trong kháng chiến. Hình ảnh tuyệt đẹp của những người lính bộ đội cụ Hồ khi luôn biết trân trọng, biết ơn tình cảm của những người mẹ nghèo.
Nhan đề “Hơi ấm ổ rơm” cũng là một tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, gợi người đọc chiêm nghiệm đến nhiều điều có giá trị của cuộc sống. Hơi ấm đến từ ổ rơm là hình ảnh ẩn dụ cho tình mẹ nghèo đong đầy và những cảm nhận của người lính. Đọc bài thơ hẳn bạn đọc đều vô cùng xúc động với tình cảm nồng ấm, yêu thương đó đã được Nguyễn Duy truyền tải trọn vẹn trên trang thơ.
Phân tích Hơi ấm ổ rơm (mẫu 4)
Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy diễn tả một cảnh tượng đời thường về một ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm. Bài thơ mang đến một thông điệp về tình yêu thương, sự bình dị và sự chia sẻ trong gia đình.
Nguyên bài thơ mô tả cuộc gặp gỡ của người viết với một bà mẹ trong ngôi nhà tranh. Dù không có nhiều tiện nghi, nhà mẹ vẫn có một tình yêu thương chân thành và lòng mẹ hiếu hạnh. Bài thơ lồng ghép các hình ảnh về chăn chiếu chẳng đủ, nhưng rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm, và mùi hương mật ong từ ruộng. Cảnh rơm xơ xác gày gò, hạt gạo nuôi no cùng nhau tạo nên cái ấm nồng nàn như lửa và mộc mạc lên hương của lúa.
Bài thơ truyền tải một thông điệp sâu sắc về giá trị của tình yêu và sự chia sẻ trong gia đình. Dù vật chất có hạn chế, nhưng tình thương và sự ấm áp vẫn tồn tại và lan tỏa trong không gian đó. Đồng thời, bài thơ cũng gợi nhắc về sự khó khăn trong việc chia sẻ và phân phát công bằng những nguồn lực có hạn trong xã hội.
Từ những hình ảnh và cảm xúc được truyền tải trong bài thơ, chúng ta cảm nhận được sự giản dị và tình cảm đậm đà, làm nổi bật giá trị của tình yêu gia đình và sự chung thuỷ. Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” thể hiện sự đơn giản và sức mạnh của những giá trị cơ bản trong cuộc sống.
Phân tích Hơi ấm ổ rơm (mẫu 5)
Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Bài thơ đã cho ta thấy được sự yêu thương, chăm sóc của mẹ dành cho con. Đó là tình cảm vô cùng lớn lao.
Ở trong căn nhà nhỏ hẹp, những con gió lạnh buốt, không đủ chỗ ngủ nhưng mẹ vẫn ôm rơm lót ổ cho người chiến sĩ. Từ đó cho người chiến sĩ cảm nhận được hơi ấm quê nhà, quen thuộc và bình dị đến lạ. Tất cả hiện lên thật sống động hình ảnh một ngôi nhà thân thương, bình dị.
Nơi đó có người mẹ yêu thương hết lòng lo lắng, yêu thương người chiến sĩ. Căn nhà chỉ có ổ rơm mẹ lót con nằm nhưng trong cái nghèo khó vất vả, nhà thơ cảm nhận được hơi ấm ổ rơm, hơi ấm tình mẹ, hơi ấm quê hương, ruộng đồng quanh mình.
Tôi cảm thấy bài thơ "Hơi ấm ổ rơm" là một tác phẩm đầy ý nghĩa và giá trị. Nó đã cho tôi thấy được sự quan tâm và tình cảm trong gia đình, cũng như giúp tôi hiểu thêm về tình cha con. Tôi hy vọng rằng thông điệp của bài thơ này sẽ được lan tỏa và giúp mọi người hiểu thêm về giá trị của gia đình và tình yêu thương.
Phân tích Hơi ấm ổ rơm (mẫu 6)
Nguyễn Duy – một nhà thơ với tiếng thơ trữ tình đầy đặc trưng, mang trong đó sự dày dặn của cảm xúc. Qua những tác phẩm của ông, chúng ta được chứng kiến những bài thơ với nội dung đời thường nhưng được tạo hình một cách đặc biệt và tinh tế, gợi lên những hình ảnh độc đáo và nổi bật.
Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của nhà thơ Nguyễn Duy đã trở thành một kiệt tác văn học nổi tiếng của Việt Nam. Với phong cách viết đơn giản và dễ hiểu, bài thơ mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc, khắc sâu vào lòng người đọc.
Từ trong tác phẩm, ta có thể cảm nhận được tình cảm chân thành mà nhà thơ dành cho quê hương, sự chia sẻ đầy lòng từ trái tim ôn hiền với những đồng bào nghèo khó và cảm nhận được vẻ đẹp giản dị của cuộc sống miền quê.
Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của nhà thơ Nguyễn Duy là một tác phẩm đầy cảm xúc, gợi lên trong tôi những trạng thái tâm hồn sâu sắc. Đọc qua từng câu thơ, tôi không thể không cảm nhận được sự đơn giản, chân thật và tình cảm mà nhà thơ dành cho quê hương và đồng bào nghèo khó.
“Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm.
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”
“Ngôi nhà tranh nhỏ bé bên bờ đồng”, đó là nơi tôi đã đến và cảm nhận hết được tình cảm ấm áp từ bà mẹ mến khách. Dù không gian chật hẹp, nhưng không gian đó chứa đựng đầy mênh mông yêu thương và sự chia sẻ. Mẹ chỉ than phiền về chiếc chiếu và tấm chăn không đủ, nhưng lại ôm rơm làm ổ cho tôi nằm. Cảm giác êm ái và an lành lan tỏa trong từng sợi rơm vàng, tạo nên một cái gối êm ái giống như kén bọc tằm.
“Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò”
“Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng”, nơi mà mùi hương của đất trời và làn gió đêm trở nên sống động. Đôi chút ấm áp hơn cả những tấm chăn đệm xa hoa nằm trong những cánh đồng rơm rạ xơ xác, cảm giác ấy lan tỏa từ những cọng rơm gầy gò.
“Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”.
Hạt gạo là nguồn thức ăn nuôi sống của tất cả chúng ta, được chia sẻ với nhau để mỗi người đều no ấm. Nhưng chỉ riêng cái ấm của lòng, cái ấm đầy tình yêu thương như ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, cái ấm của sự mộc mạc mà lúa gạo mang lại. Đó không phải là điều dễ dàng để chia sẻ cho tất cả mọi người.
Từ bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, tôi nhận thấy sự quý giá của những giá trị đơn giản trong cuộc sống. Bài thơ đã khắc họa một cách tuyệt vời tình cảm chân thành và lòng biết ơn của nhà thơ dành cho quê hương và cộng đồng nghèo khó. Qua những dòng thơ đầy cảm xúc, tôi nhận ra rằng trong cuộc sống, không phải những vật chất xa xỉ hay những điều hoành tráng làm cho chúng ta thực sự giàu có.
Bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” đã mở ra một cửa sổ tâm hồn, khơi gợi những tầm nhìn mới về cuộc sống. Nó đánh thức trong tôi khát khao thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến mọi người xung quanh, từ gia đình, bạn bè cho đến cộng đồng rộng lớn. Tôi sẽ luôn nhớ đến bài thơ này và cố gắng tạo dựng những ấm áp, những giá trị nhân văn trong cuộc sống của mình.
Với tình cảm chân thành và lời thơ đầy ý nghĩa, bài thơ này sẽ luôn là một nguồn cảm hứng và sự nhắc nhở về tình yêu và sự quan tâm đến những người xung quanh. Từ bài thơ, tôi hiểu rằng mỗi người chúng ta đều có thể làm điều gì đó nhỏ nhưng ý nghĩa để thay đổi cuộc sống của những người gần kề.
Phân tích Hơi ấm ổ rơm (mẫu 7)
Bài thơ "Hơi ấm ổ rơm" của Nguyễn Duy là một tác phẩm văn chương đầy cảm xúc và ý nghĩa. Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự ấm áp và tình cảm gia đình mà tác giả muốn truyền tải.
Tác giả đã miêu tả một cảnh tượng đầy hình ảnh về cuộc sống của người nông dân, với những chiếc ổ rơm ấm áp, nơi mà những người trong gia đình có thể cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và những giấc mơ. Tôi cảm nhận được sự bình yên, hạnh phúc và sự gắn kết trong gia đình qua những câu thơ của tác giả.
Bài thơ còn cho thấy sự quan tâm, chăm sóc và tình cảm của người cha dành cho con cái. Tác giả đã miêu tả một cảnh tượng đầy cảm động khi người cha ôm con trai vào lòng, để cho con cảm nhận được sự ấm áp và tình yêu thương của cha mình. Đây là một thông điệp rất đẹp về tình cha con, về sự quan tâm và chăm sóc của người lớn dành cho trẻ em.
Có thể thấy rằng, bài thơ "Hơi ấm ổ rơm" là một tác phẩm đầy ý nghĩa và giá trị. Bài thơ đã khắc hoạ vô cùng chân thực sự quan tâm và tình cảm trong gia đình, cũng như về tình cha con. Như vậy đọc bài thơ ta thấy niềm xúc động khôn nguôi của tình mẹ, tình quê hương thân thương.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)