Tình thái từ là gì? Đặc điểm của tình thái từ?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về tình thái từ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về tình thái từ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 56 lượt xem


Tình thái từ

1. Khái niệm

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

2. Ví dụ

- Chân đau lắm ha? (tình thái từ “ha” tương đương với tình thái từ “hả” trong từ ngữ toàn dân)

- Trời mát quá chú Năm há?( “há” tương đương với “nhỉ”)

- Hôm nay câu được nhiều cá quá hén! (“hén” tương đương với nhỉ)

- Nhớ ghé thăm tôi nghen! (“nghen” tương đương với “nhé”

- Bữa này coi bộ làm ăn khó dữ đa. (“đa” tương đương với nhỉ)

3. Tác dụng

a) Tình thái từ cấu tạo mục đích câu nói

- Tình thái từ giúp câu nói thể hiện được mục đích của người nói, dùng để hỏi, cầu khiến hay cảm thán.

- Tình thái từ có chức năng cấu tạo câu nghi vấn gồm các từ như: “hả, hử, à, ừ, chăng,..”

  • Cô không có nhà ạ?

  • Bạn đến trường sớm vậy hả?

  • Hôm nay cậu không đi học à?

  • Cậu Tư lại đi câu cá rồi chăng?

- Tình thái từ có chức năng tạo câu cảm thán với các từ như “thay, sao thật”

  • Thương thay!

- Tình thái từ có chức năng tạo câu cầu khiến gồm các từ như “đi, nào, thôi, nhé, nghe,..”

  • Cho tớ cái cây này đi!

  • Chúng ta đi nào!

  • Về nhà thôi!

  • Giúp tớ giải bài toán này nhé!

  • Lát anh về trước đi chợ nghe!

b) Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm

Các tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm như “à, a, nhé, cơ mà,...”

  • Em về nhé (thể hiện sự trìu mến, thân mật)

  • Em về vậy! (thể hiện sự miễn cưỡng)

  • Em về đây (Thể hiện sự thông báo, nhấn mạnh)

4. Cách sử dụng tình thái từ

- Tình thái từ được sử dụng trong những tình huống giao tiếp cụ thể để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Tùy từng trường hợp và thái độ muốn biểu hiện mà chúng ta sẽ sử dụng những tình thái từ khác nhau.

- Khi muốn thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép, đặc biệt khi giao tiếp với người hơn tuổi, chúng ta có thể sử dụng những tình thái từ như “ạ”

- Với những mối quan hệ ngang hàng, muốn thể hiện sự thân mật, gần gũi, chúng ta có thể sử dụng tình thái từ như “nhé, à”

- Khi đang giao tiếp mà muốn hướng tới một đối tượng khác thì chúng ta có thể sử dụng tình thái từ như “này, kia”

- Khi muốn biểu thị thái độ miễn cưỡng chấp nhận, chúng ta thường sử dụng tình thái từ “vậy”

- Khi muốn bày tỏ sự quan tâm, giải thích, chúng ta nên dùng từ “mà”.

5. Sơ đồ tư duy về Tình thái từ

Tình thái từ là gì? Đặc điểm của tình thái từ? (ảnh 1)

  • Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Tình thái từ (có đáp án 2022)

1 56 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: