Hùng biện là gì? Sự khác nhau giữa hùng biện và thuyết trình
Vietjack.me giới thiệu bài viết Hùng biện là gì? Sự khác nhau giữa hùng biện và thuyết trình bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt hơn.
Hùng biện là gì? Sự khác nhau giữa hùng biện và thuyết trình
1. Hùng biện là gì?
Hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng) sao cho trang nhã, trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe.
Bất kể nghề nghiệp nào, kỹ năng này đều hữu ích trong cuộc sống hàng ngày: khi bạn muốn diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và xây dựng hình ảnh của một người thông minh.
2. Đặc điểm của người hùng biện
Thứ nhất, người nói trước hết phải có vốn kiến thức chắc chắn về vấn đề mình đang nói. Vốn kiến thức đó là tập hợp các tri thức hiểu theo nghĩa rộng mà người đó tích lũy được tính đến thời điểm người đó trình bày vấn để. Tri thức có được là do quá trình sống, rèn luyện và nhận thức cuộc sống có chủ đích của chủ thể. Tâm thức người nói phải luôn tỉnh táo và ý thức được những hiện tượng và bản chất của thông tin, tri thức mình sẽ nói đạt ở mức độ cảm nhận rõ ràng và chín muồi. Đạt đến độ cảm nhận rõ ràng như nhìn thấy được những vẫn đề mình nói. Nói cách khác, nói hay thì người nói phải cho người khác nhận biết được những chất liệu và bản chất của thông tin đó. Có nghĩa là người nói phải rất thật với kiến thức và chủ động với kiến thức mà minh đang trình bày.
Thứ hai, người nói trước hết phải xác định được người nghe thuộc về đối tượng nào để có căn cứ xác định phạm vi trình bày, thời gian trình bày, cách thức trình bày, lựa chọn ngôn ngữ trình bày chủ đề đã xác định. Ngôn ngữ phải chính xác với chuyên môn, phù hợp với ngữ cảnh, linh hoạt, xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu cho mọi người. Ngữ điệu và tốc độ nhanh chậm khi thể hiện ngôn ngữ cần được quan tầm chú ý hàng đẩu. Không nên nói quá nhanh hay quá chậm có thể khiến người nghe khó tiếp thu hoặc có cảm giác khó chịu. Ngôn ngữ phải phổ thông và cách đặt vấn đề phải rõ, logic và phù hợp với người nghe. Chúng ta có thể viện dẫn trong những trường hợp cụ thể để đánh giá người nói có nói hay hay không nói hay do xác định đối tượng người nghe được tác động chính xác hay không chính xác với tình huống sau:
Một bác đội trưởng đội sản xuất nông nghiệp sau khi được tập huấn ở huyện vê, đã tập hợp bà con nông dân trong đội sản xuất để phổ biến vê kiến thức canh tác nông nghiệp:
“Vấn đê an ninh lương thực thì quốc gia nào cũng phải quan tàm, chú ý xây dựng thành chiến lược. Đội sản xuất của chúng ta là một đơn vị thực hiện một phần chiến lược ấy. Muốn làm tốt việc này thì chúng ta phải cô' gắng làm tốt các việc sau đây: Bổ sung và tân trang lại hệ thống tưới tiêu; lựa chọn vùng ruộng có độ pH lớn để bón vôi chổng chua phèn; phải thực thi nghị quyết của Đảng bộ xã, khi đó hiệu quả sản xuất nống nghiệp phục vụ chiến lược an ninh lương thực quốc gia của đội ta mới thực thi được hiệu quả khả quan..”.
Bác đội trưởng đội sản xuất đã lạm dụng những ngôn ngữ của người khác ở tầm vĩ mô, cho nên không thể là người nói hay trong tình huống này được. Vì bác đội trưởng đội sản xuất đã trình bày thiếu những nội dung cơ bản: Sửa chữa hệ thống thủy nông như thế nào? Xác định vùng ruộng nào đã bị nhiễm phèn (nhiễm mặn, chua) và đã xử lý chưa? Nếu đã xử lý rồi thì hiện nay vùng ruộng đó ra sao? Nghị quyết của Đảng bộ xã có nội dung gì liên quan đến canh tác của toàn xã và của đội sản xuất? Chỉ tiêu của đại hội đại biểu xã viên hay đại hội xã viên đã xác định mục đích, nhiệm vụ cho mỗi đội sản xuất như thế nào về năng suất cây trồng, sản lượng lương thực cần phải đạt được. Bác đội trưởng đi họp trên huyện được nghe thông tin và được biết xã nào trong huyện là xã điển hình và có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, cần học ở họ những điểm nào và đội sản xuất của bác cần phải rút kinh nghiệm như thế nào để sản xuất tốt hơn trong vụ này? Những yêu cầu trên, bác đội trưởng đã không đạt được, cho nên nội dung bác phổ biến cho bà con thật khó hiểu và không hên quan nhiều đến đội sản xuất của bác. Nguyên nhân chính của thất bại này là bác đội trưởng nói ngôn ngữ của người khác và không hiểu đối tượng mình đang truyền đạt là những ai?
Thứ ba, người hùng biện là phải có lập luận chặt chẽ. Để có được lập luận chặt chẽ, người diễn thuyết phải luôn chú ý những yếu tố sau đây:
- Cách đặt vấn đề (vấn đề đã được nêu ra) cần phải giải quyết điểm nào trước, điểm nào sau và có sự gắn kết những điểm nhấn trong một vấn đề và gắn kết với kết luận của vấn đề đó. Sự gắn kết các vấn đề với nhau không có gì khác là “chất liệu” lập luận, ngôn ngữ phù hợp có chứa đựng lượng thông tin để lập luận và mỗi tiểu tiết gắn kết và nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lập luận có chủ đích. Lập luận chặt chẽ không thể bỏ sót các tiểu tiết xoay quanh một trục chính của vấn đề và mục đích của lập luận. Ngôn ngữ trong lập luận phải linh hoạt và phù hợp với nội dung lập luận. Tránh sử dụng một từ nhiều lần, nếu một từ phải dùng nhiều lẩn thì nên dùng các từ đồng nghĩa khác âm để người nghe đỡ nhàm chán, đồng thời thể hiện vốn từ vựng, vốn sống, vốn ngôn ngữ của người diễn thuyết. Lập luận phải thông qua ngôn ngữ biểu cảm. Muốn biểu cảm được thì người diễn thuyết phải hiểu sâu sắc chủ đề mình muốn trình bày, cảm nhận được vấn đề trừu tượng nhưng phải hình dung được thật rõ phạm vi, hình khối, màu sắc và quy mô của vấn đề. Ngữ điệu và ngôn ngữ được thể hiện ra bên ngoài phải có các cung bậc khác nhau phù hợp với nội dung của vấn đề, tránh nói đều đều và dừng đột ngột ở những câu chưa trọn ý sẽ dẫn đến nghĩa của thông tin muốn chuyển tải tới người nghe không trọn vẹn.
- Lập luận chặt chẽ cần phải có sự đối chiếu, so sánh với các quan hệ cùng loại và khác loại để nhằm làm nổi bật những vấn đề đang lập luận, xác định được tính cá biệt, đặc thù của vấn để đang lập luận và trả lời được các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Nội dung của vấn đề như thế nào? Nội dung của vấn đề này trong mối liên hệ với nội dung của vấn đề khác cùng loại? Những điểm mạnh, điểm phù hợp và chưa phù hợp của vấn đề trong mối liên quan đến các vấn đề cùng loại và giải pháp khắc phục. Sau đó mở ra những triển vọng của vấn đề và cuối cùng là kết luận vấn đề. Khi lập luận có thể dùng phương pháp liên tưởng vấn đề đang trình bày với các sự kiện tương tự khác đã và đang tồn tại trong xã hội. Việc hên tưởng này phải nhằm củng cố và làm rõ vấn đề, không được trộn lẫn nội dung vấn đề đang được lập luận với nội dung vấn đề chỉ có ý nghĩa liên tưởng nhằm củng cố lập luận của mình. Nội dung của vấn để đang lập luận là hạt nhân, là trục chính và mọi sự so sánh, hên tưởng, đối chiếu chỉ nhằm làm nổi bật vấn đề chính, không làm lu mờ vấn đề chính.
3. Các bước hùng biện
Bước 1: Viết ý tưởng ra giấy
Để xây dựng được một bài nói tốt, một bài hùng biện tốt bước đầu tiên là cần chuẩn bị một dàn bài. Có nhiều bạn cho rằng đối với một bài hùng biện thì cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của người nghe. Điều này đúng nhưng vẫn là chưa đủ, nếu như bạn chuẩn bị thật kỹ càng cho những gì bạn sắp nói, thì đó là thể hiện tinh thần trách nhiệm và cũng là một giải pháp giúp các bạn có thể ứng phó với tất cả các tình huống phát sinh. Các bạn hãy thử đặt ra tình huống như sau: “Khi các bạn diễn thuyết hùng biện về chủ đề an toàn giao thông, và không chuẩn bị một dàn bài từ trước, giây phút đứng trên bục diễn thuyết các bạn bỗng nhiên cảm thấy thật lúng túng, các câu nói đã chuẩn bị từ trước tự nhiên biến mất, lúc này nếu như các bạn có một bản dàn bài đã chuẩn bị từ trước thì mọi vấn đề đó đều sẽ bị gạt bỏ qua một bên”.
Việc viết ra một dàn bài trước khi diễn thuyết, hùng biện giúp các bạn đạt được các lợi ích sau:
- Có một dàn bài chi tiết với những luận điểm sắc bén, hợp lí, có kèm theo các ví dụ sinh động.
- Thu thập được những số liệu chính xác, có phương thức truyền tải, diễn thuyết đầy thuyết phục.
- Có tâm lý luôn sẵn sàng và chủ động, tự tin khi hùng biện.
Và như các bạn cũng thấy, tất cả những người có khả năng thuyết trình hay hùng biện đều là những người có tinh thần trách nhiệm với bài diễn thuyết của mình. Hay có thể hiểu rằng họ luôn luôn có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi nói. Vậy cách để các bạn chuẩn bị tốt nhất cho một bài hùng biện là gì?
Việc chuẩn bị sẽ được thực hiện tùy theo đặc điểm của từng người, chỉ cần cảm thấy thật phù hợp. Các bạn có thể ghi ra một cuốn sổ nhỏ, ghi chú vào trong điện thoại, hoặc thỉnh thoảng có thể thêm vào dàn bài một vài hình vẽ, tô đậm những ý tưởng mới, những câu có tính quyết định quan trọng, tất cả các hành động đó đều giúp cho các bạn chuẩn bị thật chu đáo, trau chuốt cho một bài diễn thuyết, bài hùng biện sắp tới.
Bước 2: Chia bố cục cho bài hùng biện
a. Phần mở đầu bài hùng biện
Phần mở đầu cho bài diễn thuyết, hùng biện luôn là phần được quan tâm nhất, đây chính là phần quyết định cho các phát biểu lập luận tiếp theo có được trôi chảy hay không, hợp lý hay không, đây là phần đưa ra luận điểm chính của người nói đến với người nghe để làm rõ nên các nội dung cần diễn thuyết. Vậy để có thể đưa ra được phần mở đầu hiệu quả, các bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước thứ nhất: Rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe
Có nhiều diễn giả đã rút ngắn khoảng cách giữa mình và người nghe bằng cách tạo ra sự chú ý, thu hút ngay từ phần mở đầu của bài hùng biện. Họ dùng cách là đưa vào phần mở đầu các câu nói gây sự tò mò cho người nghe ví dụ như: “Đây là vấn đề nóng hỏi hiện nay”, “Đây là câu hỏi nặng kí”, “Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm”... tất cả những câu nói như vậy đều khiến cho người nghe phải tập trung vào bài diễn thuyết, hùng biện của bạn để lắng nghe, tìm hiểu xem những vấn đề bạn đang nói đến là vấn đề gì.
Bên cạnh đó, để xóa tan đi rào cản giữa người hùng biện và người nghe, thì các bạn cần phải chú tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ và tác phong khi hùng biện. Về ngôn từ cần sử dụng phù hợp với nội dung, phù hợp với đối tượng nghe diễn thuyết. Về tác phong cần cho người nghe thấy họ được tôn trọng, không nên có các hành động như đeo kính râm, khoanh tay, vắt chân...
- Bước thứ hai: Tạo sự ấn tượng và tin tưởng
Khi bạn đã gây được sự chú ý với người nghe, thì trước khi đi vào chủ đề chính các bạn nên tạo cho người nghe một ấn tượng tốt, sự tin tưởng vào bài nói của bạn. Để người nghe có thể hoàn toàn bị thu hút vào bài nói và tin tưởng tuyệt đối các lập luận, dẫn chứng của bài hùng biện, các bạn có thể làm theo các cách sau:
+ Kể lại một câu chuyện có thật trong thực tế
+ Đưa ra các lập luận sắc bén, kèm theo các dẫn chứng, bằng chứng cụ thể
+ Đưa ra những trích dẫn từ những người nổi tiếng, lời nói có trọng lượng
Những việc này, giúp cho lời nói của bạn có giá trị và người nghe sẽ đánh giá cao về bài hùng biện của bạn.
- Bước thứ ba: Giới thiệu về chủ đề chính trong bài nói
Bước cuối trong phần mở đầu đó chính là khéo léo làm cho người nghe tiếp cận với chủ đề của bài hùng biện, chỉ cần như vậy coi như bài hùng biện đã được một phần thành công.
Tại sao các bạn phải chuẩn bị một phần mở đầu kì công như vậy? Bởi theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự ghi nhớ của mỗi người thường tập trung vào phần mở đầu và phần kết thúc. Trong cả một bài diễn thuyết người nghe sẽ không thể nắm bắt được toàn bộ thông tin dàn trải, vì vậy, việc giới thiệu chủ đề chính ngay phần mở đầu là rất cần thiết và đặc biệt các bạn đừng quên thêm vào trong phần diễn thuyết chất riêng của mình.
b. Phần thân bài hùng biện
Đây là phần được coi là quan trọng nhất của một bài hùng biện, là đầu não trung tâm giúp bạn đưa các lập luận, dẫn chứng để giải thích cho chủ đề chính mà bạn đã đưa ra trong bài hùng biện. Đây cũng là phần mà bạn làm cho người nghe thấy được sự đúng đắn trong quan điểm của bạn đã đưa ra. Và để làm được điều đó, người hùng biện cần phải có những biện pháp riêng như:
- Vẫn đưa vào trong bài hùng biện các ví dụ chân thực, đúng đắn
- Tạo ra cao trào cho bài hùng biện: Những bài hùng biện được coi là tuyệt vời nhất là những bài có sự tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của người nghe, và trong những bài hùng biện đó luôn có những dẫn chứng, ví dụ điển hình, sử dụng các ngôn từ chuyên môn điêu luyện, thể hiện, phác họa cho người nghe hoàn toàn có thể hình dung và hòa quyện vào bài hùng biện của bạn. Những cao trào ấy còn được thể hiện qua sự nhấn nhá của lời nói, và thường sử dụng phép lặp để nhấn mạnh lại quan điểm. Vậy các bạn có biết phép lặp là như thế nào?
Ví dụ như trong bài hùng biện về chủ đề cha mẹ, để thể hiện về công lao mà cha mẹ đã dành cho ta, người nói thường dùng các câu: “Cha mẹ là người yêu thương ta, cha mẹ là người chăm sóc, cha mẹ là người bảo vệ ta...” Việc lặp lại từ “cha mẹ” như vậy khiến cho người nghe cảm thấy được mạnh mẽ hơn công lao của cha mẹ, và cách thể hiện đó sẽ hiệu quả hơn việc người nói chỉ nói là “Cha mẹ đã yêu thương, chăm sóc, bảo vệ ta”.
- Khéo léo, linh hoạt trong việc lồng ghép quan điểm cá nhân của mình vào trong bài hùng biện.
c. Phần kết thúc của bài hùng biện
Như đã chia sẻ ở trên phần kết thúc có tầm quan trọng không khác gì phần mở đầu. Đây sẽ là phần tổng kết cho bài hùng biện, là lúc bạn cần thâu tóm lại nội dung của chủ đề chính, để người nghe ghi nhớ được những gì mà bạn truyền tải trong quá trình diễn thuyết. Các bạn có thể kết thúc chủ đề bằng một nhận xét, đánh giá, đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi hay một hành động cụ thể.
4. Các lưu ý giúp cải thiện kĩ năng hùng biện
Chú ý đến tốc độ nói
Tốc độ trong hùng biện là gì? Tốc độ là một yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi suy nghĩ về hùng biện. Hoàn toàn bình thường khi chúng ta vội vã một chút khi lo lắng về điều gì đó. Nhưng nhịp độ nhanh thường khiến bài phát biểu có cảm giác khó đọc và hồi hộp. Trông có vẻ khó khăn, nhưng đó là tất cả về sự tự chủ.
Nhịp độ cũng đồng nghĩa với việc biết cách sử dụng giọng nói của bạn. Không có gì nhàm chán hơn một bài thuyết trình đơn điệu. Để thực sự có tài hùng biện, bạn phải có khả năng tận dụng tốt tất cả các tài nguyên tuyệt vời mà giọng nói mang lại. Ngữ điệu có thể được sử dụng để nhấn mạnh. Âm lượng giọng nói, tạm dừng, im lặng… Có hàng tá thứ bạn có thể thay đổi và điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến bài trình bày của bạn.
Đa dạng hóa vốn từ vựng
Vai trò của từ vựng trong việc cải thiện kỹ năng hùng biện là gì? Ngôn từ có tiềm năng trở thành những công cụ vô cùng mạnh mẽ nếu được sử dụng đúng cách. Như với hầu hết mọi thứ, chúng cũng có thể khá dư thừa nếu sử dụng không đúng cách.
Vốn từ vựng của bạn càng đa dạng, bạn càng có nhiều lựa chọn để truyền đạt thông điệp mong muốn của mình. Lấy từ ‘hùng hồn’. Trong từ đó, ta nghe thấy sự pha trộn giữa các nguyên âm ngắn và các phụ âm tinh tế, cùng nhau làm cho từ nghe nhẹ nhàng và thơ mộng. Lời nói hùng hồn, nghe thật hùng hồn! Một người nói rõ ràng sẽ lựa chọn từ ngữ của họ một cách cẩn thận, hiểu được sức mạnh của từ ngữ không chỉ ở ý nghĩa của chúng mà còn ở hàm nghĩa nội tại của chúng.
Vì vậy, khi bạn đang lên ý tưởng cho bài phát biểu của mình hoặc nói trong một bối cảnh ngẫu hứng, hãy chú ý đến tính nghệ thuật của từ ngữ. Chọn từ ngữ của bạn như thể bạn là một nghệ sĩ đang cố gắng tìm ra sắc thái hoàn hảo để làm nổi bật một đặc điểm trong bức tranh của mình, hoặc như một nhạc sĩ sẽ tìm kiếm sự kết hợp phù hợp của các nốt nhạc để tạo ra một bản hòa âm hoàn hảo. Dành thời gian cho bản thân khi viết và nói nhằm tìm từ hoàn hảo để diễn đạt ý tưởng của bạn sẽ nâng khả năng giao tiếp lên một tầm cao mới.
5. Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tư duy phản biện liên quan đến nhiều kỹ năng gồm: Khả năng lắng nghe và đọc một cách cẩn thận; khả năng đánh giá các lập luận; khả năng tìm kiếm, phát hiện các giả định bên trong, và khả năng vạch ra các hệ quả của một phát biểu nào đó, khả năng thể hiện quan điểm của mình một cách thuyết phục.
*Vai trò của tư duy phản biện
Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau, vừa sâu sắc, vừa toàn diện Tư duy phản biện là một quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân. Vì vậy, nó không đơn thuần là một phẩm chất của con người, mà còn là một kỹ năng cần được học tập, rèn luyện và phát triển. Khả năng tư duy phản biện vô cùng quan trọng, thật ra, cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nó.
Theo Olver & Utermohlen (1995), sinh viên cần “phát triển và vận dụng có hiệu quả các kỹ năng tư duy phản biện vào các nghiên cứu học thuật của mình, vào các vấn đề phức tạp mà họ phải đối mặt, và vào các lựa chọn có phê phán mà họ sẽ buộc phải thực hiện do có sự bùng nổ thông tin và những biến đổi công nghệ nhanh chóng khác”. Vì vậy, một số tác giả cho rằng việc giảng dạy tư duy phản biện có tầm quan trọng đối với chính tình trạng của dân tộc. Đặc biệt, để thành công trong một xã hội hiện đại – dân chủ, mọi người phải có khả năng tư duy một cách có phê phán để ra những quyết định có cơ sở về các công việc của bản thân và xã hội.
Đối với sinh viên, sở hữu khả năng tư duy phản biện thành thạo có nghĩa là bạn đã có một hành trang thiết yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài. Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận, nghe giảng và cả khi làm bài thi. Nếu sinh viên học cách tư duy phản biện có hiệu quả, họ có thể sử dụng tư duy tốt như là sách cẩm nang cho đời sống của mình.
6. Phân biệt hùng biện, tranh biện và thuyết trình
*Giống nhau:
- Mục tiêu thuyết phục: Cả hùng biện, tranh biện và thuyết minh đều có mục tiêu thuyết phục người nghe hoặc người đọc. Mỗi loại diễn thuyết này đều muốn thuyết phục, làm thay đổi ý kiến hoặc hành vi của đối tượng để chấp nhận hoặc ủng hộ quan điểm, ý kiến hoặc lập luận được trình bày.
- Sử dụng ngôn ngữ và lập luận logic: Cả hùng biện, tranh biện và thuyết minh đều dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ và lập luận logic để truyền đạt ý kiến và thông điệp. Tất cả các loại diễn thuyết này đều tập trung vào việc sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, phương pháp lập luận và các phương tiện diễn đạt khác để thuyết phục và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
- Tính chất tương tác: Cả hùng biện, tranh biện và thuyết minh đều mang tính chất tương tác, trong đó người diễn thuyết tương tác với người nghe hoặc người đọc. Người diễn thuyết cần xem xét phản ứng và phản biện của đối tượng để điều chỉnh và tăng tính thuyết phục của lập luận.
- Sự chuẩn bị và tổ chức: Cả hùng biện, tranh biện và thuyết minh đều yêu cầu sự chuẩn bị và tổ chức trước khi diễn thuyết. Người diễn thuyết cần có kiến thức, dữ liệu và lập luận liên quan để xây dựng một bài diễn thuyết có logic và thuyết phục.
=> Cả ba loại diễn thuyết này đều nhằm mục tiêu thuyết phục, sử dụng ngôn ngữ và lập luận logic để truyền đạt ý kiến và thông điệp. Chúng đều mang tính chất tương tác, trong đó người diễn thuyết tương tác với người nghe hoặc người đọc và cần sự chuẩn bị và tổ chức trước khi diễn thuyết. Từ những điểm tương đồng này, ta có thể thấy rằng hùng biện, tranh biện và thuyết minh là các phương pháp quan trọng để thuyết phục và truyền đạt thông điệp trong giao tiếp và diễn đạt ý kiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
*Khác nhau:
Tiêu chí | Hùng biện | Tranh biện | Thuyết minh |
---|---|---|---|
Mục tiêu | Thuyết phục và tác động tâm lý người nghe hoặc độc giả | Xây dựng và bào chữa một quan điểm, sử dụng logic và các bằng chứng hợp lý. | Truyền đạt thông tin và giải thích một vấn đề một cách rõ ràng và hiểu quả. |
Phương pháp | Sử dụng kỹ thuật diễn thuyết, cử chỉ, ngôn từ mạnh mẽ để gây ảnh hưởng và thuyết phục. | Sử dụng logic và các bằng chứng hợp lý để chứng minh hoặc bào chữa quan điểm, thể hiện tính logic và sự thuyết phục. | Sử dụng lập luận logic và giải thích chi tiết để truyền đạt kiến thức và thông tin một cách rõ ràng và hiểu quả. |
Mục đích | Gây ảnh hưởng và thuyết phục khán giả bằng cách tác động tới tâm lý và cảm xúc. | Chứng minh hoặc bào chữa một quan điểm, sử dụng logic và bằng chứng hợp lý. | Truyền đạt kiến thức và thông tin một cách rõ ràng và hiểu quả, sắp xếp thông tin có cấu trúc. |
Ví dụ |
Bài diễn thuyết chính trị, quảng cáo sáng tạo Giả sử có một diễn đàn công khai về môi trường và người nổi tiếng Greta Thunberg đưa ra một bài diễn thuyết mạnh mẽ về tình hình biến đổi khí hậu. Bài diễn thuyết này nhằm thuyết phục người nghe về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và khẩn cấp cần có hành động. Greta Thunberg sử dụng ngôn từ lôi cuốn, cử chỉ mạnh mẽ và câu hỏi thách thức để kích thích tình cảm và tình dục của người nghe, và tạo ra sự thuyết phục mạnh mẽ. |
Cuộc tranh luận, bài viết lập luận Hãy tưởng tượng một cuộc tranh luận về việc cấm hút thuốc lá ở công cộng. Hai bên tranh biện sẽ cung cấp các lập luận và bằng chứng hợp lý để chứng minh quan điểm của họ. Một bên có thể trình bày các nghiên cứu khoa học về tác động tiêu cực của hút thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường, trong khi bên kia có thể đề cập đến quyền tự do cá nhân và tác động kinh tế. Trong cuộc tranh luận này, cả hai bên sẽ sử dụng logic và các bằng chứng để thuyết phục và bào chữa quan điểm của mình. |
Bài giảng, báo cáo khoa học, sách giáo trình Giả sử bạn đang thuyết minh về quy trình sản xuất sữa tươi. Trong bài thuyết minh này, bạn sẽ trình bày từng bước của quy trình, giải thích các công đoạn và các công nghệ được sử dụng, ví dụ như lựa chọn nguyên liệu tốt nhất, quá trình pasteur hóa và đóng gói. Bạn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng bước và lợi ích của quy trình sản xuất sữa tươi, nhằm truyền đạt kiến thức và thông tin một cách rõ ràng và hiểu quả cho người nghe. |
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)