TOP 10 mẫu Phân tích nhân vật chị đĩ Chuột trong tác phẩm Nghèo của Nam Cao (2025) SIÊU HAY
Phân tích nhân vật chị đĩ Chuột trong tác phẩm Nghèo của Nam Cao gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích nhân vật chị đĩ Chuột trong tác phẩm Nghèo của Nam Cao
Đề bài: Phân tích nhân vật chị đĩ Chuột trong tác phẩm Nghèo của nhà văn Nam Cao
Dàn ý Phân tích nhân vật chị đĩ Chuột
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và vấn đề cần phân tích.
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nam Cao, tác phẩm “Nghèo” và trọng tâm cần làm sáng tỏ: vẻ đẹp của nhân người mẹ (nhân vật chị đĩ Chuột) trong tác phẩm.
2. Thân bài:
* Phân tích bối cảnh, các sự kiện chính
Hiện thực cuộc sống của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao.
* Phân tích về tính cách, phẩm chất của nhân vật.
+ Phân tích vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của nhân vật người mẹ trong câu chuyện: qua bối cảnh câu chuyện, ý nghĩ, lời nói, hành động, tình cảm.
+ Nêu và phân tích đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật người mẹ.
• Tình huống truyện
• Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, xen lẫn các đối thoại,...
* Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Nam Cao đã đi sâu vào miêu tả và phân tích thế giới nội tâm nhân vật.
* Cảm nhận, suy ngẫm của bản thân về nhân vật
Một người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh và biết lo toan cho gia đình.
3. Kết bài:
Đánh giá khái quát vê dep cúa nhân vật chị đĩ Chuột và tai năng của Nam Cao.
- Khái quát thành công của tác giả qua việc xấy dựng nhân vật
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
Phân tích nhân vật chị đĩ Chuột (mẫu 1)
Tác giả Nam Cao được biết đến với các tác phẩm văn học có tính chất chân thực, chân dung, lấy đề tài cuộc sống thường nhật của dân chúng làm nội dung chính. Truyện ngắn "Nghèo" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao, cũng lấy bối cảnh làng quê xưa, khi con người đang bị cái đói hành hạ. Trong đó, nhân vật chị Chuột khiến cho người đọc phải cảm thán về vẻ đẹp trong nhân cách của mình.
Chồng của chị Chuột ốm nặng nằm liệt giường 6 tháng trời, nhà chị không có người đàn ông gánh vác nên nghèo đói đến mức không có đủ cái ăn. Một buổi sáng, chị đun chè cho con, đứa nhỏ không chịu được đói nên cứ đòi mãi. Nhưng khi chị đút cho nó, nó lại phun ra vì thực chất, làm gì có tiền mà mua được chè, chị đành đun cám lên để cho các con ăn. Người chồng thấy vậy, bảo vợ đi đong ít gạo về cho các con ăn, chị liền bế đứa nhỏ đi. Con chị ở nhà được bố gọi vào bảo lấy ghế, lấy dây thừng để mắc võng, nhưng thực ra thương vợ con gánh thân xác ốm yếu này, vậy nên anh tự treo cổ.
Bắt đầu câu chuyện là một câu thoại quen thuộc "Bu ơi con đói...", nhưng bây giờ thay vào đó là câu than phiền "Lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn". Chị Chuột vừa khuyên vừa mắng con trai, toàn cảnh bức tranh toát lên vẻ u ám của cái đói trước Cách mạng tháng 8. Chị Chuột thấy con cũng tội nên gọi đứa con gái về cho hai đứa nhỏ ăn, cho thấy được hình ảnh người mẹ thương con trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy là một người nghèo khổ đến cơm cũng không có, nhưng chị Chuột vẫn thương con, chỉ trách yêu chứ không hề nặng lời hay đánh mắng con mình. Tuy thương con, nhưng khi nó không chịu ăn chị cũng chẳng biết phải làm gì, chỉ bất lực trước cuộc sống và số phận nghèo đói của mình. Nam Cao rất xuất sắc khi miêu tả cảnh "đói nghèo" trong các đoạn đối thoại của chị Đĩ Chuột và cuối cùng là sự bất lực cực độ trong cảm xúc: "Chị Đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt…". Khi cả chồng con đều không thể nhờ cậy, hình ảnh chị Chuột mạnh mẽ, là người chèo lái cả gia đình.
Hai nhân vật Chị Chuột trong truyện Nghèo của Nam Cao và Chị Dậu trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố đều là những người phụ nữ nghèo đói trong một cộng đồng nông thôn. Họ đều phải vật lộn để kiếm sống và có thể nuôi dưỡng con cái. Chị Chuột trong Nghèo được miêu tả với hình ảnh một người mẹ chịu đựng khổ đau của cuộc sống tuy sử dụng những hình ảnh đơn giản hơn nhưng vẫn khiến người đọc cảm động vì sự hy sinh và tình mẫu tử của bà. Chị Dậu được xây dựng từ nhiều tình huống và hình ảnh phức tạp hơn, hình ảnh chi tiết hơn. Nhưng điểm chung của họ đều là những người phụ nữ mạnh mẽ, hy sinh trong hoàn cảnh đói nghèo.
Chị Chuột là đại diện cho rất nhiều người phụ nữ khác trong xã hội lúc bấy giờ, là người mạnh mẽ và chịu đựng được hy sinh. Chị thương chồng, yêu con, dù khó khăn cũng không hề bỏ rơi ai mà gồng gánh cả gia đình, là một người phụ nữ thật đáng khâm phục.
Phân tích nhân vật chị đĩ Chuột (mẫu 2)
Nam Cao là một trong những nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Nhiều sáng tác của ông có thể coi là kiệt tác. Ở chủ đề viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn “Nghèo” vẫn được coi là thành công xuất sắc. Qua tác phẩm, ta hiểu được cuộc sống của người nông trong xã hội cũ tuy nghèo đói nhưng vẫn mang trong mình nét đẹp nhân cách của con người Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua hình ảnh nhân vật chị đĩ Chuột trong đoạn trích.
Câu chuyện “Nghèo” phản ánh hiện thực cuộc sống của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao. Câu chuyện về gia đình chị đĩ Chuột nghèo đói không có cái ăn phải ăn cám thay chè. Câu chuyện phản ánh tình cảnh đói kém thê lương của con người trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Mở đầu câu chuyện là một câu nói đầy quen thuộc, ám ảnh của làng quê nông thôn trước cách mạng tháng 8: "Bu ơi con đói..". Vẫn là lời than thở ấy khi đây là: "Lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn" và vẫn là lời quát của chị Đĩ Chuột với đứa con: "Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa ché chún thì ăn chè mà". Khung cảnh tưởng chừng bình thường được Nam Cao khắc họa lại là một bức tranh gam màu tối về cái nghèo-cụ thể là cái đói. Ngay từ nhan đề của tác phẩm, tác giả đã hé lộ ra chuỗi bi kịch của gia đình chị Đĩ Chuột nói riêng và người nông dân Việt Nam thuở ấy nói chung.
Sau hàng loạt những lời than đói của thằng cu và lời mắng của chị, "thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nhăn nhó, bịu xịu như muốn khóc". Thấy đứa con của mình như vậy, chị Đĩ Chuột tuy là một người nông dân nghèo khổ nhưng chị cũng là một người mẹ thương con: "Chị Đĩ Chuột thương hại dịu dàng bảo: Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về ăn.. chóng ngoan rồi bu thương". Chị Chuột nghèo khổ, trong tình huống bây giờ, chị cũng đành bất lực, chị đầu hàng trước cái đói thê thảm “Chị lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như con người ngã nước”, chị bảo thằng bé con chờ đến khi chè chín. Người đọc tưởng rằng có lẽ cái đói lúc bấy giờ đã được “giải quyết”, chị sẽ cho thằng bé một bữa ăn thật ngon, thế nhưng một lần nữa người đọc “vỡ oà” khi nhận ra mấy bát chè màu nâu đục đang bốc khói nghi ngút thì lại nhận ra đó không phải chè mà là cám nâu.
Sự trông chờ của đứa con, sau đó là sự thất vọng khi nhận ra đó không phải là chè, những lời nói hồn nhiên và ngây thơ của trẻ con như cứa một nhát dao vào trái tim người làm mẹ “À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nâu mà bu bảo chè!”. Chi tiết này vô cùng đắt giá bởi vì nó đã làm bật lên hoàn cảnh đáng thương, nghèo khổ, vất vả và đói khát của gia đình chị Chuột, cũng như là tấm lòng làm mẹ của chị, chị không nỡ nói cho con biết sự thật rằng nhà mình không có chè, chị vẫn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa con của mình. Chị Đĩ Chuột thương con nhưng bất lực trước số phận, cái nghèo, "món chè" mà chị nói chỉ là cám nâu. Số phận của chị Đĩ Chuột và biết bao nhân vật khác trong Nam Cao đều đen tối, đen tối đến mức muốn chớp một tia hy vọng nhưng cũng không có. Nhân vật chị đĩ Chuột hiện lên qua tác phẩm là một người một người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh và biết lo toan cho gia đình.
Với phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự, truyện kể ở ngôi thứ ba, điểm nhìn chủ yếu là của người kể chuyện, tác phẩm đã phản ánh hiện thực cuộc sống của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng, cụ thể là qua đời sống nghèo khổ, đói kém của gia đình chị đĩ Chuột, từ đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn ở người phụ nữ nông dân này là một người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh và biết lo toan cho gia đình. Qua đó, thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao khi ông đồng cảm, xót thương cho số phận của những con người nghèo khổ trong xã hội cũ.
Nam Cao đã đi sâu vào miêu tả và phân tích thế giới nội tâm nhân vật, lựa chọn một chủ đề đặc biệt, dù không mới nhưng lại mới dưới góc nhìn của tác giả, đồng thời là sự tài ba trong việc xây dựng tính cách các nhân vật, bộc lộ được những tâm tư tình cảm.
Nam Cao có thể coi là một bậc thầy truyện ngắn với nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo đạt trình thượng thừa. Ông miêu tả cái cảnh "đói nheo" giữa những lời đối thoại với chị Đĩ Chuột, rồi cuối cùng là sự bất lực tột cùng, cao trào của cảm xúc: "Chị Đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt.." Cây bút ấy luôn thể hiện nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại do cuộc sống đói nghèo đẩy tới.
Nam Cao không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn đi sâu vào miêu tả, phân tích thế giới nội tâm nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Giọng điệu Nam Cao có cái gì đó tưởng chừng dửng dưng, lạnh lùng và đầy chua chát nhưng ẩn sâu bên trong là một trái tim ấm nóng tình người.
Có thể thấy qua tác phẩm Nghèo của nhà văn Nam Cao, người đọc càng hiểu thêm về số phận của người nông dân, đồng thời lên án bọn thực dân phong kiến tàn ác đã đẩy số phận người nông dân vào cảnh lầm than. Thông qua đó, ta cảm nhận được sự tài tình trong cách lựa chọn chủ đề và nhân vật của Nam caođã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Qua tác phẩm, ta thấy được hình ảnh người nông dân Việt Nam trước CM tháng 8 năm 1945 tuy nghèo khổ, cơ cực nhưng trong họ vẫn toát lên vẻ đẹp tâm hồn chân thật, luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, luôn khát khao cuộc sống no đủ và một tương lai tươi sáng hơn.
Hình ảnh chị đĩ Chuột trong đoạn trích "Nghèo" của Nam Cao gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng độc giả. Truyện không chỉ là bức tranh tái hiện lại chân thực, đầy đủ chân đường cùng của những người nông dân trước cách mạng tháng 8, đó còn là lời tố cáo, phê phán hiện thực xã hội, đồng thời cũng là sự cảm thông, xót thương của Nam Cao với nỗi khổ của con người.
Truyện hướng tới ngòi bút của những người nông dân thấp cổ bé họng, bị chèn ép, dồn đến đường cùng bởi cái đói trước cách mạng-đây có thể coi là một đề tài không mới, được hầu hết các nhà văn hiện thực khai thác. Nhưng ở Nam Cao có cái gì đó khiến người đọc trăn trở, day dứt mãi không thôi. Đó chính là tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đối với cuộc đời và con người.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)