Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm, bố cục của một bài thơ Đường luật

Vietjack.me giới thiệu bài viết Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm, bố cục của một bài thơ Đường luật bao gồm các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, tính chất... Mời các bạn đón xem:

1 43 03/12/2024


Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm, bố cục của một bài thơ Đường luật

1. Thơ Đường luật là gì?

Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.

Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy.

Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.

Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như;

Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật.

Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ

Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ

Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ

Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

2. Đặc điểm của thơ Đường luật

- Thơ Đường luật là một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục

- Về hình thức: thơ Đường luật có dạng thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn

- Các dạng biến thể: thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), ngũ ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác, người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn theo các quy tắc này.

- Luật Đối âm (luật bằng trắc)

  • Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, dùng các chữ thứ 2 - 4 - 6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền, thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng

  • Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên; ngược lại, nếu chữ thứ hai trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh trắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ hai và chữ thứ sáu trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ tư không được có thanh điệu giống với hai chữ kia.

- Luật Đối ý

  • Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại Đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ ba, thứ tư phải đối nhau và cả hai câu thứ năm, thứ sáu cũng phải đối nhau

  • Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh động đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới

  • Nếu trong một bài thơ Đường luật mà các câu ba, bốn không đối nhau hoặc những câu năm, sáu không đối nhau thì được gọi là thất đối.

3. Nguồn gốc của thơ Đường luật

Thơ Đường luật là một trong những thể loại văn chương xuất hiện từ rất sớm trong văn học Trung Quốc, đây cũng là một thể loại thơ phổ biến trong văn hoá thơ ca khu vực Đông Á thời trung đại. Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt ra quy định cụ thể, rõ rằng kéo dài trong chế độ phong kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài và rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu là được các cây bút quý tộc sử dụng.

Thể thơ có luật rất chặt chẽ, tuy nhiên trong quá trình sáng tác, nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

4. Bố cục của thơ Đường luật

- Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt luật Đường đều gồm bốn phần:

+ Bố cục bài thơ thất ngôn bát củ luật Đường thường được chia theo các cặp câu:

  • Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ);

  • Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc);

  • Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc);

  • Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý).

Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: bốn câu đầu — bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối...).

+ Bố cục bài thơ tứ tuyệt luật Đường thường được chia làm bốn phần:

  • Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ);

  • Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai);

  • Chuyển (câu 3: chuyển ý);

  • Hợp (câu 4: kết ý).

Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4.

* Luật:

- Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.

- Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. Ví dụ: tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc. Ví dụ: tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.

* Niêm: Sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường được gọi là niệm. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; như vậy, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7. Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định câu 1 niệm với câu 4, câu 2 niệm với câu 3.

* Vần: Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

* Nhịp: Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

* Đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

5. Một số dạng thơ Đường luật

a. Thất ngôn bát cú

Thơ thất ngôn bát cú chính là một thể loại thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời Đường đã được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng, cụ thể hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đó. Đặc điểm của thể loại thơ này chính là mỗi bài thơ sẽ có tám câu và mỗi câu có bảy chữ, đồng thời tuân theo một quy tắc rất chăt chẽ.

b. Thất ngôn tứ tuyệt

Thực chất đây chính là một bài "thất ngôn bát cú" nhưng đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này sẽ trở thành một bài thơ "bốn câu ba vần".

c. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Thực chất chính là một bài thất ngôn tứ tuyệt nhưng đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ và luật sử dụng còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

d. Ngũ ngôn bát cú

Cũng là biến thể từ bài thất ngôn bát cú nhưng bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại.

6. Thơ Đường luật ở một số quốc gia

a. Việt Nam

Vì văn chương chính thống, giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường. Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ khác của dân tộc Việt.

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỉ XX. Kể từ phong trào thơ mới trở đi, số người còn làm thể thơ này đã bị giảm đi đáng kể.

b. Nhật Bản

Khoảng vào thế kỷ thứ 5, chữ Hán truyền từ Trung Hoa tới Nhật. Năm 593, thái tử Shotoku (Thượng Đức) nhiếp chính đã ban hiến pháp "Thập thất điều", gửi nhiều phái đoàn sang nhà Đường du học. Năm 710, nữ hoàng Genmei thiên đô về Nara, đặt tên là Bình Thành Kinh. Năm 794 Thiên hoàng Kammu thiên đô về Heian và lập kinh đô. Đây là thời kỳ người Nhật mô phỏng Trung Hoa thời nhà Đường toàn diện từ kiến trúc đô thành (theo mô hình kinh đô Tràng An nhà Đường và thành Lạc Dương triều Bắc Nguỵ) đến nghi thức, văn hoá và thời kỳ này kéo dài ít nhất tính đến thời điểm Nhật Bản ngừng phái sứ giả sang giao lưu với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học của công và đồng nghĩa với sinh hoạt cung đình.

Thành tựu đáng chú ý đầu tiên của người Nhật đối với thể loại thơ Đường luật có thể kể đến Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Thi tập này bao gồm 120 bài thơ chữ Hán, quy tụ các nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế, thành viên của hoàng tộc, quý tộc, tăng lữ cho đến những Hoa kiều nhập quốc tịch Nhật. Sáng tác đa phần được thực hiện từ thế kỷ thứ 7 và 8, hình thức thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú.

7. Phân tích hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ

Tỏ lòng

Phạm Ngũ Lão

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.
Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Bài thơ này là một ví dụ tiêu biểu cho thể thơ Đường luật với cấu trúc thất ngôn bát cú rõ ràng. Bài thơ thể hiện sự quyết tâm, ý chí và tinh thần anh hùng của tác giả qua hình thức thơ rất nghiêm ngặt. Các câu thơ đối nhau hoàn hảo, sử dụng vần điệu và nhịp điệu đầy tính chất truyền thống, khiến cho bài thơ dễ dàng đi vào lòng người đọc.

Qua Đèo Ngang

Bà Huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Bài thơ này là một ví dụ nổi bật về việc sử dụng hình thức Đường luật để diễn tả nỗi lòng cô đơn, buồn bã. Các câu thơ được viết theo thể thức rất chặt chẽ, từ số lượng chữ, vần điệu cho đến cách đối trong bài thơ. Đặc biệt, đoạn thơ cuối thể hiện sự chuyển biến cảm xúc rất rõ nét qua sự thay đổi từ sự yên lặng của thiên nhiên đến cảm giác cô đơn, hiu quạnh của nhân vật trữ tình.

1 43 03/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: