TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 193 31/12/2024


Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Dàn ý Phân tích Ra vườn nhặt nắng

1. Mở bài

Trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Có những tác phẩm ra đời để rồi lãng quên ngay sau đó, nhưng có những tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm. Những tác phẩm ấy đã trở thành “ những bài ca đi cùng năm tháng” và để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong số đó phải kể tới bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng ” của Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ là tiếng lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông đã già, không còn minh mẫn của mình.

2. Thân bài

* Phân tích nội dung

Luận điểm 1. Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh là tiếng lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông đã già, không còn minh mẫn của mình.

- Người ông chiều chiều tha thẩn đi dạo trong vườn trong ánh nắng cuối chiều của mùa thu, phải chăng khi con người ở vào cái tuổi “ xưa nay hiếm” thường hay lặng lẽ đón nhận tuổi già của mình cùng thiên nhiên?! Và nắng cuối chiều cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi của ông – cái tuổi không còn tinh anh nữa…

- Bằng cái nhìn trẻ thơ, trong veo, ăm ắp yêu thương của đứa cháu nhỏ, khổ thơ gợi hình ảnh người ông đã già thường góp nhặt niềm vui tuổi già vào mỗi buổi chiều nơi khu vườn nhỏ, hòa mình cùng thiên nhiên, cùng giọt nắng chiều nơi vườn nhà. Cuộc đời ông đã trải bao thăng trầm nhưng đến khi về già ông thanh thản, chẳng mấy bận tâm về chuyện đời, chuyện người. Tâm hồn ông giờ đây trong veo như giọt nắng thu nghiêng nghiêng mà ông gom lại cho tuổi già thêm niềm vui.

- Dù thời gian đã hằn in trên cuộc đời của ông, trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa nhưng tình yêu thương trong ông không bao giờ vơi cạn, ông vẫn luôn dành cho con cháu tất cả yêu thương “Ông không còn trí nhớ/ Ông chỉ còn tình yêu ”: bao yêu thương đong đầy ông dành cả cho đứa cháu nhỏ bên ông.

- Khổ thơ gợi hình ảnh hai ông cháu một già một trẻ đang cùng cười vui, cùng nắm tay nhau đi dạo quanh khu vườn điều đó làm cho không gian thêm ấm áp, tình ông cháu thêm bền chặt.

- Với con mắt quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm đứa cháu nhỏ cảm nhận về không gian mùa thu đã chạm ngõ

Bé khẽ mang chiếc lá

…………………….

Quẫy nhẹ mùa thu sang

- Sắc vàng của lá hòa trong màu nắng tinh khôi làm nên vệt vàng lung linh, cả không gian như tràn ngập sắc vàng. Một chiếc lá vàng rụng xuống thật khẽ, thật nhẹ làm xao động không gian, xao động cả lòng trẻ thơ…

- Đứa cháu nhỏ như hiểu ý ông “ khẽ mang chiếc lá/ đặt vào vệt nắng vàng” để rồi “ Ông nhặt lên chiếc nắng”, cả hai ông cháu cùng đón nhận mùa thu sang. Thu sang thật êm dịu, không gian thu đang chuyển mình để rồi “ Quẫy nhẹ” – âm thanh mùa thu, tiếng thu đang cựa quậy, chuyển mình, bước chuyển mùa cũng thật khẽ khàng và dịu êm.

Bài thơ là giọt lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông kính yêu của mình. Đó chính là giọt trong vắt của yêu thương. Chính phép màu của yêu thương đã thu niềm vui tuổi già của ông vào trong giọt nắng. Bởi yêu thương tạo ra mọi kì diệu cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật. Bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng” là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cái gốc yêu thương cho con người!

- Bài thơ lắng lại trong ta bao suy ngẫm: Biết trân trọng, kính yêu người thân trong gia đình, biết mở rộng tâm hồn để lắng nghe, cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời. Phải có tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên tạo vật tha thiết nhà thơ mới có thể cảm nhận bước đi của thời gian, không gian thu tinh tế và chính xác đến vậy.

* Phân tích nghệ thuật đặc sắc

Thơ ca bao giờ cũng phát khởi nơi tình cảm dạt dào của người nghệ sĩ và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt. Thơ là sự lên tiếng của trái tim, là rung động tâm hồn, là dòng cảm xúc chân thành, mãnh liệt từ đó nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình thông qua hệ thống ngôn từ giàu giá trị biểu cảm. Bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh là bài thơ thể hiện tiếng lòng đứa cháu nhỏ yêu kính người ông của mình và thể hiện qua những ngôn từ trong sáng, gần gũi, giản dị, trong sáng – đó là ngôn ngữ ấu nhi rất đặc trưng của đồng dao.Vì lẽ đó, người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế, lao động nghiêm túc, tâm huyết với ngòi bút thì mới tạo nên những tác phẩm có giá trị sống mãi với thời gian. Còn bạn đọc cũng luôn khao khát được đón nhận những vần thơ tác tuyệt, được đồng sáng tạo cùng nhà thơ để thấu hiểu hơn bản thân, con người và cuộc đời.

3. Kết bài: Thơ ca là câu hát được vang lên và thăng hoa từ tận sâu nơi xúc cảm của người nghệ sĩ để rồi những tác phẩm được ra đời từ đó, thơ ca bắt rễ từ tiếng lòng của người cầm bút và được nhà thơ tinh chắt ngôn ngữ để dệt nên cây đàn muôn điệu làm say đắm lòng người. “Ra vườn nhặt nắng” là bài thơ đã bắt rễ từ giọt lòng của Nguyễn Thế Hoàng Linh dành cho người ông đã già của mình và kết tinh từ tài nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ thực sự đã “Bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.

Phân tích Ra vườn nhặt nắng (mẫu 1)

Trong thế giới văn chương rộng lớn, có những tác phẩm vừa ra đời nhưng cũng đã bị lãng quên ngay nhưng cũng có những tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm. Những tác phẩm ấy đã trở thành “ những bài ca đi cùng năm tháng” và để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong những tác phẩm ấy có thể kể đến bài thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Bài thơ mở đầu với hình ảnh người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu. Ông ra vườn nhặt nắng Tha thẩn suốt buổi chiều Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn tình yêu Lời thơ thể hiện cái nhìn hồn nhiên đáng yêu của người cháu dưới hình ảnh ông ra vườn "nhặt" nắng, bầu trời tuổi thơ như ùa về với bao kỷ niệm. Dưới con mắt ngây thơ, hồn nhiên đó, ông hiện lên đầy thân thương. Tuổi tác đã lấy đi trí nhớ của ông nhưng "ông chỉ còn tình yêu", đó là sức mạnh của tình thân, thời gian có thay đổi thì tình yêu ông dành cho cháu vẫn mãi mãi vẹn nguyên đong đầy. Từ đó ta cũng cảm nhận được tình thương vô tư, ấm áp và lòng kính trọng của người cháu dành cho ông. Để rồi mỗi chúng ta ý thức hơn về thái độ, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Hãy yêu thương thật nhiều, chia sẻ và quan tâm tới người thân để sau này khi nhớ lại, ta sẽ thấy thật trọn vẹn chứ không phải là nỗi đau buồn và tiếc nuối. Để không làm phiền ông, cậu bé đã “khẽ” mang chiếc lá đặt vào trong nắng. Dường như tình cảm của người cháu cũng đầy ắp, phủ kín của chiếc lá vàng: Bé khẽ mang chiếc là Đặt vào vệt nắng vàng Ông nhặt lên chiếc nắng Quấy nhẹ, mùa thu sang Điệp từ "Ông" nhằm nhấn mạnh khẳng định tình yêu thương vô bờ, của của ông dành cho cháu, tình yêu ấy không bao giờ thay đổi dù thế nào đi nữa. Bài thơ "Ra vườn nhặt nắng" của Nguyễn Thế Hoàng Linh nhắn nhủ với người đọc về tình cảm gia đình quý báu. Đó là thứ tình cảm luôn được lan tỏa một cách vô tư nhất.

Trước những rào cản và thời gian hay tuổi tác thì tình yêu thương đó sẽ không bao giờ thay đổi, hãy luôn qua tâm và trân trọng những người thân yêu trong gia đình.

Phân tích Ra vườn nhặt nắng (mẫu 2)

“Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã làm tươi trong lại hồn người và tươi trong lại thế giới này bởi lời thơ hồn nhiên, giàu yêu thương của một đứa trẻ dành tình yêu cho người ông đã già của mình. “Ngây ngô mà ý vị” là chất thơ tỉnh ròng của sự sống này. Nó vô ý mà hữu ý. Nó vô tư mà hữu tình. Cứ hồn nhiên mà dạt dào ý vị.

Mở đầu bài thơ là những cảm nhận rất trong sáng, đầy yêu thương của người cháu với người ông đã già, không còn minh mẫn của mình.

“Ông ra vườn nhặt nắng

Tha thẩn suốt buổi chiều

Ông không còn trí nhớ

Ông chỉ còn tình yêu”

Đó là người ông đã già, chiều chiều tha thẩn đi dạo trong vườn cùng ánh nắng cuối chiều của mùa thu, phải chăng khi con người ở vào cái tuổi “xưa nay hiểm” thường hay lặng lẽ đón nhận tuổi già của mình cùng thiên nhiên?! Cái nắng được nhìn qua con mắt trong veo của đứa cháu nhỏ cũng trở nên hồn nhiên như đùa vui đậu trên vai ông. Và nắng cuối chiều cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi của ông – cái tuổi không còn tỉnh anh nữa. Bằng cái nhìn trẻ thơ, trong veo, ăm ắp yêu thương của đứa cháu nhỏ, khổ thơ gợi hình ảnh người ông đã già thường góp nhặt niềm vui tuổi già vào mỗi buổi chiều nơi khu vườn nhỏ, hoà mình cùng thiên nhiên, cùng giọt nắng chiều nơi vườn nhà. Cuộc đời ông đã trải bao thăng trầm nhưng đến khi về già ông thanh thân, chẳng mấy bận tâm về chuyện đời, chuyện người. Người ông không còn minh mẫn nữa cũng “hồn nhiên” như cái nắng cuối chiều. Tâm hồn ông giờ đây trong veo như giọt năng thu nghiêng nghiêng mà ông gom lại cho tuổi già thêm niềm vui. Dù thời gian đã hãn in trên cuộc đời của ông, trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa nhưng tỉnh yêu thương trong ông không bao giờ vơi cạn, ông vẫn luôn dành cho con cháu tất cả yêu thương, đặc biệt bao yêu thương đong đầy ông dành cả cho đứa cháu nhỏ bên ông.

“Ông không còn trì nhớ

Ông chỉ còn tình yêu”

Khổ thơ gợi hình ảnh hai ông cháu một già một trẻ đang cùng cười vui, cùng nắm tay nhau đi dạo quanh khu vườn điều đó làm cho không gian thêm ấm áp, tình ông cháu thêm bền chặt. Với con mắt quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm đứa cháu nhỏ cảm nhận về không gian mùa thu đã chạm ngõ.

“Bê khẽ mang chiếc lá

Đặt vào vệt nắng vàng

Ông nhặt lên chiếc nắng

Quẩy nhẹ mùa thu sang”

Sắc vàng của lá hoà trong màu nắng tinh khôi làm nên vệt vàng lung linh, cả không gian như tràn ngập sắc vàng. Một chiếc lá vàng rụng xuống thật khẽ, thật nhẹ làm xao động không gian, xao động cả lòng trẻ thơ... Đứa cháu nhỏ như hiểu ý ông nên “khẽ mang chiếc lá/ đặt vào vệt nắng vàng” để rồi “Ông nhặt lên chiếc nắng”, cả hai ông cháu cùng đón nhận khoảnh khắc mùa thu sang. Thu sang thật êm dịu, không gian thu đang chuyển mình để rồi “Quẩy nhẹ” - âm thanh mùa thu, tiếng thu đang cựa quậy, chuyển mình, bước chuyển mùa cũng thật khẽ khàng và dịu êm, lắng vào hồn người. Phải có tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên tạo vật tha thiết nhà thơ mới có thể cảm nhận bước đi của thời gian, không gian thu tinh tế và chính xác đến vậy! Không nhìn bằng giọt sương, làm sao thấy ra “chiếc nắng”, làm sao thấy ra trong nó mùa thu ẩn mình, rồi khi chiếc nắng vừa quẫy nhẹ, mùa thu liền vẫy cánh bay lên? Chỉ ai còn nguyên một đứa bé trong mình mới còn giọt sương trong veo đó. Một giọt sương như thể, dường như, vẫn yên nguyên trong Nguyễn Thế Hoàng Linh. Nó giúp nhà thơ ra vườn nhặt nắng và xây được hành tinh của riêng mình: hành tỉnh trong một giọt sương.

Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế hoàng Linh là giọt lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông kính yêu của mình. Đó chính là giọt trong vắt của yêu thương. Chính phép màu của yêu thương đã thu niềm vui tuổi già của ông vào trong giọt nắng. Bởi yêu thương tạo ra mọi điều kì diệu cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật. Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cái gốc yêu thương cho con người! Thơ văn sẽ chẳng là gì, nếu không phải là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cải gốc yêu thương cho con người. Nhất là, yêu thương của con trẻ bao giờ cũng là những giọt trong nhất, hồn nhiên nhất.

“Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong veo bởi ngôn ngữ ấu nhi thể hiện nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ. Thứ ngôn ngữ giản dị cùng với lối viết hồn hậu, tươi trong, chân thật như lời tâm sự, thủ thỉ kể chuyện, tâm tỉnh đã làm nên điều ngọt ngào của yêu thương cho bài thơ nhỏ xinh.

Vậy là, trên đôi cánh ngộ nghĩnh vốn có của thơ thiếu nhi, Nguyễn Thế Hoàng Lình đã mang đến một vẻ ngây thơ mà ý vị riêng. Bài thơ lắng lại trong ta bao suy ngẫm: hãy biết trân trọng, kính yêu người thân trong gia đình, biết mở rộng tâm hồn để lắng nghe, cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời có như vậy tâm hồn trẻ thơ mới luôn tươi rói và trong veo. Bài thơ là một độ trong mới, một nhịp rung của hồn trẻ hôm nay. Bởi thế, “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh luôn được bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi yên mến!

Phân tích Ra vườn nhặt nắng (mẫu 3)

Trong những bài thơ, hình tượng của nhân vật tác giả thể hiện đều liên hệ trực tiếp tới nội dung tác phẩm. Thông qua những hình ảnh, âm thanh hay mùi hương quen thuộc, người ta có thể bày tỏ tình cảm của mình tới hiện thực. Trong bài thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, hình ảnh nhân vật người ông xuất hiện trong cả bài thơ, cũng nói về một tuổi thơ gắn với hình ảnh người ông của tác giả.

Ra vườn nhặt nắng là một “hành động” được coi là phi thực tế. Đầu tiên, bởi nắng không phải là thực thể, con người không thể chạm tới được. Ra vườn nhặt nắng là một chuỗi hành động kế tiếp nhau, có tính liên kết với nhau. Dùng nó làm nhan đề một bài thơ quả thực rất thú vị.

Người ông được tác giả miêu tả xuất hiện ngay sau chuỗi hành động ra vườn nhặt nắng ở nhan đề. Khung cảnh một buổi chiều ngày hè nắng vàng rực rỡ, người ông thong thả ra vườn, nhặt từng mảnh mùa hạ. Không hiểu vì nguyên nhân gì đó, hành động này được lặp lại cả buổi chiều. Tha thẩn là tính từ, thể hiện sự từ tốn, nhưng cũng thể hiện sự không để tâm vào việc mình đang làm. Vậy lý do gì khiến ông trong buổi chiều ấy không nghỉ ngơi, mà lại ra vườn nhặt nắng?

Trong hai câu thơ âu của khổ 1, tác giả đã đưa ra lý do của hành động đó:

“Ông không còn trí nhớ.

Ông chỉ còn tình yêu.”

Ta có thể lý giải rằng, người ông tuổi đã cao, trí nhớ không còn tốt như xưa nữa. Người già tính tình cũng rất giống trẻ con, thay đổi thất thường. Không hiểu được ông ra vườn để làm gì cả. Chính vì vậy, tác giả lại càng làm nổi bật lên hình ảnh người ông với đầy ắp tình yêu thương. Gia tài của ông còn lại chỉ có một một tình yêu với các cháu, với thiên nhiên, với người bạn già và cả ánh nắng rực rỡ ngày hạ.

Hình ảnh của nhân vật thứ hai xuất hiện. Đó chính là người cháu của ông, một cậu bé dễ thương và cũng vô cùng tinh tế. Để không làm phiền ông, cậu bé “khẽ” mang chiếc lá đặt vào trong nắng. Dường như, tình cảm của người cháu cũng đầy ắp, phủ kín của chiếc lá vàng. Sau đó, tình cảm đó cũng được ông cầm lên. Vậy là, nhờ tình cảm của hai người, mùa hạ nắng gắt lui đi, để lại mùa thu mát mẻ.

Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhất là chiếc lá và những vạt nắng cuối hạ. Chúng góp phần làm cho tình ông cháu thêm sâu sắc, cũng khiến cho tuyến tình cảm trong bài được bộ lộ càng rõ ràng. Câu văn được sử dụng rất giản dị, quen thuộc và gần gũi với độc giả. Chiếc lá, chiếc nắng được tác giả miêu tả rất khéo. Dường như, nhờ tình yêu thương của hai ông cháu, ánh nắng ấy cũng hóa thành thực thể.

Chỉ với hai đoạn thơ không dài, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của mùa thu, vẻ đẹp của tình thân. Chẳng phải những gì quá cao cả hay xa lạ, tất cả hiện hữu xung quanh ta với một hình hài đơn giản nhất. Bài thơ thành thành công khiến cho người đọc thấy cảm động và ấn tượng với nội dung và cách hành văn của mình.

Phân tích Ra vườn nhặt nắng (mẫu 4)

Andre Chenien từng nhận định "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”. Thật vậy, thơ ca là thế giới tâm hồn, tình cảm, là những rung cảm sâu sắc trước cuộc đời của nhà thơ; thơ ca thể hiện những tình cảm phong phú, những cung bậc cảm xúc đa dạng, những góc nhìn đa chiều của người nghệ sĩ trước cuộc đời.

Thêm vào đó thơ ca là nghệ thuật ngôn từ nên thơ ca được tạo nên bởi âm thanh, từ ngữ, hình ảnh sinh động, đẹp đẽ nhất. Cùng quan điểm đó, có ý kiến cho rằng “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh là bài thơ đã “bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.

Ý kiến trên bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ ca. Một tác phẩm thơ ca chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt. Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu trong lòng tác giả. Và để bài thơ thực sự đi vào lòng người thì lời thơ bao giờ cũng được chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc nơi người đọc.

Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc đối với thơ ca. Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống, thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện. Cái lớp ngôn từ bên ngoài đẹp đẽ sẽ chỉ là một thứ vỏ không hồn nếu nó chẳng chứa đựng một nội dung cao cả gây xúc động lòng người. Thơ không chỉ là chiều sâu suy ngẫm mà còn là sự chắt lọc kết tinh nơi ngôn từ, thơ đẹp còn bởi ngôn từ đẹp, giàu nhịp điệu, hình ảnh, âm điệu, âm hưởng, nhạc điệu thơ…

Người nghệ sĩ lấy những cảm xúc chân thành của mình ra để viết nên những vần thơ đẹp làm rung động lòng người, có như vậy tác phẩm mới sống lâu bền trong lòng độc giả. Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh là bài thơ có những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

Người ông chiều chiều tha thẩn đi dạo trong vườn trong ánh nắng cuối chiều của mùa thu, phải chăng khi con người ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” thường hay lặng lẽ đón nhận tuổi già của mình cùng thiên nhiên? Và nắng cuối chiều cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi của ông – cái tuổi không còn tinh anh nữa…

Ông ra vườn nhặt nắng.

Tha thẩn suốt buổi chiều.

Ông không còn trí nhớ.

Ông chỉ còn tình yêu.

Bằng cái nhìn trẻ thơ, trong veo, ăm ắp yêu thương của đứa cháu nhỏ, khổ thơ gợi hình ảnh người ông đã già thường góp nhặt niềm vui tuổi già vào mỗi buổi chiều nơi khu vườn nhỏ, hoà mình cùng thiên nhiên, cùng giọt nắng chiều nơi vườn nhà. Cuộc đời ông đã trải bao thăng trầm nhưng đến khi về già ông thanh thản, chẳng mấy bận tâm về chuyện đời, chuyện người. Tâm hồn ông giờ đây trong veo như giọt nắng thu nghiêng nghiêng mà ông gom lại cho tuổi già thêm niềm vui.

Dù thời gian đã hằn in trên cuộc đời của ông, trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa nhưng tình yêu thương trong ông không bao giờ vơi cạn, ông vẫn luôn dành cho con cháu tất cả yêu thương “Ông không còn trí nhớ/ Ông chỉ còn tình yêu ”: bao yêu thương đong đầy ông dành cả cho đứa cháu nhỏ bên ông.

Khổ thơ gợi hình ảnh hai ông cháu một già một trẻ đang cùng cười vui, cùng nắm tay nhau đi dạo quanh khu vườn điều đó làm cho không gian thêm ấm áp, tình ông cháu thêm bền chặt.

Với con mắt quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm đứa cháu nhỏ cảm nhận về không gian mùa thu đã chạm ngõ:

Bé khẽ mang chiếc lá.

Đặt vào vệt nắng vàng.

Ông nhặt lên chiếc nắng.

Quẫy nhẹ, mùa thu sang

Sắc vàng của lá hoà trong màu nắng tinh khôi làm nên vệt vàng lung linh, cả không gian như tràn ngập sắc vàng. Một chiếc lá vàng rụng xuống thật khẽ, thật nhẹ làm xao động không gian, xao động cả lòng trẻ thơ…

Đứa cháu nhỏ như hiểu ý ông “khẽ mang chiếc lá/ đặt vào vệt nắng vàng” để rồi “Ông nhặt lên chiếc nắng”, cả hai ông cháu cùng đón nhận mùa thu sang. Thu sang thật êm dịu, không gian thu đang chuyển mình để rồi “Quẫy nhẹ” âm thanh mùa thu, tiếng thu đang cựa quậy, chuyển mình, bước chuyển mùa cũng thật khẽ khàng và dịu êm.

Bài thơ là giọt lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông kính yêu của mình. Đó chính là giọt trong vắt của yêu thương. Chính phép màu của yêu thương đã thu niềm vui tuổi già của ông vào trong giọt nắng. Bởi yêu thương tạo ra mọi kì diệu cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật. Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cái gốc yêu thương cho con người!

1 193 31/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: