Lập luận là gì? Mục đích của lập luận là gì? Các phương pháp lập luận
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về lập luận với đầy đủ ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được đặc điểm của lập luận để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Lập luận là gì? Mục đích của lập luận là gì? Các phương pháp lập luận
1. Lập luận là gì?
Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lý tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lý tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước.
Theo từ điển tiếng Việt thì trong triết học, lập luận là năng lực cơ bản của tư duy, thể hiện ở quá trình chuyển đổi các hình thức và các bước phát triển của tư duy nhằm thu được kết quả mong muốn. Có hai kiểu chính của lập luận:
-
Lập luận theo kiểu rút ra kết luận từ các tiền đề đã cho trước, gọi chung là luận kết. Luận kết có thể theo lối suy diễn, quy nạp hoặc loại tỉ,...
-
Lập luận theo kiểu truy tìm các luận cứ để luận chứng các luận đề nhất định, gọi chung là luận chứng. Luận chứng có thể là chứng minh hoặc là phản bác.
Hiểu một cách cơ bản, lập luận là khả năng một người thể hiện tư duy, ý nghĩ của mình qua ngôn ngữ (viết, nói) nhằm thuyết phục hoặc chứng minh với người khác; để họ tin tưởng, đồng thuận và nghe theo một điều gì đó mà người lập luận muốn.
2. Thao tác lập luận là gì?
Thao tác lập luận bao gồm có 6 thao tác, mỗi thao tác lại có ý nghĩa, tác dụng khác nhau. Phần dưới đây HoaTieu xin giới thiệu chi tiết về 6 loại thao tác này tới bạn đọc.
- Thao tác lập luận giải thích:
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
- Thao tác lập luận phân tích: Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Thao tác lập luận chứng minh: Dùng những bằng chứng, dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. (Nên dùng dẫn chứng phong phú, tiêu biểu để dễ nhận được sự đồng thuận).
- Thao tác lập luận so sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
- Thao tác lập luận bình luận: Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
- Thao tác lập luận bác bỏ: Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
3. Mục đích của lập luận
Mục đích cuối cùng của lập luận đơn giản chỉ là thuyết phục người khác tin tưởng, đồng ý với ý kiến, lý lẽ mà người lập luận muốn đạt tới. Hoặc đưa ra một nhận định, dùng lập luận để chứng minh nhận định đó là đúng và nhận được sự tin tưởng, đông thuận của người khác.
Tuy nhiên để lấy được lòng tin, sự đồng tình của người khác cũng không phải là điều dễ dàng, mà người lập luận cần luyện tập kỹ năng thật tốt để có những lập luận sâu sắc, tư duy logic và thuyết phục được mọi người.
Tóm lại, mục đích của lập luận bao gồm:
-
Thuyết phục: Một trong những mục đích chính của lập luận là thuyết phục người nghe hoặc độc giả về một quan điểm, quyết định, ý kiến cụ thể. Lập luận được sử dụng để làm cho người khác chấp nhận hoặc đồng ý với quan điểm của người lập luận.
-
Chứng minh: Lập luận thường đi kèm với việc cung cấp bằng chứng, dẫn chứng hoặc logic để chứng minh tính đúng đắn của một quan điểm, ý kiến. Bằng cách này, lập luận giúp thể hiện độ tin cậy của quan điểm được đề xuất.
-
Xác nhận và đánh giá: Lập luận có thể được sử dụng để xác nhận hoặc đánh giá một ý kiến, giả định, quyết định. Nó giúp người lập luận hiểu rõ hơn về tính hợp lý và hiệu quả của quan điểm.
-
Giáo dục: Lập luận có thể được sử dụng để giáo dục người nghe hoặc độc giả về một vấn đề cụ thể, cung cấp thông tin, ý kiến một cách có tổ chức và logic.
-
Thách thức ý kiến phản đối: Lập luận thường bao gồm việc xem xét ý kiến phản đối và cung cấp lý do vì sao quan điểm của người lập luận là hợp lý hơn. Điều này giúp tăng cường tính thuyết phục của lập luận.
4. Các phương pháp lập luận
a. Lập luận suy luận
Lập luận suy luận là một phương pháp lập luận dựa trên quá trình rút ra kết luận mới từ những tiền đề đã biết hoặc được cho là đúng. Trong lập luận suy luận, người lập luận sử dụng các tiền đề chung và từ đó suy luận ra một kết luận cụ thể. Phương pháp này chủ yếu dựa vào quy luật logic, với giả định rằng nếu các tiền đề đúng, thì kết luận sẽ cũng là đúng.
Ví dụ, giả sử có hai tiền đề sau: Tất cả học sinh lớp 12 đã hoàn thành khóa học văn học cơ bản. Minh là học sinh lớp 12. Từ đây, chúng ta có thể suy luận rằng Minh đã hoàn thành khóa học văn học cơ bản, dựa trên quy luật chung rằng tất cả học sinh lớp 12 đã hoàn thành môn học này.
b. Lập luận quy nạp
Đây là phương pháp mà người lập luận sử dụng một quy tắc hay quy luật chung để áp dụng cho một tình huống cụ thể. Thay vì dựa vào các tiền đề, lập luận quy nạp giả định rằng một quy luật chung sẽ áp dụng cho tất cả các trường hợp tương tự. Phương pháp này thường dựa vào nhận thức về sự tương đồng giữa các tình huống để đưa ra kết luận.
Ví dụ, nếu biết rằng tất cả những người điều khiển xe máy đều phải có giấy phép lái xe và Maria là người điều khiển xe máy, ta có thể quy nạp rằng Maria phải có giấy phép lái xe.
c. Lập luận chứng minh
Với phương pháp này, người lập luận sử dụng bằng chứng và dẫn chứng để hỗ trợ một quan điểm, ý kiến cụ thể. Theo đó, người lập luận không chỉ đưa ra quan điểm mà còn cung cấp các dữ liệu, sự kiện, ví dụ cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của quan điểm.
Ví dụ, nếu người ta muốn chứng minh rằng việc tăng cường giáo dục về an toàn giao thông sẽ giảm tai nạn giao thông, họ có thể đưa ra bằng chứng. Đó là số liệu thống kê về sự giảm số vụ tai nạn ở các khu vực có chương trình giáo dục an toàn giao thông, hoặc có thể trình bày nghiên cứu cho thấy người tham gia chương trình này có xu hướng tuân thủ các biện pháp an toàn hơn.
d. Lập luận loại suy luận
Phương pháp lập luận loại suy luận là quá trình sử dụng đặc điểm chung của một nhóm để đưa ra kết luận về một thành viên cụ thể của nhóm đó. Thường người lập luận sẽ áp dụng một quy tắc tổng quát cho một tập hợp hay loại những đối tượng có các đặc điểm tương tự.
Ví dụ, nếu biết rằng tất cả những con chim có cánh đều có khả năng bay và ta thấy một con vẹt, ta có thể loại suy luận rằng con vẹt cũng có khả năng bay. Trong trường hợp này, người lập luận sử dụng đặc điểm chung là có cánh của tất cả các con chim để đưa ra kết luận về khả năng bay của con vẹt.
e. Lập luận ngụy biện
Đây là quá trình sử dụng một ví dụ cụ thể hoặc trường hợp đặc biệt để đưa ra một kết luận tổng quát về một nhóm hay tình huống. Ngụy biện thường dựa trên giả định rằng một trường hợp đặc biệt có thể được coi là đại diện cho toàn bộ nhóm hay tình huống.
Ví dụ, nếu người lập luận nói rằng anh ta đã gặp một người học viên lười biếng và từ đó rút ra kết luận rằng tất cả học viên trong khóa học đó đều lười biếng, thì đó là một ngụy biện. Người lập luận đã sử dụng một ví dụ cụ thể (người học viên lười biếng) để đưa ra một kết luận tổng quát về toàn bộ nhóm (tất cả học viên trong khóa học).
f. Lập luận phân tích
Phương pháp này đề cập đến việc phân tích một vấn đề lớn thành các thành phần nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về cấu trúc và tương tác giữa chúng. Trong lập luận này, người lập luận tập trung vào việc phân giải thành phần, yếu tố, chi tiết cụ thể để có cái nhìn tổng thể về vấn đề.
Ví dụ, nếu người lập luận muốn hiểu tại sao một công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính, họ có thể sử dụng phương pháp phân tích để xem xét các yếu tố như chi phí vận hành, doanh số bán hàng, chiến lược tiếp thị, quản lý tài chính. Bằng cách này, người lập luận có thể xác định rõ những yếu tố cụ thể nào đang ảnh hưởng đến tình trạng khó khăn của công ty và từ đó đưa ra các giải pháp.
g. Lập luận giải thích
Phương pháp lập luận giải thích là việc tập trung vào trình bày nguyên nhân hoặc lý do đằng sau một sự kiện, hiện tượng, quy luật. Người lập luận giải thích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả hoặc các yếu tố ảnh hưởng để làm cho hiện tượng đó trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.
Ví dụ, nếu người lập luận muốn giải thích tại sao doanh số bán hàng của một sản phẩm tăng lên, họ có thể trình bày các nguyên nhân như chiến dịch quảng cáo hiệu quả, giảm giá kích thích mua sắm, sự tăng cường chất lượng sản phẩm. Như vậy, người lập luận không chỉ mô tả sự tăng trưởng mà còn giải thích tại sao nó xảy ra.
h. Lập luận bình luận
Đây là phương pháp sử dụng ý kiến cá nhân, quan điểm, nhận xét để đưa ra kết luận về một vấn đề hay sự kiện nào đó. Người lập luận không chỉ đưa ra quan điểm mà còn giải thích và chứng minh lý do vì sao họ nghĩ như vậy.
Ví dụ, nếu người lập luận muốn bình luận về một bộ phim mới, họ có thể chia sẻ quan điểm cá nhân về cách diễn viên thể hiện vai diễn, cách kịch bản được phát triển hoặc cách đạo diễn xử lý các tình tiết. Họ không chỉ nêu rõ ý kiến cá nhân mà còn giải thích và chứng minh tại sao họ có quan điểm đó.
5. Các công cụ lập luận
a. Luận điểm
Là ý kiến thể hiện quan điểm của người nói khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề. Một luận điểm cần thể hiện rõ ràng ngay kết luận, ý chính cũng như các khái niệm hay các nguyên tắc đánh giá về vấn đề đó của người nói.
Bên cạnh đó, người nghe sẽ thường dựa theo bài nói nhờ các ý chính, dẫn chứng nổi bật, trọng yếu trong bài luận nên luận điểm cần được trình bày dễ hiểu, logic và có hệ thống.
Yêu cầu đối với luận điểm:
-
Chính xác, phù hợp và nêu ra được bản chất nội tại của vấn đề
-
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bảo vệ mình
-
Đúng theo quy định của pháp luật, đúng đạo lý luân thường, đạo đức, văn hóa xã hội và thuần phong mỹ tục.
Ví dụ về luận điểm:
-
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp ruộng ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu
→ Luận điểm khẳng định tội ác về kinh tế của thực dân Pháp
b. Luận cứ
Là lý lẽ mà người nói sử dụng để chứng minh, khẳng định hay bác bỏ để làm rõ luận điểm của mình đưa ra.
Yêu cầu đối với luận cứ:
-
Phải làm rõ được các ý trong luận điểm
-
Logic (chặt chẽ, hệ thống)
-
Đúng đắn, bảo vệ đúng về đối tượng mình bảo vệ
-
Mang tính thuyết phục cao, dễ hiểu và dễ nhớ.
Ví dụ về luận cứ
-
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
-
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
-
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng
→ 3 luận cứ làm rõ luận điểm trên chứng minh rằng tội ác của chúng trên mọi phương diện.
c. Luận chứng
Là bằng chứng, dẫn chứng được sử dụng để làm rõ luận cứ, chúng minh cho luận điểm của mình.
Yêu cầu đối với luận chứng
-
Đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ
-
Đản bảo được giá trị chứng minh theo hướng có lợi cho mình
-
Được lựa chọn kỹ càng, sắp xếp khoa học
-
Gắn kết với lý lẽ đưa ra
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)