TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Hành trình của bầy ong (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Hành trình của bầy ong gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 148 06/02/2025


Phân tích bài thơ Hành trình của bầy ong

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Hành trình của bầy ong (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Phân tích bài thơ Hành trình của bầy ong

I. Mở bài

“Hành trình của bầy ong” của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một tác phẩm đầy ý nghĩa, miêu tả hành trình không ngừng nghỉ của bầy ong trong việc tìm kiếm hoa và làm mật cho đời. Bài thơ không chỉ là câu chuyện về bầy ong, mà còn là lời nhắc nhở về sự kiên trì, bền bỉ và ý nghĩa của mỗi hành động trong cuộc sống. Những gì chúng ta làm hôm nay sẽ góp phần tạo nên giá trị và ý nghĩa cho ngày mai. Qua thông điệp đó, bài thơ gợi lên những bài học quý báu về quá trình tu dưỡng và học tập của mỗi cá nhân, nhấn mạnh đến sự kiên trì, nỗ lực, và tấm lòng cống hiến không ngừng.

II. Thân bài

1. Khổ thơ 1: Hành trình tìm kiếm không ngừng nghỉ của bầy ong

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Bài thơ mở đầu với hình ảnh bầy ong “đôi cánh đẫm nắng trời” bay đi tìm hoa. Hình ảnh thơ gợi lên sự cần mẫn và miệt mài của đàn ong trong một không gian dài rộng. Hành trình tìm hoa của bầy ong không chỉ diễn ra trong không gian “nẻo đường xa” mà còn trong thời gian “vô tận”. Điều này thể hiện sự bền bỉ, kiên trì và không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình kiếm tìm mật ngọt. Hình ảnh bầy ong là ẩn dụ cho sự cần cù, chăm chỉ và tinh thần không bỏ cuộc của con người trong cuộc sống. Hình ảnh này tượng trưng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ, dù cho không gian rộng lớn và thời gian vô tận. Hành trình của bầy ong giống như hành trình của mỗi cá nhân trong cuộc sống, không ngừng nỗ lực tìm kiếm những giá trị mới.

2. Khổ thứ 2: Sự cống hiến qua những khám phá và trải nghiệm

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Khổ thơ thứ hai miêu tả hành trình khám phá đa dạng của bầy ong, từ rừng sâu đến bờ biển, từ đất liền đến quần đảo xa xôi. Bầy ong không ngại khó khăn, hiểm nguy, luôn tìm kiếm những loài hoa mới để kiếm tìm những giá trị mới, dù đó có thể là những loài hoa vô danh. Bầy ong không chỉ tìm hoa ở những nơi dễ dàng, mà còn “tìm nơi thăm thẳm rừng sâu”, “bờ biển sóng tràn” và “quần đảo khơi xa”. Sự nỗ lực và kiên trì của bầy ong trong việc tìm kiếm mật ngọt được nhấn mạnh qua các hình ảnh này. Hình ảnh những loài hoa khác nhau, từ hoa chuối, hoa ban đến những loài hoa không tên, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và sống động, ồng thời thể hiện sự khám phá những điều mới mẻ Đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho việc mỗi cá nhân bất chấp khó khăn, thử thách để không ngừng học hỏi và đóng góp giá trị cho cuộc sống.

3-Khổ thơ 3: Sự kết nối và ý nghĩa lan tỏa giá trị của công việc

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)

Khổ thơ thứ ba nhấn mạnh sự kết nối và lan tỏa giá trị của bầy ong. Hành trình của bầy ong không chỉ đơn thuần là tìm kiếm mật ngọt, mà còn mang ý nghĩa kết nối . Hình ảnh “rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa” thể hiện sự gắn kết, đồng lòng của bầy ong. Công việc của bầy ong không chỉ làm cho cuộc sống hiện tại ngọt ngào mà còn kết nối những vùng đất xa xôi, từ rừng hoang đến biển cả. “Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa” không chỉ diễn tả sự tìm kiếm mà còn là sự kết nối những giá trị từ các miền không gian và khoảng thời gian khác nhau. Điều này gợi liên tưởng đến quá trình học tập và tu dưỡng của mỗi cá nhân, không chỉ học hỏi mà còn phải chia sẻ, lan tỏa tri thức và giá trị đến mọi người xung quanh.

4. Khổ thơ 4: Sự lặng thầm và cống hiến của bầy ong

Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Khổ thơ cuối cùng tôn vinh sự lặng thầm và cống hiến của bầy ong. Dù trải qua bao khó khăn, “mưa nắng vơi đầy”, bầy ong vẫn lặng lẽ thu gom và giữ gìn những giá trị ngọt ngào, lưu giữ “những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”. Hành trình của bầy ong không chỉ là cho hiện tại mà còn là sự cống hiến cho tương lai, khi chúng “giữ hộ cho người/những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”. Đây là một bài học quý báu cho mỗi cá nhân, rằng sự cống hiến và nỗ lực không phải lúc nào cũng được công nhận ngay lập tức, nhưng những giá trị mà chúng ta tạo ra sẽ luôn được ghi nhận và tôn vinh theo thời gian. Qua đó, tác giả tôn vinh những con người lao động cần cù, chăm chỉ, luôn hy sinh vì lợi ích chung.

5. Bài học về quá trình tu dưỡng và học tập của mỗi cá nhân

Từ nội dung bài thơ “Hành trình của bầy ong”, ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá về quá trình tu dưỡng và học tập của mỗi cá nhân:
Kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ: Như bầy ong không ngừng bay đi tìm hoa, mỗi cá nhân cần phải kiên trì và nỗ lực không ngừng trong việc học tập và phát triển bản thân. Không gian rộng lớn và thời gian vô tận tượng trưng cho những thử thách và cơ hội mà chúng ta phải đối mặt và khám phá.

Khám phá và cống hiến: Hành trình tìm kiếm của bầy ong từ rừng sâu đến biển khơi, từ đất liền đến quần đảo xa xôi là hình ảnh ẩn dụ cho sự khám phá và cống hiến của mỗi cá nhân. Chúng ta cần phải mở rộng tầm nhìn, khám phá những điều mới mẻ và đóng góp giá trị cho xã hội, bất kể khó khăn, thử thách.

Kết nối và lan tỏa giá trị: Bầy ong nối liền những mùa hoa, kết nối rừng hoang với biển xa, tượng trưng cho việc mỗi cá nhân không chỉ học hỏi mà còn phải chia sẻ, lan tỏa tri thức và giá trị đến mọi người xung quanh. Đây là cách để chúng ta cùng nhau xây dựng một xã hội phát triển và bền vững.

Sự cống hiến trong thầm lặng thầm: Bầy ong lặng lẽ thu gom và giữ gìn những giá trị ngọt ngào, tượng trưng cho sự cống hiến và nỗ lực của mỗi cá nhân. Dù không phải lúc nào cũng được công nhận ngay lập tức, nhưng những giá trị mà chúng ta tạo ra sẽ luôn được ghi nhận và tôn vinh theo thời gian.

III. Kết bài

Bài thơ “Hành trình của bầy ong” của Nguyễn Đức Mậu là một tác phẩm tươi đẹp và sâu sắc, ca ngợi sự cần cù, kiên trì và cống hiến. Qua hình ảnh bầy ong, tác giả đã gửi gắm nhiều thông điệp về cuộc sống, về ý nghĩa của sự lao động và cống hiến. Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn tôn vinh những phẩm chất cao quý của con người. Những con ong cần mẫn tìm kiếm mật ngọt từ khắp mọi nơi, biểu tượng cho tinh thần lao động, sự kiên trì và đoàn kết. Hành trình của bầy ong không chỉ là một hành trình tìm kiếm mật hoa mà còn là hành trình của sự cống hiến và hy sinh thầm lặng, đem lại những giá trị ngọt ngào cho cuộc sống.

Phân tích bài thơ Hành trình của bầy ong (mẫu 1)

Bài thơ Hành trình của bầy ong của Nguyễn Đức Mậu ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong để lưu giữ những mùa hoa tàn phan cho đời. Qua đó ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ để làm nên những tác phẩm để đời.

Bài thơ có 4 khổ trong đó tập trung miêu tả hành trình vất vả của bầy ong. Mỗi mùa hoa đến bầy ong lại cần mẫn, chăm chỉ đi tìm những mật ngọt cho cuộc đời. Mỗi một giọt mật là kết tinh không chỉ của những mùa hoa mà là của sự chăm chỉ, bền bỉ của những con ong. Hình ảnh con ong chăm chỉ, cần mẫn làm người đọc liên tưởng đến những người nghệ sĩ tài hoa, khéo léo giống như chính bản thân Vũ Đức Mậu kiên trì, cần mẫn, say sưa, sáng tạo để mang đến những giá trị cho cuộc đời:

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Câu thơ đã gợi ra hình ảnh tuyệt đẹp của những chú ong trên hành trình đi tìm hoa, hút mật. Đôi cánh không chỉ là đôi cánh thông thường mà đang tắm đẫm nắng trời và không chỉ có nắng mà còn có gió trời, sương, mây… trên hành trình vạn dặm của mình. Không gian ong bay là những nẻo đường xa từ đồng bằng đến miền núi, không nơi nào là không có dấu chân của bầy ong. Điều đó cho thấy những con ong đã chăm chỉ, cần mẫn hiến dâng cho cuộc đời như thế nào. Cách sử dụng cặp câu không gian là nẻo đường xa/ thời gian vô tận mở ra sắc màu gợi đến một không gian bao la rộng lớn đến vô cùng, cho thấy sự sáng tạo không mệt mỏi của bầy ong:

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Bầy ong bay đến đâu thì đúng là không gian bao la và thời gian vô cùng. Đó là nơi thăm thẳm của rừng sâu, là bờ biển sóng tràn, là quần đảo khơi xa… hễ nơi nào có hoa thơm là ong tìm đến. Những câu thơ không chỉ gợi ra đường bay của ong mà còn gợi không gian tươi đẹp, trù phú của đất nước, quê hương ta. Với những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên: trắng hoa ban, bập bùng hoa chuối, hàng cây chắn bão, loài hoa nở không tên… không chỉ tìm hoa hút mật bầy ong còn tận hưởng, hoà với không khí tươi vui, rộn ràng, cảnh sắc tuyệt đẹp của đất trời:

Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)

Không chỉ mang đến những giọt mật cho cuộc đời với nhà thơ bầy ong còn làm nhiệm vụ thiêng liêng khác là “nối rừng hoang với biển xa” là kết nối quê hương, các vùng miền, kết nối những vùng đất xa xôi của tổ quốc lại thành một khối thống nhất. Rừng hoang với đảo xa là những địa điểm xa xôi của tổ quốc ta, là nơi mà nhiều người chưa từng biết hoặc cũng chưa bao giờ đặt chân đến. Nhờ có những bầy ong cần mẫn, chăm chỉ mà những vùng đất xa xôi đã được nhiều người biết đến thông qua những giọt mật vàng sánh, ngọt thơm. Nếu như hoa có ở trên trời cao thì chắc chắn bày ong cũng mang đến những ngọt ngào thơm, không có nơi nào bị giới hạn nhờ những đôi cánh đẫm nắng sương của bầy ong:

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.

Cảm quan của nhà thơ chắt trong vị ngọt mùi hương là chắt cả trong hương thơm và vị ngọt, bầy ong giữ được tất cả tinh tuý của hoa và cũng là của đất trời. Kỳ lạ thay những con đường ong bay lặng lẽ cống hiến, trải qua bao mưa nắng vất vả và khó khăn nhưng con ong vẫn kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc để giữ hộ cho đời:

Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Hoa thì mọc nở theo mùa, không phải quanh năm đều có, hoa tàn hoa nở, mùa hoa này mùa hoa kia. Làm sao để giữ được những bông hoa thơm còn mãi, thì đây chính là những giọt mật thơm ngào ngạt, sánh đặc. Này là mật hoa nhãn, này là mật hoa tràm, này là mật hoa rừng, mật nào cũng thơm ngát mùi hoa, là tinh tuý của đất trời và là sự cần mẫn của những bầy ong.

Bài thơ viết theo thể lục bát, thể thơ gần gũi với dân tộc, sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, kết hợp biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,... cùng các từ láy, dấu câu sinh động, linh hoạt. Qua đó thể hiện vẻ đẹp trong hành trình của bầy ong, giúp chúng ta trân trọng hơn những giọt mật của hoa, trân quý những thành quả lao động của bầy ong.

Phân tích bài thơ Hành trình của bầy ong (mẫu 2)

Bài thơ “Hành trình của bầy ong”, tác giả Nguyễn Đức Mậu, đã gợi lên trong em hình em một chú ong chăm chỉ, cần mẫn hút nhụy hoa tạo mật ngọt cho đời. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường ví những người chịu khó, hay lam hay làm là “con ong chăm chỉ”. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê, “rừng sâu, đảo xa, trăm miền, biển xa”… Các loài hoa có tên “hoa chuối, hoa ban”, đến các loài hoa không tên rồi biện pháp nghệ thuật nói quá đến tận trời cao, câu khẳng định, “trọn đời tìm hoa” .Ong nối liền khoảng không gian địa lý, ong chăm chỉ hút nhụy hoa làm mật ngọt cho đời. Sự vô cùng của không gian và sự vô tận của thời gian là biện pháp nghệ thuật lấy cái vô cùng để chỉ cái vông cùng. Không gian, thời gian ấy là cơ sở để chúng ta thấy rằng ong vô cùng chăm chỉ, chịu khó, ong làm việc không ngừng nghỉ. Đó là đức tính tốt đẹp của bầy ong. Ca ngợi bầy ong, cũng là lời ca ngợi những người có đức tính chịu thương chịu khó, cần cù trong công việc. Cũng có thể đó là lời nhắc nhở đến các bạn nhỏ hôm nay, hãy là những chú ong chăm chỉ, đi mọi miền tổ quốc hút mật ngọn, làm trăm nghìn việc tốt để trở thành những người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Hai câu cuối có mang một ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ , dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng hương vị tinh túy nhất của hoa đã được ong tạo thành những giọt mật thảo thơm cho đời. Đó là thành quả tốt đẹp của bầy ong mà chúng ta cần phải trân trọng, nâng niu. Đọc bài thơ, em cũng thấy mình cần phải như chú ong kia, chăm chỉ học tập, tích lũy tri thức, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, chăm chỉ phụ giúp cha mẹ công việc nhà để trở thành chú ong được người người khen ngợi…

1 148 06/02/2025


Xem thêm các chương trình khác: