TOP 10 mẫu Phân tích nhân vật má trong Mâm cơm của má Khang (2025) SIÊU HAY
Phân tích nhân vật má trong Mâm cơm của má Khang gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích nhân vật má trong Mâm cơm của má Khang
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nhân vật má trong Mâm cơm của má Khang
Dàn ý Phân tích nhân vật má trong Mâm cơm của má Khang
1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả+ tác phẩm + khái quát chung về nhân vật.
2. Thân đoạn: Làm rõ nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật.
Chia bố cục theo cốt truyện, bám vào đặc điểm của nhân vật để phân tích.
a. Ý 1: Giới thiệu khát quát về nhân vật:
- Không được miêu tả nhiều về hình dáng, không tên tuổi cụ thể,cũng như số phận, biến cố theo chiếu dài cuộc đời ->Taọ sự quen thuộc gợi nhớ tới hình ảnh người bà, người mẹ trong gia đình.
- Hoàn cảnh: nhà có ba má con, ba đã mất, hàng ngày má là người nấu nướng và nội chợ trong nhà ->Thiếu đi sự yêu thương và trụ cột trong nhà, má chăm sóc con để quên đi nỗi buồn của chính mình.
b. Ý 2: Hình ảnh má gắn liền với những bữa cơm:
- Thời gian, không gian gắn với những bữa cơm má nấu:
+ Không gian: “Bếp là “thánh đường” của má”è Chủ yếu là trong nhà bếp và bàn ăn, nơi diễn ra những hoạt động thường ngày của gia đình, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, ấm áp và vô cùng bình yên.
+ Thời gian: Cả ngày má quanh quẩn trong công việc nội trợ, nấu nướng cho con cáiè Thời gian khép kín, dành toàn bộ tâm sức để tạo ra những bữa cơm gia đình ngon miệng.
- Phẩm chất của má qua những bữa cơm:
+ Khéo léo, chăm chút và yêu thương con của mẹ qua bữa bữa ăn:
=> Bữa cơm với những món quen thuộc “Thịt kho hột vịt, má thường bỏ vô thêm trứng cút cho con nít dễ ăn”, bữa là “giò heo hầm nhừ hay heo quay, lúc đó nồi thịt kho lại có mùi vị khác”, “Má hay ngâm củ kiệu, lỗ tai heo hoặc dưa giá”, Nồi cơm của má nấu bằng bếp củi “cơm cháy chín vàng”è Bữa cơm bắt mắt, với những món ăn đa dạng cho thấy má là người cầu kì, nấu ăn ngon, chỉn chu cho từng món trong bữa cơm, chăm chút quan tâm, chú ý tới từng người trong gia đình và lòng yêu thương sâu sắc đối với các con.
=> “Gạo má mua hai, ba loại trộn chung”, “bảo đảm vừa dẻo, vừa thơm, vừa ngọt, không bị nhão hay bị khô”, má còn cho cả nhà ăn cơm với trái cây “với xoài chín, dưa hấu, chuối giàè Má hiện lên với hình ảnh người phụ nữ đảm đang, khéo léo, luôn tạo nên sự bất ngờ trong mỗi bữa cơm bằng chính tình yêu của mình cho việc nấu nướng cho gia đình.
=> “Chọn thịt giỏi lắm, mà trả giá cũng giỏi”, với “Cái miệng má ngọt như mía lùi”, “mấy bà ngoài chợ bán rẻ mà còn tặng thêm chút này, chút nọ”è Má không chỉ khéo léo mà còn rất tinh tế trong việc chuẩn bị đồ ăn, luôn mong muốn những điều tốt nhất đối với con thân yêu của mình.
+ Gọn gàng và hiền lành:
=> Căn bếp được má sắp xếp rất cẩn thận “Từng cái nồi, cái chảo treo trên vách sạch trơn”, “chén kiểu, dĩa hình tiên nữ dâng đào, tô hình cá chép, má để dành mới tinh từ hồi mới về làm dâu”, “đũa tre má lau sạch”, “Chai lọ thẳng hàng, từ thấp tới cao”…è Giữ gìn bếp núc rất sạch sẽ, ngăn nắp, đồ đạc đều được sắp xếp cẩn thận, má là người kỹ tính, rất trân trọng công việc nấu nướng, coi bếp là một thú vui, nơi để thả hồn mình vào những điều yêu thích, chăm chút cho không gian sống đẹp đẽ, sạch sẽ.
-> Với mọi người má “Má hiền khô, chưa bao giờ la mắng ai”, “Ra ăn cơm nè, má dọn cơm xong rồi!”è Má dịu dàng, ân cần, thân thương,luôn tạo nên không khí gia đình ấm áp dành cho các con phần nào nói được sự đẹp đẽ, duyên dáng và nền nã trong tâm hồn người má.
+ Sự kiên cường và tình cảm
-> Khi thằng út buột miệng hỏi về cái chén dư “Má sững người”, “xong má dời mắt qua bàn thờ của tía (ba) bên phải vách lá”è Đối mặt với mất mát má nén nỗi buồn, nhưng vẫn giữ vững tinh thần, tiếp tục chăm sóc gia đìnhè Sự kiên cường, mạnh mẽ và lỗi sống tình cảm của má khi nhắc tới người chống đã qua đời, trước mất mát má tiếp tục cuộc sống vì các con, tự mình vượt qua bằng chính sự mạnh mẽ mà má có.
-> “Tụi tui đi ra, từng đứa ngồi vô bàn, theo đúng thứ tự của thói quen” với “Tui ngồi kế nồi cơm, thằng ba ngồi bên cạnh tui, còn thằng út ngồi kế má”èThói quen sinh hoạt mang đặc điểm văn hoá riêng của gia đình, quây quần quanh bàn ăn tạo nên không khí gia đình ấm cúng. Là sự gắn kết khiến các con luôn trân trọng những điều nhỏ bé, giản dị nơi gia đình mình.
-> Chính má đã lưu giữ văn hoá và lối sống gia đình cho các con, dạy các con những bài học quý giá trong cuộc sống, giúp các con hình thành nhân cách, sống có trách nhiệm, tình cảm và biết yêu thương gia đình.
- Liên hệ: Các bài thơ hoặc tác phẩm viết về hình ảnh bữa cơm gia đình hoặc hình ảnh người mẹ:
Cơm ngày hai bữa dọn bên hè
Mâm gỗ, muôi dừa, đũa mộc tre
Gạo đỏ, cà thâm, vừng giã mặn
Chè tươi nấu đặc nước vàng hoe
Cảnh nhà dẫu túng vẫn êm đềm
Ngày khó nhọc nhưng tối ngủ yên
3. Kết đoạn: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật:
+ Nội dung: Tôn vinh sự hy sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho gia đình, nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong văn hóa Việt, gửi gắm thông điệp về tình yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình, tạo nên giá trị bền vững và ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
+ Nghệ thuật: ngôn ngữ gần gũi, giản dị, các chi tiết giúp người đọc dễ hình dung và cảm nhận được bữa cơm gia đình, giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết tràn đầy cảm xúc.
Phân tích nhân vật má trong Mâm cơm của má Khang (mẫu 1)
Hình ảnh người má trong đoạn trích "Mâm Cơm Của Má hiện lên với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng tràn đầy tình yêu thương và sự hy sinh, Người má được miêu tả là một người phụ nữ chăm chỉ, tận tụy với công việc nội trợ. Mỗi sáng, người má dậy sớm để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Việc chọn lựa đồ ăn được thực hiện một cách kỹ lưỡng, nhâm đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Điều này thể hiện sự quan tâm và lo láng của người mà đối với những người thân yêu. Ngoài ra, người má còn được mô tả là một người khéo léo và tài năng trong việc nấu nướng. Thịt kho hột vịt, giò heo hầm nhừ hay heo quay đều được chế biến một cách tỉ mỉ và thơm ngon. Sự đa dạng trong món ăn cũng cho thấy khả năng sáng tạo và đổi mới của người má. Không chỉ dừng lại ở việc nấu ăn, người má còn chú trọng đến việc trang trí mâm cơm. Củ kiệu, lỗ tai heo hay dưa giá được ngâm cẩn thận, tạo nên một bữa ăn hấp dần và bắt mắt. Điều này thể hiện sự chu đáo và thẩm mỹ của người má. Cuối cùng, người má còn được miêu tả là một người mẹ yêu thương và quan tâm đến con cái. Bữa cơm trưa được chuẩn bị đặc biệt cho người con trai đi làm xa, với những món ăn ngon và đậm đà hương vị quê hương. Điều này thể hiện sự quan tâm và tình cảm sâu sắc của Má là một biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh và sự chăm sóc tận tụy. Người mà đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, luôn đặt gia đình lên hàng đầu và sẵn sàng hi sinh bản thân để mang lại hạnh phúc cho những người thân yêu.
Phân tích nhân vật má trong Mâm cơm của má Khang (mẫu 2)
Trong đoạn trích "Mâm cơm của má Khang," hình ảnh nhân vật người mẹ hiện lên thật gần gũi và ấm áp, mang đậm tình thương và sự hy sinh. Má Khang không chỉ đơn thuần là người nấu ăn; bà còn là biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng. Mâm cơm mà bà chuẩn bị cho gia đình không chỉ là bữa ăn mà còn là sản phẩm của cả tâm huyết và sự chăm sóc tỉ mỉ. Những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu đơn sơ, nhưng lại chứa đựng bao tình cảm và kỷ niệm, thể hiện nỗ lực của bà trong việc giữ gìn văn hóa gia đình và kết nối các thành viên.
Bên cạnh đó, hình ảnh má Khang còn phản ánh sức mạnh tâm hồn và nghị lực của một người phụ nữ chịu thương chịu khó trong cuộc sống. Dù cuộc đời có nhiều khó khăn, nhưng bà vẫn luôn lặng lẽ dành trọn tâm huyết cho gia đình, làm cho mâm cơm trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Qua đó, tác giả không chỉ khắc họa sự vĩ đại trong những điều giản dị mà còn nhấn mạnh thông điệp về lòng yêu thương, sự hi sinh và tinh thần đoàn kết trong gia đình. Nhân vật người mẹ trong đoạn trích chính là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Việt Nam, luôn tỏa sáng ánh sáng tình thương trong cuộc sống hằng ngày.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2025) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2025)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2025)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2025)