TOP 10 mẫu Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót của Nguyễn Quang Sáng (2025) SIÊU HAY

Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót của Nguyễn Quang Sáng gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 33 03/04/2025


Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót của Nguyễn Quang Sáng

TOP 10 mẫu Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót của Nguyễn Quang Sáng (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót của Nguyễn Quang Sáng

Dàn ý Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót

1. Mở bài:

Cách 1: Mở bài trực tiếp (đi từ tác giả đến nhân vật)

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn chuyên về truyện ngắn và có nhiều tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Con chim quên tiếng hót” là một tác phẩm tiêu biểu của ông.

- Giới thiệu nhân vật cần phân tích: Nhân vật người bà là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Cách 2: Mở bài gián tiếp (Đi từ nhận định văn học đến tác phẩm) – Dành cho học sinh giỏi

Nhận xét về vai trò của nhân vật trong truyện ngắn, nhà văn Tô Hoài khẳng định “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” Quả thực như vậy, nhân vật người bà trong tác phẩm “Con chim quên tiếng hót” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã trở thành điểm tập trung mọi giá trị tư tưởng và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm.

2. Thân bài:

2.1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Giới thiệu về tác phẩm: Tác phẩm"Con chim quên tiếng hót" của Nguyễn Quang Sáng kể lại câu chuyện của một gia đình, trong đó con nhồng là trung tâm của niềm vui và bi kịch. Qua đó, tác phẩm truyền tải thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của sự thận trọng trong lời nói và hành động, cũng như những bài học đắt giá từ những sự việc tưởng như nhỏ bé.

- Giới thiệu về nhân vật: Người bà là nhân vật quan trọng, góp phần làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm. Nhân vật người bà đã khiến tôi không thẻ rời trang sách bởi những vẻ đẹp gần gũi mà đáng quý vô ngần: hiền từ, giàu lòng trắc ẩn và có tình yêu thương vô vờ bến dành cho con cháu. Những phẩm chất này được thể hiện qua hành động chăm sóc, lời kể chuyện và phản ứng xúc động của bà khi con nhồng bị giết. Chính tình cảm chân thành và lời răn dạy cuối truyện đã làm sáng bừng lên giá trị của bà trong tác phẩm, khiến người đọc phải suy ngẫm về tình thương gia đình và bài học từ những lời nói vô ý.

2.2. Phân tích nhân vật.

* Luận điểm 1: Bà là người hiền từ, có tình yêu thương vô vờ bến dành cho con cháu + Nhân vật thể hiện đặc điểm: Trước hết, nhân vật bà trong "Con chim quên tiếng hót" của Nguyễn Quang Sáng để lại ấn tượng sâu sắc trong người đọc về sự hiền từ và tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cháu.

+ Vẻ đẹp đó được thể hiện quahình ảnh bà ngồi kể chuyện cho đàn cháu mỗi đêm.

=> Việc bà kiên nhẫn kể chuyện đời xưa cho thấy bà không chỉ muốn mang đến niềm vui mà còn truyền tải bài học quý báu và kinh nghiệm sống cho con cháu.

+ Cách bà nhắc nhở: “Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!” thể hiện rõ mong muốn bảo vệ và giáo dục con cháu, giúp chúng trưởng thành khôn ngoan và biết suy nghĩ đúng đắn.

+Lí giải: Hành động này của bà không chỉ đơn thuần là một thói quen, mà là minh chứng cho tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của một người bà luôn lo lắng và quan tâm đến tương lai con cháu mình. Bà muốn thông qua những câu chuyện, răn dạy các cháu cách sống cẩn trọng và có đạo lý. Hành động và lời nói của bà cho thấy bà là một người nhân hậu, tận tụy và hết lòng vì gia đình.

=>Điều này làm nổi bật lên đặc điểm yêu thương, trách nhiệm và sự dịu dàng của bà đối với con cháu, khiến người đọc cảm nhận được sự ấm áp và kính trọng dành cho nhân vật này

* Luận điểm 2: Bên cạnh đó, nhân vật bà còn khiến người đọc yêu quý bởi trái tim giàu lòng trắc ẩn.

+ Nhân vật thể hiện đặc điểm: Bên cạnh đó, nhân vật bà còn khiến người đọc yêu quý bởi trái tim giàu lòng trắc ẩn.

+ Vẻ đẹp đó được thể hiện quaVẻ đẹp đó được thể hiện qua việc bà thương xót con nhồng khi nó bị ông đập chết. Hành động bà quỳ xuống bên xác con chim và đôi giọt nước mắt lặng lẽ chảy trong ánh đèn dầu cho thấy tình cảm chân thành, sự đồng cảm của bà đối với sinh vật nhỏ bé. Trái tim trắc ẩn này của bà xuất phát từ lòng nhân hậu và sự thấu hiểu sâu sắc đối với mọi sinh vật xung quanh, dù chỉ là một con chim.

+Việc bà đau đớn trước cái chết của con nhồng:không chỉ phản ánh tình yêu thương bao la, mà còn thể hiện nỗi buồn thầm lặng trước sự mất mát không đáng có. Bà không giận ông, cũng không trách cứ, mà chỉ lặng lẽ bày tỏ nỗi đau của mình. Hành động này cho thấy bà là một người có tâm hồn nhạy cảm, biết chia sẻ và trân trọng từng điều nhỏ bé trong cuộc sống.

+Lòng trắc ẩn ấy còn được làm nổi bật qua lời răn dạy các cháu sau câu chuyện, khi bà nhắc nhở chúng về sự thận trọng trong lời nói “Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!”thể hiện mong muốn chúng trưởng thành với lương tâm và trí tuệ.

=>Điều này làm nổi bật trái tim giàu lòng nhân ái của bà, khiến người đọc không thể không cảm động và yêu mến nhân vật này.

2.3. Nhận xét nghệ thuật và ý nghĩa của hình tượng nhân vật

+ Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, giọng kể mộc mạc và chân thực đem lại cảm giác gần gũi và thân thuộc cho tác phẩm.

+ Nhân vật bà được xây dựng chủ yếu thông qua hành động, lời nói và những chi tiết miêu tả trong tình huống con chim nhồng bị giết

+ Cùng với ngôn ngữ giàu cảm xúc và sâu lắng, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt khiến cho nhân vật bà càng trở nên gần gũi, sống động như giữa đời thực.

+ Nhân vật là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ giàu lòng nhân ái, trắc ẩn và giàu đức hy sinh trong gia đình Việt Nam truyền thống.

+ Xây dựng nhân vật bà, nhà văn ngầm gửi gắm thông điệp ngợi ca tấm lòng nhân hậu, sự yêu thương và sự cần thiết của việc biết giữ gìn lời nói, cách cư xử của con người.

+ Thông qua nhân vật bà, người đọc càng hiểu sâu sắc hơn về tài năng cũng như tấm lòng của tác giả Nguyễn Quang Sáng trong việc tạo nên những câu chuyện giàu tính giáo dục và ý nghĩa nhân văn.

3. Kết bài

+ Nhân vật bà trong tác phẩm Con chim quên tiếng hót đã để lại trong em cảm xúc sâu sắc về sự hy sinh, tình yêu thương và bài học nhân sinh quý giá.

+ Nhân vật bà không chỉ là người giữ gìn những giá trị gia đình qua lời kể và hành động, mà còn là hình ảnh biểu tượng cho sự bao dung và nhẫn nại của người phụ nữ Việt Nam xưa.

+ Qua nhân vật bà, em nhận được bài học về tầm quan trọng của việc suy nghĩ trước khi hành động, lời nói phải thận trọng và có trách nhiệm. Những chi tiết tinh tế mà Nguyễn Quang Sáng sử dụng đã giúp khắc họa một người bà với trái tim ấm áp, luôn mang đến tình thương và bài học quý giá cho con cháu, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót (mẫu 1)

“Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.” (Hoài Thanh). Văn học không giống các môn khoa học khô khan, trong khuôn khổ, văn học là một môn nghệ thuật, có chức năng nhận thức, khám phá cuộc sống, con người của hiện thực, của cảm xúc, của những định hướng về tương lai. "Con chim quên tiếng hót"của Nguyễn Quang Sáng là một trong những truyện ngắn như vậy, được xây dựng trên câu chuyện đời thường nhưng lại truyền tải những giá trị đạo đức và nhân sinh thấm thía. Trong tác phẩm, nhân vật người bà để lại ấn tượng mạnh mẽ bởi tình yêu thương, lòng nhân ái và vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cháu. Hình ảnh người bà không chỉ mang tính biểu tượng cho sự gắn kết gia đình mà còn là hiện thân của truyền thống đạo đức và nhân văn sâu sắc trong văn hóa Việt Nam.

Nguyễn Quang Sáng sinh ra và lớn lên ở miền Nam, vì vậy phong cách viết của ông thấm đượm hương vị của vùng đất này: giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc và trữ tình. Ông thường chọn những đề tài gần gũi với đời sống thường nhật để phản ánh những triết lý nhân sinh lớn lao. "Con chim quên tiếng hót" kể về một gia đình nhỏ với trung tâm câu chuyện là con chim nhồng – một con vật gắn bó với cả gia đình. Qua câu chuyện tưởng chừng giản đơn này, tác giả khéo léo gửi gắm thông điệp về sự thận trọng trong lời nói, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tình thương và sự giáo dục trong gia đình. Trong bối cảnh ấy, người bà nổi bật như một nhân vật giữ vai trò trung tâm trong việc truyền tải những giá trị đạo đức ấy.

Ngay từ đầu truyện, nhân vật bà hiện lên qua hình ảnh một người phụ nữ hiền từ, hết lòng yêu thương và chăm sóc con cháu. Mỗi đêm, bà đều kể chuyện cho đàn cháu nghe. Những câu chuyện đời xưa mà bà kể không chỉ là món ăn tinh thần, mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về cách sống, cách làm người. Câu chuyện bà kể về con chim nhồng là một minh chứng cho tình yêu thương ấy. Qua câu chuyện, bà muốn mang lại niềm vui cho các cháu, khéo léo lồng ghép những bài học đạo đức qua từng câu chuyện. Hành động ấy đã lột tả một người bà luôn lo lắng cho sự trưởng thành của con cháu, mong muốn chúng sống đúng đắn và trưởng thành với những giá trị nhân văn cao đẹp.

Tình yêu thương của bà không chỉ giới hạn trong gia đình mà còn lan tỏa đến cả những sinh vật nhỏ bé. Khi con chim nhồng bị ông giết, bà không trách mắng mà chỉ lặng lẽ quỳ xuống bên xác nó, đôi giọt nước mắt chảy lặng lẽ trong ánh đèn dầu. Giọt nước mắt như ánh lên tất thảy những gì về tấm lòng của bà, thể hiện lòng trắc ẩn sâu của một trái tim nhạy cảm. Bà đau xót trước cái chết của một sinh vật từng mang lại niềm vui cho gia đình, đồng thời thể hiện sự bất lực trước áp lực xã hội và nỗi lo danh dự. Trái tim giàu lòng nhân ái của bà khiến người đọc cảm nhận rõ sự bao dung, nhân hậu – những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Một trong những vai trò quan trọng của bà là giáo dục con cháu qua những câu chuyện và lời khuyên. Kết thúc câu chuyện về con chim nhồng, bà nhấn mạnh: “Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!”. Lời răn dạy ấy là một bài học sâu cay về sự cẩn trọng trong lời nói, mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm trong hành động. Bà muốn các cháu hiểu rằng mỗi lời nói, mỗi hành động đều có thể mang đến những hậu quả không lường trước. Sự giáo dục của bà không áp đặt, mà nhẹ nhàng, thấm thía qua những câu chuyện giàu tính hình tượng và ý nghĩa. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, bài học của bà trở nên đặc biệt có giá trị. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tỉnh táo, thận trọng trong giao tiếp – một điều mà người hiện đại đôi khi xem nhẹ. Qua lời răn dạy của bà, tác giả gửi gắm thông điệp về trách nhiệm trong việc truyền đạt lời nói và giá trị sống cho thế hệ sau.

Nhân vật bà không chỉ là một người kể chuyện hay một người giáo dục, mà còn là biểu tượng cho sự gắn kết và truyền thống gia đình. Trong văn hóa Việt Nam, vai trò của người bà luôn gắn liền với việc giữ gìn và truyền lại những giá trị đạo đức cho con cháu. Hình ảnh bà kể chuyện mỗi đêm cho các cháu nghe là biểu tượng của sự gắn bó gia đình, nơi các thế hệ cùng ngồi lại bên nhau, lắng nghe và học hỏi từ những kinh nghiệm sống quý báu. Bà còn đại diện cho lòng nhân ái và sự nhẫn nại của người phụ nữ Việt Nam. Dù cuộc sống có khó khăn, bà vẫn luôn giữ được sự bình tĩnh, dịu dàng và bao dung. Bà không trách cứ ông khi ông giết con nhồng, mà chỉ lặng lẽ bày tỏ nỗi đau của mình qua hành động và nước mắt. Điều này cho thấy sự hy sinh thầm lặng của bà vì sự hòa thuận và ổn định trong gia đình.

Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả nhân vật thông qua hành động, lời nói và tình huống truyện. Hình ảnh người bà được khắc họa chân thực, gần gũi, khiến người đọc cảm nhận như bà đang hiện diện trong chính gia đình mình Nhân vật bà là hiện thân của những giá trị truyền thống cao đẹp: tình yêu thương, lòng nhân ái, và vai trò giáo dục trong gia đình. Qua nhân vật này, Nguyễn Quang Sáng khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách và đạo đức cho thế hệ trẻ. Đồng thời, tác giả cũng gửi gắm thông điệp về trách nhiệm của mỗi người trong lời nói và hành động – một bài học có ý nghĩa vượt thời gian.

Nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót là hình ảnh tượng trưng cho những giá trị truyền thống cao quý của gia đình Việt Nam. Với tình yêu thương, lòng nhân hậu và sự khéo léo trong giáo dục con cháu, bà đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Qua đó, Nguyễn Quang Sáng không chỉ tôn vinh vai trò của người bà trong gia đình mà còn gửi gắm bài học quý giá về nhân cách, đạo đức và trách nhiệm trong cuộc sống. Tác phẩm nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của sự thận trọng trong lời nói, đồng thời khơi dậy sự trân trọng đối với những giá trị gia đình truyền thống.

Phân tích nhân vật người bà trong Con chim quên tiếng hót (mẫu 2)

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Nguyễn Quang Sáng là một ngòi bút sung sức với nhiều tác phẩm để đời như Chiếc lược ngà, Bạn hàng xóm, Chị xã đội trưởng, trong đó ông đi sâu khai thác những tình cảm đẹp đẽ của con người trong chiến tranh như tình cảm cha con, tình vợ chồng, tình làng nghĩa xóm. Sau chiến tranh ngòi bút của ông lại nặng tính thế sự khi truyền tải những thông điệp rất đời thường, chẳng hạn thông qua tác phẩm Con chim quên tiếng hót hay ông Năm Hạng. Đặc biệt thông qua tác phẩm đậm tính chất ngụ ngôn như Con chim quên tiếng hót nhà văn đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa về cuộc đời. Một tác phẩm công trên cả hai phương diện về nội dung và nghệ thuật.

Con chim quên tiếng hót xây dựng cốt truyện ngắn gọn, hàm súc, giàu sức biểu hiện. Tác phẩm chỉ vẻn vẹn trên hai trang giấy kể lại việc ông nội của nhân vật tôi có nuôi một con nhồng. Con nhồng biết nói những câu “chào khách”, “em ơi em”. Nhưng rồi những đứa trẻ nhỏ trong nhà dạy thêm nó những câu tục tĩu như “đồ đểu, cút đi”, nó nói miết thành quen và quên dần tiếng hót. Một hôm, quan huyện đến nhà, nó cất tiếng nói: “đồ đểu, cút đi”, vì sợ quan, ông nội đã đập chết ngay con nhồng. Sau cái chết của con nhồng bà rút ra lời răn dạy: “Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó các con”.

Bằng một cốt truyện rất đơn giản, khai thác về một đề tài đời thường và có thể gặp ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước này, thông qua đó tác giả đã gửi gắm rất nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc sống. Bản thân mỗi người đừng bao giờ đánh mất tiếng nói của mình, giá trị của mình, nếu cứ mải chạy theo người khác, bắt chước người khác thì sẽ đánh mất đi chính bản thân mình và có thể chịu những hậu quả khó lường giống như chú nhồng trong câu chuyện. Câu chuyện ra đời cách đây ngót nghét vài chục năm nhưng những thông điệp giá trị của nó vẫn còn rất thời sự. Kết cục của con nhồng là hậu quả tất yếu của việc nói những lời không nên nói, nói mà không hiểu nội dung, con nhồng đáng thương ấy rất có thể là mỗi người chúng ta. Hãy biết soi mình vào con nhồng trong câu chuyện để học ăn, học nói cho phù hợp.

Làm nên thành công về nội dung của tác phẩm không thể thiếu yếu tố nghệ thuật. Đặc sắc của chuyện con chim quên tiếng hót được tạo nên bởi nhiều yếu tố nghệ thuật: cốt truyện đơn giản nhưng có nhiều tình tiết lặp lại và có giá trị. Tiêu biểu là chi tiết con nhộng bắt chước tiếng người dạy nó, từ những câu nói văn hoá như chào khách, khoẻ không rồi đến những câu nói tục tĩu như đồ đểu, cút đi… và chính chi tiết này có tính chất thắt nút để thúc đẩy toàn bộ diễn biến truyện. Chi tiết này được sử dụng nhiều lần vừa có tác dụng gây ấn tượng, vừa thúc đẩy truyện, vừa tạo nên chủ âm của tác phẩm, đặc biệt là kết cấu. Kết thúc tác phẩm nhà văn buông một lời giáo huấn nhẹ nhàng nhưng thâm thuý và sâu sắc. Đó là một kiểu kết thúc bất ngờ, mang tính triết lý và là kiểu kết thúc kết tinh của một ngòi bút giàu chất trí tuệ, nó mở rộng ý nghĩa của câu chuyện, của tác phẩm, gợi ra những phương diện nào đó của cuộc đời, chứa đựng những suy nghĩ, cảm xúc của nhà văn về cuộc sống và con người.

Một điểm đặc sắc nữa trong tác phẩm chính là ngôn ngữ trần thuật và sử dụng những câu văn trần thuật. Ngôn ngữ trong chuyện là sự kết hợp linh hoạt giữa ngôn ngữ tả và kể. Nhân vật con nhộng không được dày công miêu tả như những tuyến nhân vật trên trang văn của nhà văn trước cách mạng nhưng vẫn có những điểm độc đáo riêng. Đó là con nhồng đẹp lạ lắm, giống như một cô công chúa khoác chiếc áo choàng đen, bộ lông mượt mà, viền quanh cổ là một đường màu trắng, như công chúa quấn qua cổ chiếc khăn bằng lông cừu, mỏ vàng và đôi chân cũng vàng. Những chi tiết miêu tả ngoại hình ấy đã gây ấn tượng trong lòng độc giả về một con nhồng đẹp. Rồi nhà văn tiếp tục kể về con nhồng với cái tài bắt chước, để rồi nó phải chuốc họa vào thân. Các câu văn trần thuật dài ngắn, có những câu cực ít từ nhưng lại có nhiều nội dung thông báo… đó là những điểm đặc sắc về nghệ thuật đã làm nên thành công của tác phẩm.

Tóm lại “Con chim quên tiếng hót” là một truyện ngắn đậm chất thế sự độc đáo và đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng. Thông qua tác phẩm chúng ta hiểu thêm về một ngòi bút trí tuệ, nội lực của một cây bút sung sức trong nền văn học Việt Nam.

1 33 03/04/2025


Xem thêm các chương trình khác: