Câu ghép là gì? Đặc điểm và phân loại câu ghép
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về câu ghép với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về câu ghép để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Câu ghép
1. Câu ghép là gì?
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ - Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên.
Các vế của câu ghép được nối với nhau bởi 03 cách:
-
Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.
-
Nối trực tiếp (sử dụng sử dụng các dấu: hai chấm, chấm phẩy và dấu phẩy).
-
Nối bằng quan hệ từ: Quan hệ từ: và, nhưng, hoặc, hay, thì,...; Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng…
Câu ghép thường có các mối quan hệ giữa các vế câu:
-
Quan hệ nguyên nhân – kết quả,
-
Quan hệ điều kiện – tương phản,
- Quan hệ tăng tiến và quan hệ tương phản.
2. Đặc điểm của câu ghép
Dựa vào ví dụ câu ghép nêu trên, bạn sẽ nhận thấy 2 đặc điểm của loại câu này:
-
Mỗi vế của một câu ghép là một câu đơn – mỗi câu đơn diễn đạt một nghĩa trọn vẹn.
-
Câu đơn + Câu đơn = Câu ghép.
3. Tác dụng của câu ghép
Về chức năng, câu ghép trong tiếng Việt có công dụng như sau:
-
Bổ sung ý nghĩa giúp cho câu văn đầy đủ, không bị thiếu ý, vô nghĩa.
-
Trong quá trình nói chuyện, câu ghép giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Nếu dùng câu đơn, câu chuyện rất dễ lan man, khó hiểu.
4. Phân loại câu ghép
4.1 Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Trong đó, các mệnh đề của câu lại phụ thuộc lẫn nhau, kết nối bằng quan hệ từ chính phụ nên mối quan hệ thường rất chặt chẽ.
Về ý nghĩa, loại câu ghép này cũng sẽ bao hàm nhiều ý như chỉ mục đích, nguyên nhân – kết quả, điều kiện…
Ví dụ:
1. Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công.
-
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Em chăm chỉ - Em đã thành công
-
Cấu trúc: Từ nối - mệnh đề - từ nối - mệnh đề
-
Ý nghĩa: nguyên nhân - kết quả
2. Bạn cần ôn tập kỹ để làm bài thi thật tốt.
-
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Bạn cần ôn tập kỹ - Làm bài thi thật tốt
-
Cấu trúc: Mệnh đề - từ nối - Mệnh đề
-
Ý nghĩa: chỉ mục đích
4.2. Câu ghép chuỗi
Câu ghép chuỗi có 2 vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,).
Ví dụ: Trời mưa, gió lớn, cây đổ.
4.3. Câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ ngang hàng và độc lập về mặt ý nghĩa. Các vế trong câu được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.
Theo đó, trong câu ghép đẳng lập, các vế khi kết hợp thường biểu thị các mối quan hệ thông qua các quan hệ từ tương ứng gồm:
-
Quan hệ liệt kê: và
-
Quan hệ tiếp nối: và
-
Quan hệ lựa chọn: hoặc (là), hay (là)
-
Quan hệ đối chiếu: nhưng, song, mà,...
Ví dụ:
Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm.
Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:
-
Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình. Ví dụ: Trời xanh và gió mát.
-
Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Chiếc bút bi của tôi bị rơi và chiếc bút chì cũng rơi ngay sau đó.
-
Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”
4.4. Câu ghép hô ứng
Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Trong câu, các vế kết nối bằng phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…
Ví dụ: Người thế nào thì vật thế ấy.
4.5. Câu ghép hỗn hợp
Câu ghép hỗn hợp được hình thành bằng sự kết hợp của câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.
Câu ghép đẳng lập: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe…
-
Mệnh đề 1: tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng
-
Mệnh đề 2: nó không nghe
-
Cấu trúc câu: Từ nối (mặc dù) - mệnh đề 1 - từ nối (nhưng) - mệnh đề 2
-
Ý nghĩa: Mối quan hệ đối chiếu
Câu ghép chính phụ: Nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.
-
Mệnh đề 1: nó không nghe
-
Mệnh đề 2: nó vẫn chưa tìm được việc
-
Cấu trúc câu: Mệnh đề 1 - từ nối (nên) - mệnh đề 2
-
Ý nghĩa: Chỉ nguyên nhân - kết quả
5. Mối quan hệ giữa các vế câu ghép
5.1. Quan hệ nguyên nhân và kết quả
Cách nhận biết: Trong câu thường sử dụng các cặp quan hệ từ như: “do … nên”, “vì thế … cho nên”, “vì … nên”, “bởi vì .. cho nên”,… hoặc các quan hệ từ như: “do, vì, nên, bời vì, cho nên,…”.
Ví dụ:
-
Vì tôi ngủ quên nên tôi đã đi làm muộn.
-
Do thời tiết tốt nên gia đình tôi quyết định đi cắm trại.
2. Quan hệ giả thiết – kết quả
Cách nhận biết: Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả thường được dùng để diễn tả một sự việc hoặc một hành động chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự việc khác xảy ra. Một số cặp quan hệ từ thường được sử dụng như: “nếu như … thì”, “hễ như … thì”, “nếu … thì”,… Hoặc có thể sử dụng các từ nối để liên kết các vế trong câu như: giá, nếu, thì, hễ,..
Ví dụ:
-
Nếu như chị ấy không quên tài liệu thì buổi họp hôm nay đã thuận lợi hơn.
-
Hễ mà anh ấy đi trễ thì tôi sẽ bị trễ xe buýt.
-
Giá như tôi chăm học thì tôi đã đạt giấy khen.
3. Quan hệ tương phản
Cách nhận biết: Câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản thường sẽ có hai mệnh đề nói về hai vấn đề trái ngược nhau, chúng thường sử dụng những mệnh đề quan hệ như “mặc dù…nhưng”, “tuy…nhưng”.
Ví dụ:
-
Mặc dù bị đau bụng nhưng anh ấy vẫn cố gắng đi học đầy đủ.
-
Tuy rất cố gắng đi sớm nhưng tôi vẫn bị trễ học.
4. Quan hệ mục đích
Cách nhận biết: Các vế trong câu ghép biểu thị mối quan hệ mục đích thường được kết nối với nhau thông qua các quan hệ từ như: thì, để,..
Ví dụ:
-
Tôi đã cất điện thoại để tôi tập trung học bài hơn.
-
Để bổ sung vitamin cho cơ thể thì tôi cần mua nhiều trái cây và rau xanh.
5. Quan hệ tăng tiến
Cách nhận biết: Câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các mệnh đề trong câu thường sẽ thông qua một số cặp quan hệ từ như “không chỉ…mà còn”, “không những…mà còn”.
Ví dụ:
-
Mai không chỉ biết hát mà cô ấy còn biết đàn.
-
Không những mẹ tôi nấu ăn rất ngon mà bà ấy còn là người rất tốt bụng.
6. Đặt câu ghép
Ví dụ đặt câu ghép đẳng lập:
-
Trời thì trong xanh và gió thì mát lành.
-
Cây đa cổ thụ đó cao và to.
-
An chỉ được chọn lấy găng tay hoặc khăn quàng cổ.
Ví dụ đặt câu ghép chính phụ:
- Nếu tôi đi ngủ sớm thì sáng dậy không thấy mệt mỏi đến vậy.
Ví dụ đặt câu ghép hô ứng:
- Càng xa anh bao nhiêu em càng thấy nhớ anh bấy nhiêu.
Ví dụ đặt câu ghép chuỗi:
- Vitamin A có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, ví dụ như: đu đủ, xoài, táo, dưa hấu…
Ví dụ đặt câu ghép hỗn hợp:
- Huy tuy thông minh nhưng lại không siêng năng trong học tập vậy nên điểm thi cuối kỳ vẫn không cao.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)