TOP 40 câu Trắc nghiệm Câu ghép (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Câu ghép có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,493 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Câu ghép

Bài giảng Ngữ văn 8 Câu ghép

Câu 1: Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" (Thanh Tịnh - Tôi đi học) có kiểu cấu tạo nào?

A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị.

B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau.

C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau.

D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ.

Đáp án: B

Câu 2: Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau?

Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Trong lòng mẹ)

A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích.

B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân.

C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện.

D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ

Đáp án: D

Câu 3: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt

B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau

C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau

Đáp án: C

Câu 4: Trong đoạn văn sau có câu ghép không?

Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đát vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.

(Hai cây phong)

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 5: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

A. Mẹ đi làm và em đi học.

B. Mẹ đi làm còn em đi học.

C. Mẹ đi làm nhưng em đi học.

D. Mẹ đi làm, em đi học.

Đáp án: C

Câu 6: Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?

A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.

B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.

C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.

D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.

Đáp án: B

Câu 7: Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau?

Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Trong lòng mẹ)

A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích.

B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân.

C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện.

D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ

Đáp án: C

Câu 8: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.

B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.

C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.

D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

Đáp án: A

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.

B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.

C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.

D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.

Đáp án: D

Câu 10: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nhượng bộ?

A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)

B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)

C. Gió càng to, lửa càng cao.

D. Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan)

Đáp án: D

Câu 11: Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

A. Quan hệ nhượng bộ

B. Quan hệ mục đích.

C. Quan hệ nguyên nhân

D. Quan hệ điều kiện.

Đáp án: D

Câu 12: Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" (Thanh Tịnh - Tôi đi học) có kiểu cấu tạo nào?

A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị.

B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau.

C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau.

D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ.

Đáp án: B

Câu 13: Các quan hệ từ có góp phần vào việc biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu hay chưa?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 14: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Tôi chạy, nó cũng chạy.

B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.

C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.

D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

Đáp án: B

Câu 15: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.

B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.

D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

Đáp án: C

Câu 16: Tìm cụm C - V chính và C - V phụ trong câu sau.

"Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."

A. CN Chính: tôi, VN Chính: quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi 

B. CN Chính: tôi, VN Chính: quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

CN phụ : mấy cánh hoa tươi - VN phụ: mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Đáp án: B

Câu 17: Có mấy chủ ngữ trong câu sau:"Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học."

A. 1

B. 2

C. 3

Đáp án: C

Câu 18: Câu nào là câu ghép?

A. U van Dần!

B. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!

C. Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không?

D. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.

Đáp án: A

Câu 19: Có mấy câu ghép trong các đoạn văn sau:

“Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”

(Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 20:

Câu nào dưới đây định nghĩa đúng nhất về câu ghép?

A. Là câu do một hoặc hai cụm chủ vị tạo thành.

B. Là câu có hai cụm chủ vị trở lên tạo thành.

C. Là câu có hai cụm chủ vị trở lên bao chứa nhau tạo thành.

D. Là câu có hai cụm chủ vị trở lên không bao chứa nhau tạo thành.

Đáp án: D

Câu 21:

Để xem xét một câu có phải là câu ghép hay không, chúng ta phải xem xét khía cạnh nào?

A. Xét quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

B. Xét quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.

C. Xét quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.

D. Xét quan hệ về mặt bổ trợ nhau giữa các vế câu.

Đáp án: C

Câu 22:

Trong câu ghép, từ “nếu” là từ chỉ loại quan hệ nào?

A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.

B. Quan hệ bổ sung.

C. Quan hệ khả năng - điều kiện.

D. Quan hệ nội dung - hình thức.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 23:

Trong câu ghép, từ “nếu” là từ chỉ loại quan hệ nào?

A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.

B. Quan hệ bổ sung.

C. Quan hệ khả năng - điều kiện.

D. Quan hệ nội dung - hình thức.

Đáp án: C

Câu 24: Câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” đã sử dụng phương pháp nào để nối các câu ghép?

A. Dùng các dấu câu.

B. Dùng các dấu câu và từ có quan hệ điều kiện.

C. Dùng từ có quan hệ nguyên nhân.

D. Dùng từ có quan hệ bổ sung.

Đáp án: A

Câu 25:

Trong câu ghép không sử dụng quan hệ từ để nối các vế câu thì bắt buộc phải sử dụng dấu câu nào sau đây?

A. Dấu hai chấm.

B. Dấu chấm.

C. Dấu phẩy.

Đáp án: C

Câu 26:

Quan hệ từ nào sau đây không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế câu ghép với nhau?

A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân.

B. Quan hệ từ chỉ điều kiện.

C. Quan hệ từ chi nhượng bộ.

D. Quan hệ từ chỉ cách thức.

Đáp án: D

Câu 27: Hai câu đơn: “Bố em đi làm. Mẹ em đi sang bà ngoại” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

A. Bố em đi làm và mẹ em đi sang bà ngoại.

B. Bố em đi làm còn mẹ em đi sang bà ngoại.

C. Bố em đi làm nhưng mẹ em đi sang bà ngoại.

D. Bố em đi làm, mẹ em đi sang bà ngoại.

Đáp án: C

Câu 28:

Xác định các vế của câu ghép đó trong đoạn văn sau:

Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về trong thuận hòa và yêu thương.

A. 1 vế

B. 2 vế

C. 3 vế

D. 4 vế

Đáp án: D

Câu 29:  Cho đoạn văn sau:

(1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.

Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên.

A. (1), (2)

B. (1), (4)

C (1), (3)

D. (1), (2), (4)

Đáp án: B

Câu 30: Em hãy chọn câu ghép trong các câu sau:

A. Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.

B. Cây đa già run rẩy cành lá và chào những cơn gió mới của buổi sáng.

C. Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.

D. Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh có đáp án

Trắc nghiệm Ôn dịch thuốc lá có đáp án

Trắc nghiệm Câu ghép (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Phương pháp thuyết minh có đáp án

Trắc nghiệm Bài toán dân số có đáp án

1 1,493 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: