TOP 40 câu Trắc nghiệm Hội thoại (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Hội thoại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 965 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Hội thoại

Bài giảng Ngữ văn 8 Hội thoại

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 - 4:

Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:

- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.

- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?

- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.

- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?

A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.

B. Quan hệ họ hàng.

C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.

D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.

Đáp án: D

Câu 2: Trong cuộc hội thoại trên, những lời thoại nào là của anh Mịch ?

A. Lời thoại số 1, 2, 5, 7.

B. Lời thoại số 1, 3, 5, 7.

C. Lời thoại số 2, 4, 6, 8.

D. Lời thoại số 1, 3, 6, 7.

Đáp án: B

Câu 3: Từ nào nói đúng nhất thái độ của anh Mịch đối với ông lí trưởng ?

A. Tôn kính

B. Thân tình

C. Quỵ lụy

D. Luồn cúi

Đáp án: C

Câu 4: Thái độ của lí trưởng đối với anh Mịch trong cuộc hội thoại trên như thế nào?

A. Coi thường

B. Không quan tâm

C. Đe nẹt, quát tháo

D. Gồm cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?

A. Quan hệ trên dưới hay ngang hàng

B. Quan hệ thân sơ

C. Quan hệ đồng nghiệp

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Câu 6: Vai xã hội trong hội thoại là gì?

A. Là vai vế của mỗi người trong gia đình

B. Là vị trí, chỗ đứng của mỗi người trong gia đình

C. Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại

D. Là cương vị, cấp bậc của một người trong cơ quan, xã hội

Đáp án: C

Câu 7: Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều vì vậy mỗi người khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì?

A. Cần xác định đúng vai hội thoại để chọn cách nói cho phù hợp.

B. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

C. Sử dụng từ ngữ thân mật để nói.

D. Sử dụng từ ngữ trang trọng để nói.

Đáp án: A

Câu 8: Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với một người con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty.

Khi đó quan hệ giữa họ là quan hệ gì ?

A. Quan hệ gia đình

B. Quan hệ chức vụ xã hội

C. Quan hệ tuổi tác

D. Quan hệ bạn bè đồng nghiệp

Đáp án: B

Câu 9: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào ?

A. Ngưỡng mộ

B. Kính trọng

C. Sùng kính 

D. Thân mật

Đáp án: B

Câu 10: Lượt lời trong hội thoại là gì?

A. Số người nói chuyện

B. Số từ ngữ mỗi người nói

C. Số lần mỗi người nói

D. Số câu mỗi người nói

Đáp án: C

Câu 11: Thế nào là hành vi cướp lời (xét theo cách hiểu về lượt lời)?

A. Nói tranh lượt lời của người khác.

B. Nói khi người khác đã kết thúc lời của người đó.

C. Nói khi người khác chưa kết thúc lời của người đó.

D. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu.

Đáp án: A

Câu 12: Điền từ (cụm từ) còn thiếu vào câu sau:

Trong hội thoại, nhiều khi người tham gia hội thoại lựa chọn cách... để biểu thị thái độ.

A. Im lặng

B. Đánh nhau

C. Lắp bắp

Đáp án: A

Câu 13: Để thể hiện sự tôn trọng người cùng tham gia hội thoại cần

A. Tránh đi ra chỗ khác khi người khác nói chuyện

B. Tránh cắt lời người khác

C. Trán tranh lượt lời của người khác

D. Cả ba ý trên đúng

Đáp án: D

Câu 14: Hãy phát hiện mối quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại trong hội thoại sau?
A: Bán hết không con?
B: Hết sạch, má.

A. Cha - con

B. Anh - em

C. Mẹ - con

D. Chị - em

Đáp án: C

Câu 15: Trong hội thoại, mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là

A. Lượt lời

B. Lượt đi

C. Trao lời

Đáp án: A

Câu 16: Điền từ (cụm từ) còn thiếu vào câu sau:

Vai xã hội là....của người tham gia hội thoại với người khác trong cuộc thoại.

A. Vị trí

B. Vị trí địa lí

C. Vị trí trong gia đình

Đáp án: A

Câu 17: Quan hệ xã hội của người tham gia hội thoại được xác định dựa trên các yếu tố nào?

A. Sự thông cảm và tương trợ lẫn nhau

B. Sự tương trợ lẫn nhau

C. Thứ bậc, tuổi tác, mức độ quen biết

Đáp án: C

Câu 18: Một người có thể đóng các vai xã hội khác nhau trong các hội thoại khác nhau vì?

A. Quan hệ xã hội vốn do một người nào đó quy định

B. Quan hệ xã hội vốn đơn giản và nhỏ hẹp

C. Quan hệ xã hội vốn rất đa dạng

Đáp án: C

Câu 19: Hãy phát hiện mối quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại trong hội thoại sau?

A: Đêm qua có sự gì lạ không?

B: Thưa ngài, mọi sự vẫn như thường ạ!

A. Người trên - kẻ dưới

B. Anh - em

C. Cha - con

D. Thầy - trò

Đáp án: A

Câu 20: Muốn có cách nói phù hợp, người tham gia hội thoại cần phải

A. Xác định đúng vai xã hội của mình

B. Xác định cách xưng hô phù hợp

C. Xác định được động từ cho phù hợp

Đáp án: A

Câu 21: Trong một buổi thảo luận ở lớp học, cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiến về một vấn đề. Học sinh A chưa kịp trình bày ý kiến của mình thì học sinh B đã vội vàng đưa ra những suy nghĩ về vấn đề đó. Trong lĩnh vực hội thoại, hành vi đó của B được gọi là hành vi gì?

A. Nói leo. 

B. im lặng.

C. Nói tranh.

D. Nói hỗn

Đáp án: C

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Thầy nó bảo:

- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.

- (2) Mua bán gì mà đi chợ?

- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !

- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.

Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:

- (6) Lêu lêu ! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng ... lêu lêu!...

Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:

- (7) im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...

-(8) Rầy hai xu, hàng chè không bán thì sao...

Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn.

(Nam Cao, Một đám cưới)

Câu 22: Có mấy nhân vật tham gia trong cuộc hội thoại trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 23: Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?

A. Quan hệ hàng xóm, láng giềng. 

B. Quan hệ bạn bè.

C. Quan hệ gia đình.

D. Quan hệ chức vụ xã hội.

Đáp án: C

Câu 24: Trong cuộc hội thoại trên, có lần nào Dần "im lặng" khi đến lượt lời của mình hay không?

A. Có.

B. Không.

Đáp án: A

Câu 25: Trong cuộc hội thoại trên, Dần đã cướp lời của cha khi nào?

A. Khi dần cười tủm tỉm không đáp.

B. Khi Dần thực hiện lượt lời số (2).

C. Khi Dần thực hiện lượt lời số(4).

D. Khi Dần thực hiện lượt lời số (8).

Đáp án: D

Câu 26: Để giữ lịch sự trong hội thoại, chúng ta cần làm gì?

A. Cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác.

B. Nhất thiết phải đáp lại tất cả những câu người khác hỏi khi giao tiếp.

C. Chỉ cần im lặng.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Đáp án: A

Câu 27: Hãy phát hiện mối quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại trong hội thoại sau?

A: Thưa bố, bố cho con thử tài.

B: Con thật là tài nhất rồi. Bố cho con cái nhà đấy.

A. Thầy – trò

B. Bố – con

C. Mẹ – con

D. Chị – em

Đáp án: B

Câu 28: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:

"Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

(1)– Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

(2)– Ðùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây. Hừ hừ…

(3)– Ðùa chơi một tí.

(4)– Hừ hừ… cái gì thế?

(5)– Con mụ Cốc kia kìa.

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:

(6)– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

(7)– ừ.

(8)– Thôi thôi… hừ hừ… Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…

Tôi quắc mắt:

(9)– Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

(10)– Thưa anh, thế thì… hừ hừ…em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

(Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Xác định lượt lời của Dế Mèn?

A. (1), (3), (5), (7), (9)

B. (2), (4), (6), (8), (10)

C. (1), (3), (5), (8), (9)

D. (2), (4), (7), (8), (10)

Đáp án: B

Câu 29: Dế Choắt và Dế Mèn có cướp lượt lời của nhau không?

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Câu 30: Qua lời thoại, tính cách của Dế Mèn được thể hiện như thế nào?

A. Nghịch ngợm, huênh hoang, ích kỉ

B. Hiền lành, thật thà, tốt tính

C. Hèn nhát, tự ti

D. Tinh tế, nhanh nhẹn, khéo léo

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Đi bộ ngao du có đáp án

Trắc nghiệm Hội thoại (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Lựa chọn trật tự từ trong câu có đáp án

1 965 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: