TOP 40 câu Trắc nghiệm Hành động nói (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Hành động nói có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 2,597 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Hành động nói

Bài giảng Ngữ văn 8 Hành động nói

Câu 1: Hành động hỏi sau có phải mục đích để hỏi không? U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Câu 2: Hành động hỏi của câu 1 có mục đích là gì?

A. Van xin

B. Hỏi

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Đáp án: A

Câu 3: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?

A. Nét mặt

B. Điệu bộ

C. Cử chỉ

D. Ngôn từ

Đáp án: D

Câu 4: Câu sau thuộc hành động nói nào?
Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Đáp án: D

Câu 5: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 7:

Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- (1) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với. Chị Chiến đứng sau Việt, thở:

- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành…

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt:

- (3) Hai em là chị em ruột?

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

Trong đoạn trích trên, các câu nói được đánh số (1) và (2) thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 6: Câu nói số (1) và (2) thể hiện hành động cụ thể nào của người nói ?

A. Khuyên bảo

B. Đề nghị

C. Xúi giục

D. Van xin

Đáp án: B

Câu 7: Mục đích nói của câu số (3) là gì ?

A. Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.

B. Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.

C. Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.

D. Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.

Đáp án: C

Câu 8: Câu sau thuộc hành động nói nào?

Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Đáp án: C

Câu 9: Chúng ta thường gặp những kiểu hành động nói nào?

A. Hỏi

B. Điều khiển

C. Trình bày

D. Hứa hẹn

E. Bộc lộ cảm xúc

G. Tất cả các trường hợp trên

Đáp án: G

Câu 10: Câu sau: Bác trai đã khá rồi chứ? thuộc kiểu hành động nói gì?

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Đáp án: A

Câu 11:Câu văn “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” có phải là câu nghi vấn không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 12: Mục đích của câu văn trong câu 1 là gì?

A. Hỏi

B. Khẳng định

C. Phủ định

D. Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: B

Câu 13: Các câu trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thuộc về lớp hành động nói nào?

A. Hành động hứa hẹn

B. Hành động trình bày

C. Hành động bộc lộ cảm xúc

D. Hành động hỏi

Đáp án: B

Câu 14: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 14 đến câu 16:

“Tôi bật cười bảo lão: (1)

- Sao cụ lo xa quá thế? (2) Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! (3) Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! (4) Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? (5)

- Không, ông giáo ạ! (6) Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (7)

(Nam Cao, Lão Hạc)

Câu văn (2) là câu nghi vấn thuộc kiểu hành động nói gì?

A. Hỏi

B. Điều khiển

C. Hứa hẹn

D. Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: D

Câu 15: Câu văn (2) thực hiện hành động nói theo cách nào?

A. Trực tiếp

B. Gián tiếp

Đáp án: B

Câu 16: Câu nào thuộc kiểu hành động nói điều khiển trong các câu sau :

A. Tôi bật cười bảo lão

B. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

C. Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

D. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

Đáp án: C

Câu 17:Các câu sau thuộc hành động nói gì?

Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Đáp án: B

Câu 18: Câu sau thuộc hành động nói nào?

Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Đáp án: C

Câu 19: Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?

A. Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,…

B. Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp.

C. Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp.

D. Cả ba cách trên.

Đáp án: D

Câu 20:

Câu văn “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.” Thể hiện hành động cụ thể nào của người nói?

A. Khuyên bảo

B. Đề nghị

C. Xúi giục

D. Van xin

Đáp án: B

Câu 21: Câu sau đây thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 22:

Các câu trần thuật thường thuộc kiểu hành động nói gì?

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: B

Câu 23: Các câu có hành động bộc lộ cảm xúc thường thuộc kiểu câu nào dưới đây?

A. Trần thuật

B. Cầu khiến

C. Cảm thán

D. Nghi vấn

Đáp án: C

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Dề Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa [...]. Hay bây giờ em nghĩ thế này...Song anh có cho phép em mới dám nói...

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dề Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 24: Đoạn trích trên có hành động nói hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 25: Có bao nhiêu câu mang mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 26: Liệt kê câu mang mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên?

A. Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

B. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

C. Tôi về, không một chút bận tâm.

D. A và B đúng

Đáp án:

Câu 27: Câu cầu khiến vừa xác định thể tính tính cách của nhân vật Dế Mèn như thế nào?

A. Là một kẻ kiêu căng, hống hách, ngạo mạn, không coi ai ra gì và không có tình thương với đồng loại, với những kẻ yếu đuối hơn mình.

B. Là một kẻ hèn nhát, chỉ biết núp dưới bóng người khác, không dám tự mình làm bất cứ điều gì.

C. Là một người hiền lành, thương người như thể thương thân, hết lòng giúp đỡ đồng loại.

D. Là một kẻ ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, không muốn san sẻ bất cứ thứ gì với ai.

Đáp án: A

Câu 28: Câu cầu khiến vừa xác định thể tính tính cách của nhân vật Dế Choắt như thế nào?

A. Là một người sức khỏe không được tốt, tính tình hiền lành, an phận.

B. Là một người thích nịnh nọt những người khác để hưởng lợi cho mình.

C. Là một người sức khỏe tốt, chăm chỉ làm nụng.

D. Là một người được yêu quý, sống tốt, hay giúp đỡ người khác.

Đáp án: A

Câu 29: Câu nào thuộc hành động hứa hẹn?

A. Bạn hãy đi về nhà đi.

B. Sau khi ra trường, em sẽ trưởng thành lên trông thấy!

C. Mình muốn được đi chơi vào ngày sinh nhật.

D. Tớ sẽ luôn ở bên cậu dù vui hay buồn.

Đáp án: D

Câu 30: Câu nào thuộc hành động điều khiển?

A. Bé  hãy ra đây chơi với chúng tôi nào.

B. Bạn muốn gì, mình nhất định sẽ mua tặng bạn.

C. Ôi, bông hoa này nở thật đẹp!

D. Bọn tớ không làm hại cậu đâu.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nước Đại Việt ta có đáp án

Trắc nghiệm Hành động nói (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập về luận điểm có đáp án

Trắc nghiệm Bàn về phép học có đáp án

Trắc nghiệm Viết đoạn văn trình bày luận điểm có đáp án

1 2,597 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: