TOP 40 câu Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 707 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Câu 1: Cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu có tác dụng gì?

“Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường”

A. Liên kết câu chứa nó với những câu trước.

B. Thể hiện thái độ của người viết.

C. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: A

Câu 2: Mẹ là hiệu trưởng một trường học, nói chuyện với người con là tổ trưởng chuyên môn của trường về công việc của tổ chuyên môn, quan hệ của họ là quan hệ gì?

A. Quan hệ gia đình

B. Quan hệ tuổi tác

C. Quan hệ chức vụ xã hội

D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp

Đáp án: D

Câu 3: Câu nào có động từ (cụm động từ) đứng trước cụm chủ – vị?

A. Cái Tỉu lại bậu bên sườn cái Tý. (Ngô Tất Tố)

B. Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân. (Ngô Tất Tố)

C. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. (Nam Cao)

D. Luôn mấy hôm tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. (Nam Cao)

Đáp án: B

Câu 4: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 4 – 6:

Lí Kiến hiểu rằng “chúng nó” đây có thể gồm cả ông. Ông cười nhạt bảo rằng:

- (1) Thế này này, anh Binh ạ: chị ấy gửi tôi thì quả không có…

Hắn trợn mắt quát:

- (2) Thế thì thằng nào ăn đi?

Lí Kiến vội nói lấp ngay:

- (3) Thế nhưng mà anh có thiếu tiền thì bảo tôi một tiếng. Chị ấy trót tiêu đi rồi thì có giết cũng chẳng ra. Lôi thôi làm gì sinh tội.

(Nam Cao,Chí Phèo)

Cuộc hội thoại trong đoạn văn trên có mấy người tham gia?

A. 2 người

B. 3 người

C. 4 người

D. 5 người

Đáp án: A

Câu 5: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trên là quạn hệ gì?

A. Quan hệ gia đình thân tộc.

B. Quan hệ tuổi tác.

C. Quan hệ giữa những người công dân trong xã hội.

D. Quan hệ giữa một người có chức trách với một người dân thường.

Đáp án: D

Câu 6: Lí Kiến có thái độ ra sao trong đoạn hội thoại trên?

A. Kính trọng

B. Quát nạt

C. Trách móc

D. Nhún nhường

Đáp án: D

Câu 7: Câu nào không mắc lỗi diễn đạt về lôgíc?

A. Trong bóng đá nói chung và trong học tập nói riêng, Minh đều rất giỏi.

B. Mai vừa trông em vừa ngoan ngoãn.

C. Tuy học giỏi nhưng Quyền vẫn đỗ đại học.

D. Vì thương con nên lão Hạc đã tìm đến cái chết.

Đáp án: D

Câu 8: Bố mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình: Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện khiến cha mẹ bực mình.

Người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?

A. Cướp lời

B. Nói leo

C. Nói tranh

D. Nói hỗn

Đáp án: B

Câu 9: Câu nào là câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp?

A. Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Nam Cao)

B. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang. (Ngô Tất Tố)

C. Hắn chửi như những người say rượu hát. (Nam Cao)

D. Thị điên lên mất, trời ơi là trời! (Nam Cao)

Đáp án: A

Câu 10: Câu Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc là kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán

B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến

D. Câu phủ định

Đáp án: D

Câu 11: Câu nào sau đây là câu cảm thán?

A. Thế mà nó không ở lại thêm một ngày nữa.

B. Bầu trời trong xanh đến kì lạ.

C. Trời ơi! Sao lại có một người con gái xinh đến thế!

D. Em hỏi mà anh không trả lời à?

Đáp án:

Câu 12: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tự địa phương ở nước ta?

A. Thể hiện sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán giữa các vùng miền.

B. Thể hiện ngôn ngữ đặc trưng cho mỗi vùng miền.

C. Là những từ ngữ có thể sử dụng ở nhiều vùng miền trên cả nước.

D. khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật.

Đáp án: C

Câu 13: Đoạn thơ sau sử dụng những từ ngữ địa phương của vùng nào?

" Gan chi gan rứa mẹ nờ

Mẹ rằng: cứu nước mình chờ chi ai?

Chẳng bằng con gái con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò..."

A. Bắc Bộ

B. Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Nam Bộ

Đáp án: B

Câu 14: Môi là từ ngữ địa phương của vùng nào?

A. Bắc Bộ

B. Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Nam Bộ

Đáp án: B

Câu 15: Bố là viện trưởng một bệnh viện, nói chuyên với người con là bác sĩ của bệnh viện đó về công việc chuyên môn, quan hệ của họ là quan hệ gì?

A. Quan hệ gia đình

C. Quan hệ chức vụ xã hội

B. Quan hệ tuổi tác

D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp

Đáp án: D

Câu 16: Từ nào là từ xưng hô địa phương ?

A. U

B. Bố

C. Mẹ

D. Bà

Đáp án: A

Câu 17:Dòng nào sau đây chứa từng đồng nghĩa với từ toàn dân "mẹ"?

A. Thầy, cậu, bọ

B. Mệ, mạ, bầm

C. Eng, mi, o

D. Bọ, bá, má

Đáp án: B

Câu 18: Từ nào sau đây là từ toàn dân?

A. Mi

B. Hấn

C. Tôi

D. Tau

Đáp án: C

Câu 19: "Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã òa khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

-Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà."

Từ  "mợ" trong đoạn văn trên là từ xưng hô địa phương hay từ xưng hô toàn dân?

A. Từ xưng hô địa phương.

B. Từ xưng hô toàn dân.

C. Không là từ xưng hô địa phương, cũng không phải là từ xưng hô toàn dân.

Đáp án: C

Câu 20: Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp?

A.Trong giao tiếp hàng ngày ở địa phương.

B. Trong giao tiếp, sinh hoạt giữa những ngưòi trong gia đình hoặc những ngưòi thân mật (cùng địa phương) khi không ở địa phương mình.

C. Cả hai ý trên

Đáp án: C

Câu 21: Cho đoạn trích:

" Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non"

Trong đoạn trích trên, từ "bầm" đồng nghĩa với từ xưng hô toàn dân nào?

A. Bố

B. Mẹ

C. Bà

D. Ông 

Đáp án: B

Câu 22: Thế nào là từ ngữ địa phương?

A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu

B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương

C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.

D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Đáp án: C

Câu 23:

Cho đoạn thơ sau:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng."

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Từ “bẹ”  có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

A. Ngô

B. Khoai

C. Sắn

D. Lúa mì

Đáp án: A

Câu 24: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện

B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ

C. Để tô đậm tính cách nhân vật

D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Đáp án: D

Câu 25: Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa

B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ

C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

D. Cả A, B, C là đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :

"Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví" 

Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?

A. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng

B. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh

C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”

D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Đáp án: C

Câu 27: Cho ví dụ sau đây:

"Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm."

Từ “dằm thượng” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?

A. Túi áo trên

B. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre

C. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Câu 28: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?

"Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn thêm một tý rau thơm

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!"

(Chế Lan Viên)

A. Từ ngữ địa phương

B. Biệt ngữ xã hội

C. Từ toàn dân

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Câu 29: Trong câu thơ sau đây, từ “mông” có nghĩa là gì?

"Chiều chiều ra bến ngó mông"

A. Từ ngữ toàn dân, nghĩa là "cánh đồng" 

B. Từ ngữ địa phương, nghĩa là " cánh đồng"

Đáp án: B

Câu 30: Cho đoạn thơ sau:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào."

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Từ “bắp”  có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

A. Lúa mì

B. Khoai

C. Sắn

D. Ngô

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết phần văn (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập làm văn bản thông báo có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Tôi đi học có đáp án

1 707 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: