TOP 40 câu Trắc nghiệm Hai cây phong (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Hai cây phong có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,962 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Hai cây phong

Bài giảng Ngữ văn 8 Hai cây phong

Câu 1: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, các sự việc được kể và tả lại ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời của người kể chuyện?

A. Trong một lần người kể chuyện đi công tác xa trở về

B. Khi người kể chuyện đi xe lửa qua làng

C. Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè

D. Khi người kể chuyện từ trường học trở về làng Ku – ku – rêu.

Đáp án: C

Câu 2: Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

A. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi.

B. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn.

C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền.

D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây.

Đáp án: B

Câu 3: Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong?

A. Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường.

B. Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

C. Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

D. Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

Đáp án: B

Câu 4: Trong đoạn trích Hai cây phong, hai cây phong khác cây khác trong làng ở đặc điểm nào?

A. Chúng không cần người ta chăm sóc, tưới tắm vẫn vươn cao kiêu hãnh.

B. Chúng có tiếng nói riêng, có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu.

C. Chúng là loài cây quý hiếm nhất trong vùng.

D. Chúng mọc ở trên đồi cao phía trên làng và vô cùng xanh tốt.

Đáp án: B

Câu 5: Trong hai mạch kể của văn bản , mạch kể chuyện xưng “chúng tôi ” quan trọng hơn đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 6: Nhà văn Ai-ma-tốp là người nước nào?

A. Nga

B. Bồ Đào Nha

C. Cư-rơ-gư-xtan

D. Phần Lan

Đáp án: C

Câu 7: Đâu không phải là sáng tác của nhà văn Ai-ma-tốp?

A. Cây phong non trùm khăn đỏ

B. Cô bé trùm khăn đỏ

C. Người thầy đầu tiên

D. Con tàu trắng

Đáp án: B

Câu 8: Trong hai mạch kể của văn bản, mạch kể nào quan trọng hơn?

A. Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”

B. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng ta”

C. Mạch kể của người kể chuyện xưng “ta”

D. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”

Đáp án: A

Câu 9: Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

A. Như những đốm lửa vô hình.

B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi.

C. Hai người khổng lồ.

D. Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát.

Đáp án: B

Câu 10: Trong đoạn trích Hai cây phong, bọn trẻ ngồi nép mình trên cành cây và suy nghĩ điều gì?

A. Không suy nghĩ về điều gì cả.

B. Đấy đã phải là nơi tận cùng thế giới chưa hay phía sau vẫn còn có một thế giới khác.

C. Đến bao giờ thì chúng có thể đi đến những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạ mỏng manh.

D. Sau khi rời nhà trường, chúng sẽ được đi học trên đường huyện khang trang và đẹp đẽ hơn.

Đáp án: B

Câu 11:

Văn bản Hai cây phong được trích từ tác phẩm nào?

A. Truyện ngắn Con tàu trắng

B. Truyện ngắn Cây phong non trùm khăn đỏ

C. Truyện Người thầy đầu tiên

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: D

Câu 12:

Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?

A. Nhà báo.

B. Hoạ sĩ.

C. Nhạc sĩ.

D. Nhà văn.

Đáp án: B

Câu 13:

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, các sự việc được kể và tả lại ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời của người kể chuyện?

A. Trong một lần người kể chuyện đi công tác xa trở về

B. Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè

C. Khi người kể chuyện đi xe lửa qua làng

D. Khi người kể chuyện từ trường học trở về làng Ku – ku – rêu.

Đáp án: B

Câu 14:

Trong đoạn trích Hai cây phong, điều bí ẩn của hai cây phong mà tác giả khám phá ra là gì?

A. Đó là hai cây phong không bình thường, có lai lịch rất huyền bí.

B. Từng có người chiến sĩ hi sinh cho sự nghiệp chống giặc bảo vệ quê hương dưới gốc cây.

C. Dưới gốc hai cây phong có chôn mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh.

D. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khẽ nào của không khí.

Đáp án: D

Câu 15:

Trong đoạn trích Hai cây phong, khi mây đen kéo đến cùng với bão dông xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong được ví với hình ảnh nào?

A. Như một đốm lửa vô hình.

B. Những ngọn hải đăng trên núi.

C. Như một làn sóng thuỷ triều.

D. Như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Đáp án: D

Câu 16:

Trong đoạn trích Hai cây phong, làng Ku-ku-rêu nằm ở vị trí nào?

A. Trên lưng chừng vách núi của rặng núi Đen.

B. Giữa thung lũng đất vàng, đồng cỏ mênh mông.

C. Trên bãi sông đất mỡ màng do phù sa bồi đắp.

D. Ven chân núi, trên một cao nguyên rộng.

Đáp án: D

Câu 17:

Nhận xét nào nói đúng nhất nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí quan trọng và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?

A. Hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò của người kể chuyện

B. Hai cây phong là nhân chứng hết sức xúc động về thầy Đuy – sen và cô bé An-tư-nai gần bốn chục năm về trước

C. Hai cây phong là dấu hiệu để người kể chuyện nhận ra ngôi làng Ku – ru – rêu của mình mỗi lần đi xa về

D. Kết hợp A và B

Đáp án: D

Câu 18: Nội dung văn bản có thể chia thành mấy phần?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Đáp án: B

Câu 19: Hình ảnh cây phong biểu tượng cho điều gì?

A. Là tín hiệu của làng

B. Là biểu tượng của quê hương.

C. thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu về hai cây phong.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 20: Hình ảnh cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào ?

A. Như hai người khổng lồ

B. Như những đốm lửa vô hình

C. Như những ngọn hải đăng trên núi

D. Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát

Đáp án: C

Câu 21: Từ láy nào sau đây không được dùng để miêu tả vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong?

A. thì thầm

B. thì thào

C. rì rào

D. xào xạc

Đáp án: B

Câu 22: Tác phẩm nào sau đây không phải là của nhà văn Ai-ma-tốp?

A. Người thầy đầu tiên

B. Đôn Ki-hô-tê

C. Cây phong non trùm khăn đỏ

D. Con tàu trắng

Đáp án: B

Câu 23:

Đoạn trích trên của tác giả Ai-ma-tốp được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Tác giả sinh sống ở làng và kể lại chuyện làng mình.

B. Tác giả kể lại câu chuyện do người khác nói lại.

C. Tác giả nhìn thấy hai cây phong và nhớ lại khoảng thời gian khi tác giả còn cắp sách đến trưởng.

D. Tác giả là một nhân vật trong truyện, nhân vật ấy hồi tưởng lại quá khứ với biết bao kỷ niệm thời tuổi thơ trong đó có ngôi trường dấu yêu.

Đáp án: C

Câu 24:

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn: “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rợi và tiếng lá xào xạc dịu hiền”?

A. Hoán dụ.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. So sánh.

Đáp án: D

Câu 25: Nội dung của đoạn văn sau là gì?

Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây. (Hai cây phong)

A. Miêu tả vị trí và quang cảnh ngôi làng Ku-ku-rêu. (1)

B. Kể về những địa danh nổi tiếng xung quanh làng Ku-ku-rêu. (2)

C. Miêu tả vẻ đẹp độc đáo mà chỉ làng Ku-ku-rêu mới có. (3)

D. Cả (1), (2), (3) đều sai.

Đáp án: A

Câu 26:

Trong câu văn: "Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền" (Hai cây phong), hai cây phong được miêu tả giống như con người. Những từ ngữ nói lên điều đó?

A. chào mời, dịu hiền.

B. chạy, nghiêng ngả, đung đưa.

C. reo hò, huýt còi ầm ĩ.

D. mát rượi, xào xạc.

Đáp án: A

Câu 27:

Trong đoạn trích Hai cây phong "Thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng" được mở ra trước mắt người kể chuyện khi nào?

A. Khi người kể chuyện và bọn trẻ cùng nhau reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi.

B. Khi người kể chuyện và bọn ngồi trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay.

C. Khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá.

D. Khi người kể chuyện và bọn trẻ công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao.

Đáp án: B

Câu 28:

Trong đoạn trích Hai cây phong, vì sao quả đồi có hai cây phong được người làng Ku-ku-rêu gọi là trường Đuy-sen?

A. Vì để kỉ niệm người anh hùng đã hi sinh cho sự nghiệp cách mạng.

B. Vì Đuy-sen là vị chủ tịch của nông trang, người có nhiều đóng góp cho việc xây dựng trường.

C. Vì thầy giáo Đuy-sen đã mở trường học trên đồi và trồng hai cây phong ở đó.

D. Vì một sự ngẫu nhiên.

Đáp án: C

Câu 29:

Đặc điểm nào ở hai cây phong đã để lại trong tác giả nhiều ấn tượng nhất?

A. Hai cây phong có vẻ đẹp không gì so sánh được.

B. Hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn.

C. Hai cây phong gắn liền với tuổi thơ của tác giả và nó như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh.

D. Hai cây phong là biểu tượng của làng quê.

Đáp án: C

Câu 30:

Câu văn: “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Chơi chữ

B. Ẩn dụ

C. Nói quá

D. Nói giảm, nói tránh

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nói quá có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập truyện kí Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Thông tin về ngày trái đất năm 2000 có đáp án

Trắc nghiệm Nói giảm nói tránh có đáp án

Trắc nghiệm Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm có đáp án

1 1,962 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: