TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Ôn tập phần làm văn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,419 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Ôn tập phần làm văn

Câu 1: Tính chất của văn bản thuyết minh là gì?

A. Tính tri thức

B. Tính khách quan

C. Tính thực dụng

D. Gồm ý A, B, C.

Đáp án: D

Câu 2: Tác dụng của việc kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận?

A. Bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

B. Bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ hơn, sắc sảo hơn.

C. Bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lí hơn.

D. Bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn. 

Đáp án: A

Câu 3: Mục nào cần có trong văn bản tường trình mà không cần có văn bản thông báo?

A. Lời mở đầu.

B. Nơi và ngày tháng làm văn bản.

C. Những nội dung cụ thể.

D. Lời cam đoan của người viết.

Đáp án: D

Câu 4: Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?

A. Để làm tư liệu cho bài văn nghị luận.

B. Để giúp người chưa đọc nắm bắt được nội dung chính của văn bản đó.

C. Để giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp của nó.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: B

Câu 5: Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?

A. Là những chứng cứ đưa ra để khẳng định sự đúng đắn của vấn đề.

B. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm được nêu ra dưới hình thức khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

C. Là sự phối hợp, tổ chức các dẫn chứng, lí lẽ nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nghị luận.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Câu 6: Các biểu hiện của tính thống nhất về chủ đề là gì?

A. Văn bản có đối tượng xác định (đối tượng phản ánh).

B. Văn bản có đích hay chủ đích của chủ thể văn bản.

C. Văn bản có tính mạch lạc.

D. Gồm cả ý A, B, C.

Đáp án: B

Câu 7: Trong các văn bản dưới đây, văn bản nào không phải là văn bản thuyết minh?

A. Động Phong Nha

B. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

D. Ôn dịch, thuốc lá

Đáp án: C

Câu 8: Hãy sắp xếp các dòng sau theo nhau một trình tự hợp lí thành bố cục của bài văn thuyết minh về di tích, danh lam thắng cảnh?

1. Giới thiệu khái quát về di tích, danh lam thắng cảnh đó.

2. Giới thiệu vị trí, ý nghĩa của di tích, danh lam thắng cảnh đó đối với cuộc sống của nhân dân địa phương ngày hôm nay.

3. Giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh theo một trình tự hợp lí (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại).

A. 1-2-3

B. 1-3-2

C. 3-1-2

D. 2-3-1

Đáp án: B

Câu 9: Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 10: Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ như thế nào?

A. Trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảm

B. Tính cách của nhân vật không được thể hiện cụ thể rõ nét.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 11:

Sắp xếp trình tự tóm tắt văn bản tự sự:

1. Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.

2. Viết thành bản tóm tắt.

3. Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.

4. Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

A. 1 - 2 - 3 - 4

B. 1 - 3 - 4 - 2

C. 1 - 4 - 3 - 2

D. 2 - 1 - 3 - 4

Đáp án: C

Câu 12: Điều kiện để làm văn bản thuyết minh là:

A. Xác định đối tượng cần phải được thuyết minh.

B. Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó. 

C. Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp. Tìm bố cục thích hợp.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 13: Bài "Thông tin về trái đất năm 2000" dùng phương pháp thuyết minh chính là gì?

A. Phương pháp liệt kê.

B. Phương pháp nêu ví dụ.

C. Phương pháp dùng số liệu.

D. Phương pháp phân loại, phân tích

Đáp án: A

Câu 14: Văn bản tường trình là gì? 

A. Là văn bản dùng để miêu tả lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.

B. Là văn bản dùng để trình bày lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.

C. Là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

D. Là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày,  cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Đáp án: B

Câu 15: Trong thực tế, khi viết các văn bản, chúng ta có thể kết hợp các kiểu văn bản lại với nhau được không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 16: Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?

A. Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm

B. Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng

C. Thuyết phục mọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu

Đáp án: B

Câu 17:

Đặc trưng nổi bật của văn nghị luận là gì?

A. Dùng lời nói hay lời văn làm sống lại một sự vật, một cảnh tượng, một con người,… làm sao cho người đọc, người nghe có thể tưởng tượng điều đó như đang ở trước mắt.

B. Dùng lời nói hay lời văn làm cho sống lại một câu chuyện, nghĩa là giúp người đọc, người nghe hiểu được diễn biến của câu chuyện đó.

C. Dùng lời văn hay lời nói để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của người viết về một vấn đề, một hiện tượng nào đó.

D. Dùng lời văn hay lời nói để trình bày các ý kiến, lí lẽ nhằm giải thích, chứng minh, biện luận, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề gì đó.

Đáp án: D

Câu 18:

Tình huống nào không cần viết văn bản tường trình?

A. Một người bị nghi ngờ là thủ phạm của một vụ trộm cắp tài sản công dân. Anh ta muốn trình bày tình trạng ngoại phạm của mình.

B. Một khu phố xảy ra vụ trộm cắp tài sản công dân. Tổ trưởng khu phố đó trình bày sự việc đã xảy ra ở khu phố mình.

C. Một bạn học sinh nghỉ học không lí do. Bạn cần trình bày với cô giáo nguyên nhân bạn nghỉ học.

D. Em muốn làm thẻ thư viện của nhà trường.

Đáp án: D

Câu 19:

Nhận xét nào đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?

A. Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

B. Các luận điểm tách rời nhau độc lập không có quan hệ gì với nhau.

C. Các luận điểm vừa liên kết chặt chẽ lại vừa có sự phân biệt với nhau. Chúng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau dẫn đến luận điểm kết luận.

D. Các luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, chúng được sắp xếp tùy theo ý người viết.

Đáp án: D

Câu 20: Bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tôi đi học có đáp án

Trắc nghiệm Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ có đáp án

Trắc nghiệm Tính thống nhất về chủ đề của văn bản có đáp án

Trắc nghiệm Trong lòng mẹ có đáp án

Trắc nghiệm Trường từ vựng có đáp án

1 1,419 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: