TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt học kì 1 (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt học kì 1 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 699 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt học kì 1

Câu 1: Chỉ còn một tên giặc ở đất nước ta thì mọi người dân Việt sẽ không để yên!

Câu trên là câu ghép đẳng lập hay chính phụ?

A. Câu ghép đẳng lập.

B. Câu ghép chính phụ.

Đáp án: B

Câu 2: Đáp án nào xác định đúng nhất về từ được in đậm?

Ăn thì ăn những miếng ngon

Làm thì chọn việc cỏn con mà làm

(Tục ngữ)

A. Trợ từ

B. Tình thái từ

C. Thán từ

Đáp án: A

Câu 3: Câu ca dao sử dụng biện pháp tu từ nào?

Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị ơi cho tôi mượn cái gầu sòng

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.

A. Nói giảm nói tránh

B. Nói quá

C. Nhân hóa

D. Điệp từ

Đáp án: B

Câu 4: Đoạn thơ dưới dùng biện pháp tu từ nào?

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

(Tố Hữu, Lượm)

A. Nói giảm nói tránh

B. Nói quá

C. Nhân hóa

D. Điệp từ

Đáp án: A

Câu 5: Từ địa phương là từ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 6: Dòng nào xác định đúng nhất về từ được in đậm?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

(Tế Hanh)

A. Từ tượng thanh

B. Từ tượng hình

C. Tình thái từ

D. Trợ từ

Đáp án: A

Câu 7: Dòng nào xác định đúng nhất về các từ được in đậm?

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi!

(Nguyễn Duy)

A. Từ tượng thanh

B. Từ tượng hình

C. Tình thái từ

D. Trợ từ

Đáp án: B

Câu 8: Câu ghép đẳng lập là câu ghép có các vế ngang hàng nhau về ngữ pháp.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 9: Từ nào sau đây có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ khác?

A. Động vật

B. Xe máy

C. Canh cá nóc nấu chua

D. Áo bà ba

Đáp án: A

Câu 10: Dòng nào sau đây chứa các từ có cùng một nhóm?

A. Quần đùi, quần dài, quần lửng, quần giả váy.

B. Áo sơ mi, áo phông, áo ba lỗ, áo dài, nơ cài tóc.

C. Chim vành khuyên, chim sáo, hà mã, lồng sắt.

D. Liếc, nhìn, ngó, nắm tay.

Đáp án: A

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.

- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu."

Câu 11: Tìm từ tượng hình trong đoạn trích

A. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.

B. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm

C. chỏng quèo, rón rén, soàn soạt

D. soàn soạt, bịch, bốp

Đáp án: A

Câu 12: Tìm từ tượng thanh trong đoạn trích

A. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.

B. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm

C. chỏng quèo, rón rén, soàn soạt

D. soàn soạt, bịch, bốp

Đáp án: D

Câu 13: Xác định từ địa phương trong câu văn sau: "Hấn bẩu với mi: Qua chỗ em Tuyết mà lấy vé xe."

A. Hấn, mi

B. Hấn, em

C. Mi, em

D. Mi, vé

Đáp án: A

 

Câu 14: Trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng, có chỗ tác giả dùng từ "mẹ", có chỗ dùng từ "mợ". Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi là mợ, cha được gọi là cậu?

A. Tầng lớp thượng lưu

B. Tầng lớp trung lưu

C. Những người ở đợ, làm mướn, không được xếp hạng trong xã hội

D. Chủ đồn điền với tá điền

Đáp án: B

Câu 15: Câu văn nào sau đây không sử dụng biện pháp nói quá?

A. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

B. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.

C. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.

D. Nếu trời nắng thì muôn hoa sẽ có dịp trổ bông.

Đáp án: D

Câu 16: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để câu có nghĩa nói giảm nói tránh: "Cha nó mất, mẹ nó ...., nên chú nó rất thương nó."

A. Tái hô

B. Đi bước nữa

C. Lấy chồng khác

D. Bỏ đi

Đáp án: B

Câu 17: Câu nào sau đây không sử dụng trợ từ?

A. Nó hái hai quả bưởi mang về.

B. Nó hái những hai quả bưởi mang về.

C. Nó hái hẳn hai quả bưởi mang về.

D. Nó hái có hai quả bưởi mang về.

Đáp án: A


Câu 18: Câu nào sau đây không có thán từ?

A. Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

B. Than ôi, trên cuộc đời này còn ai khổ hơn tôi nữa không?

C. Dạ, ông chủ cho gọi con ạ?

D. Có những khi, cậu bé chỉ muốn thơ thẩn một mình trên cánh đồng rộng lớn mà ngắm nhìn mọi vật.

Đáp án: D

Câu 19: Trong đoạn văn sau có bao nhiêu câu ghép?

"Người Hà Nội ăn phở bò nêm dấm tỏi, còn phở gà mới vắt chanh. Nhưng thói quen này nay ít nhiều biến tướng. Nếu thực khách muốn ăn bánh phở loại to, hãy tới nhà bà Ngoan ở Bát Đàn, bánh phở ở đây không có hàn the và theo khẩu vị của tôi thì thuộc loại không có đối thủ."

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

 

Câu 20: Xác định chủ ngữ trong câu ghép sau: "Khác hẳn bây giờ, người ta lấy miếng thịt bò cho vào muôi rồi nhúng vào nồi, còn gừng đã băm sẵn."

A. Người ta, gừng

B. Khác hẳn bây giờ, người ta

C. Người ta, thịt bò

D. Thịt bò, gừng

Đáp án: A

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

(“Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

Câu 21: Xác định câu ghép trong đoạn văn trên?

A. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

B. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

C. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

D. Không có câu ghép trong đoạn văn trên.

Đáp án: A

Câu 22: Có thể tách câu ghép vừa xác định thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 23: Câu nào là câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp ?

A. Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.

B. Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

C. Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông.

D. Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.

Đáp án: B

Câu 24: Câu nào không phải là câu cảm thán ?

A. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

B. ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.

C. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !

D. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

Đáp án: A

Câu 25: Câu nào dưới đây không thể hiện hành động hứa hẹn ?

A. Con sẽ chăm chỉ học bài hơn nữa.

B. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc !

C. Họ đang quyết tâm hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất.

D. Chúng em xin hứa sẽ đạt kết quả cao trong kì thi này.

Đáp án: B

Câu 26: Câu nào không phải câu phủ định trong các câu sau?

A. Em chưa học bài 

B. Em chẳng ăn cơm

C. Không phải em không học bài

D. Em không đi chơi nữa

Đáp án: C

Câu 27: Trong các câu sau, câu nào không phải câu trần thuật?

A. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

B. Thạch Sanh thật thà tin ngay.

C. Đêm nay đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượi, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

D. Cả A, B, C sai

Đáp án: A

Câu 27: Lựa chọn trật tự từ trong câu văn, đoạn văn thường được sử dụng mấy cách?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Đáp án: D

Câu 28: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...

D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Đáp án: D

Câu 29: Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?

A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...

D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Đáp án: B

Câu 30: Chức năng chính của câu cảm thán là gì?

A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...

D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hai chữ nước nhà có đáp án

Trắc nghiệm Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án

Trắc nghiệm Ông đồ có đáp án

1 699 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: