TOP 40 câu Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,067 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Câu 1: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về nội dung chủ yếu nào?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 2: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện vừa

C. Truyện dài

D. Tiểu thuyết

Đáp án: A

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai về trường từ vựng?

A. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

B. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại

C. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau

D. Mỗi từ chỉ có thể thuộc một trường từ vựng.

Đáp án: D

Câu 4: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Đáp án: D

Câu 5: Bố cục của văn bản là gì?

A. Tạo lập văn bản hoàn chỉnh

B. Sự sắp xếp các ý để tạo lập văn bản

C. Sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề chung của văn bản

Đáp án: C

Câu 6: Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?

A. Giới thiệu các nội dung của văn bản

B. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật

C. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.

D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện

Đáp án: A

Câu 7: Văn bản Hai cây phong được trích từ tác phẩm nào?

A. Truyện ngắn Con tàu trắng

B. Truyện ngắn Cây phong non trùm khăn đỏ

C. Truyện Người thầy đầu tiên

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?

A. Là một cuộc giao tranh lớn.

B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.

C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại.

D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

Đáp án: D

Câu 9: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”?

A. Nói lên tính chất của nạn nghiện thuốc lá: là tệ nạn rất dễ lây lan

B. Nói lên tính chất của những tác hại mà thuốc lá gây nên: là những tác hại không dễ kịp thời nhận biết

C. Nói lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và xã hội

D. Cả ba nội dung trên

Đáp án: D

Câu 10: Tác dụng của dấu hai chấm là gì?

A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh)

B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

D. Gồm B và C

Đáp án: D

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 11- 17 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
"....Gần đến ngày giỗ đầu của thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
Tưởng đến vẻ rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và tôi nghĩ đến hoàn cảnh thiếu thốn một tình thương ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng nhận ra ý nghĩa cay độ trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, người đàn bà bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”
(Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 11: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

A. Trong lòng mẹ.

B. Lão Hạc.

C. Cô bé bán diêm.

D. Tắt đèn.

Đáp án: A

 

Câu 12:Đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự + miêu tả

B. Miêu tả + biểu cảm.

C. Biểu cảm + lập luận.

D. Tự sự + miêu tả + biểu cảm.

Đáp án: D

 

Câu 13: Ý nào thể hiện rõ nội dung chính của đoạn trích?

A. Rắp tâm của bà cô về mẹ bé Hồng.

B. Hạnh phúc của bé Hồng khi nghĩ về mẹ.

C. Thái độ của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô về mẹ.

D. Cuộc sống cơ cực đáng thương của Hồng khi xa mẹ.

Đáp án: C

Câu 14:
Người xưng “tôi” trong đoạn trích là ai?

A. Mẹ bé Hồng.

B. Người kể chuyện.

C. Bà cô.

D. Người họ nội.

Đáp án: B

Câu 15: Các từ: “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, rắp tâm” thuộc trường từ vựng nào?

A. Thái độ.

B. Trạng thái.

C. Cảm xúc.

D. Tính chất.

Đáp án: A

Câu 16: Từ "lấy" trong câu "Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm hỏi tôi lấy một lần và gửi cho tôi lấy một đồng quà" thuộc:

A. Từ nối.

B. Trợ từ

C. Tình thái từ

D. Thán từ

Đáp án: B

Câu 17: Dấu hai chấm trong phần trích: “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: Hồng! mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?" dùng để làm gì?

A. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

B. Đánh dấu phần có chức năng chú thích.

C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu lời đối thoại.

Đáp án: D

Câu 18: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.

B. Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.

C. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ toi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực.

D. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

Đáp án: C

Câu 19: Chuyện được kể "Trong lòng mẹ" có nội dung chủ yếu là gì?

A. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha.

B. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình.

C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.

D. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ coi cha và tình yêu thương của chú dành cho mẹ.

Đáp án: D

Câu 20: Tác phẩm "Trong lòng mẹ" của tác giả nào?

A. Nguyên Hồng

B. Ngô Tất Tố

C. Nam Cao

D. Thanh Tịnh

Đáp án: A

Câu 21: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác?

A. Thanh Tịnh

B. Nguyên Hồng

C. Nam Cao

D. Ngô Tất Tố

Đáp án: B

Câu 22: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Tuỳ bút

C. Bút kí

D. Truyện ngắn trữ tình

Đáp án: D

Câu 23: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?

A. Người nhà lí trưởng

B. Cai lệ

C. Chị Dậu

D. Anh Dậu

Đáp án: C

Câu 24: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?

A. Khi bà nội em hiện ra

B. Khi các que diêm tắt

C. Khi trời sắp sáng

D. Khi em nghĩ đến việc cha mắng

Đáp án: B

Câu 25: Qua câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

A. Tác phẩm đó phải có bề thế.

B. Tác phẩm đó phải đẹp.

C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

D. Tác phẩm đó phải độc đáo.

Đáp án: C

Câu 26: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh?

A. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo.

B. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.

C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.

D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.

Đáp án: B

Câu 27:  Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “…......…là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.

A. Truyện ngắn

B. Thơ trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Hồi kí

Đáp án: C

Câu 28: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.

Đáp án: D

Câu 29: Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?

A. Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.

B. Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.

C. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.

D. Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.

Đáp án: C

Câu 30: Mục đích chính của tác giả khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc…” là gì?

A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

B. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

C. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án

Trắc nghiệm Ông đồ có đáp án

Trắc nghiệm Câu nghi vấn có đáp án

Trắc nghiệm Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh có đáp án

Trắc nghiệm Quê hương có đáp án

1 1,067 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: