TOP 40 câu Trắc nghiệm Hai chữ nước nhà (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Hai chữ nước nhà có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 801 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Hai chữ nước nhà

Câu 1: Bài thơ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A. Tự sự và miêu tả

B. Tự sự và biểu cảm

C. Miêu tả và biểu cảm

D. Biểu cảm và thuyết minh

Đáp án: B

Câu 2: Hình ảnh của người cha trong bài thơ đang ở trong hoàn cảnh nào?

A. Một người anh hùng chuẩn bị lên đường đi cứu nước.

B. Một ông quan sắp đi sứ sang Trung Quốc.

C. Một người dân mất nước đang đi vào chỗ chết.

D. Một nhà thơ đang lâm trọng bệnh.

Đáp án: C

Câu 3: Ý nào không nói lên nội dung của 8 câu thơ đầu?

A. Dựng lại bối cảnh không gian của cuộc chia li.

B. Tái hiện lại hoàn cảnh của nhân vật.

C. Nói lên thế bất lực của người cha.

D. Tái hiện tâm trạng của nhân vật.

Đáp án: C

Câu 4: Ý nghĩa của việc người cha nói về cái thế bất lực của mình với người con?

A. Nhằm kích thích, hun đúc ý chí gánh vác giang sơn của người con.

B. Làm cho lời trao gửi của người cha có thêm sức nặng tình cảm.

C. Để người con thấy rõ người cha không còn hi vọng gì nữa.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 5: Nhận xét nào nói đúng nhất tầm cỡ nỗi đau thương của nhân vật được thể hiện trong phần 2 của đoạn trích?

A. Là một nỗi đau thiêng liêng và cao cả.

B. Vượt lên số phận của một cá nhân.

C. Nỗi đau làm kinh động cả đất trời.

D. Kết hợp cả ba nội dung trên.

Đáp án: D

Câu 6: Theo em, các từ ngữ vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống giúp em hiểu điều gì ở nhân vật?

A. Tầm cỡ nỗi đau của nhân vật.

B. Tình cảnh gia đình của nhân vật.

C. Suy nghĩ của nhân vật.

D. Hành động của nhân vật.

Đáp án: A

Câu 7: Nội dung chủ yếu của Hai chữ nước nhà là gì?

A. Nỗi đau mất nước.

B. Ý chí phục thù cứu nước

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 8: Giọng điệu của bài thơ là gì?

A. Hào sảng, trang trọng.

B. Lâm li, thống thiết, xen lẫn phẫn uất, hờn căm.

C. Nhẹ nhàng, thiết tha, êm đềm.

D. Hào hùng, sảng khoái, bay bổng.

Đáp án: B

Câu 9: Trần Tuấn Khải sáng tác chủ yếu vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XIX

B. Đầu thế kỉ XX

C. Giai đoạn 1930 - 1945

C. Giai đoạn 1930 - 1945

Đáp án: B

Câu 10: Đoạn thơ sau thể hiện điều gì?

“Bốn phương khói lửa bừng bừng

...

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!”

A. Tội ác của quân giặc.

B. Cảnh ngộ của người cha.

C. Tình cảnh đau thương của đất nước.

D. Kết hợp cả A và C.

Đáp án: D

Câu 11: Thể thơ của Hai chữ nước nhà là gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Lục bát

D. Song thất lục bát

Đáp án: D

Câu 12: Hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trong các câu thơ dưới là gì?

“Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,

Chút thân tàn lần bước dặm khơi,

Trông con tầm tã châu rơi,

Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên”

(Hai chữ nước nhà)

A. Éo le và tột cùng đau đớn, xót xa.

B. Sung sướng và hạnh phúc.

C. Nghèo khổ và phải chia cắt.

D. Cô đơn và tuyệt vọng.

Đáp án: A

Câu 13: Bút hiệu của tác giả Trần Tuấn Khải là gì?

A. Không có

B. Trần Khải

C. Á Nam

D. Á Nam Trần Tuấn Khải

Đáp án: C

Câu 14: Bối cảnh không gian ở bốn câu thơ đầu là gì?

“Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,

Bốn bề hổ thét chim kêu,

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.”

(Hai chữ nước nhà)

A. Là nơi tận cùng của Tổ quốc.

B. Bị bao trùm bởi một màu tang tóc, thê lương,

C. Cảnh vật như giục cơn sầu trong lòng người.

D. Kết hợp cả ba nội dung trên.

Đáp án: D

Câu 15: Nhân vật lịch sử nào được nói đến trong bài thơ?

A. Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ.

B. Trưng Trắc và Trưng Nhị.

C. Lê Lợi và Quang Trung.

D. Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi.

Đáp án: D

 

Câu 16: Dòng nào nhận xét đúng nhất về giọng điệu của bài thơ Hai chữ nước nhà?

A. Giọng điệu bình thường, không có gì đặc sắc.

B. Giọng điệu bi ai, lâm li, thống thiết lẫn sự căm hờn, phẫn uất.

C. Giọng điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, gây cảm giác dễ chịu.

D. Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ như thúc giục lòng người.

Đáp án: B

Câu 17: Bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải viết về đề tài gì?

A. Chiến tranh.

B. Lịch sử.

C. Nông dân.

D. Thiên nhiên.

Đáp án: C

Câu 18: Bài thơ Hai chữ nước nhà nằm trong tập thơ nào của Trần Tuấn Khải?

A. Duyên nợ phù sinh I - năm 1921.

B. Bút quan hoài I - năm 1924.

C. Duyên nợ phù sinh II - năm 1923.

D. Với sơn hà I, II - năm 1936 và 1949.

Đáp án: C

Câu 19: Dòng nào không liên quan trực tiếp đến việc bộc lộ lòng yêu nước của người cha trong bài thơ Hai chữ nước nhà?

A. Trông cơ đồ nhường xé tâm can.

B. Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây.

C. Giang sơn gánh vác sau này cậy con.

D. Bốn bề hổ thét chim kêu.

Đáp án: C

Câu 20: Ý nào nói đúng nhất về bối cảnh không gian được dựng lên ở bốn câu thơ đầu đoạn trích Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải?

A. Bị bao trùm bởi một màu tang tóc, thê lương. (2)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Là nơi tận cùng của Tổ quốc. (1)

D. Cảnh vật như giục cơn sầu trong lòng người. (3)

Đáp án: B

Câu 21: Nhận xét nào nói đúng nhất tầm cỡ nỗi đau thương của nhân vật được thể hiện trong phần 2 của đoạn trích Hai chữ nước nhà?

A. Là một nỗi đau thiêng liêng và cao cả. (1)

B. Nỗi đau làm kinh động cả đất trời. (3)

C. Vượt lên số phận của một cá nhân. (2)

D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

Đáp án: C

Câu 22: Vì sao Trần Tuấn Khải lại chọn câu chuyện của cha con Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự của mình mà không chọn một câu chuyện nào khác?

A. Vì nhà thơ thật sự cảm động sâu sắc trước tình cha con sâu nặng.

B. Vì cả Trần Tuấn Khải và Nguyễn Trãi đều là nhà thơ nên có sự đồng điệu về tâm hồn.

C. Vì đây là một sự kiện lịch sử có vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

D. Vì nhà thơ muốn tìm một nhân vật có cùng cảnh ngộ để dễ dàng giãi bày tâm sự trong cảnh nước mất nhà tan.

Đáp án: B

Câu 23: Hình ảnh người cha trong câu chuyện được kể lại trong đoạn trích Hai chữ nước nhà là một người đang rơi vào hoàn cảnh như thế nào?

A. Một ông quan sắp đi sứ sang Trung Quốc.

B. Một người anh hùng chuẩn bị lên đường đi cứu nước.

C. Một người dân mất nước đang đi vào chỗ chết.

D. Một nhà thơ đang lâm trọng bện

Đáp án: A

Câu 24:

Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, tác giả sử dụng các từ ngữ, hình ảnh có tính ước lệ như "ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc,..nhưng vẫn tạo nên được sức truyền cảm cho người đọc. Nhận định nào nói đúng nhất nguyên nhân tạo nên sức truyền cảm của bài thơ?

A. Cảm xúc của nhà thơ chân thành. (1)

B. Diễn tả đúng tâm trạng đau thương của các nhân vật lịch sử. (2)

C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

D. Sử dụng đúng thể thơ để diễn tả những nỗi uất ức, căm giận...(3)

Đáp án: B

Câu 25: Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, điều quan trọng nhất mà người cha dặn con là gì?

A. Không quên tổ tiên đã từng vì nước đã gian lao.

B. Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà.

C. Không quên ngọn cờ độc lập máu đào còn đây.

D. Không quên cảnh nước nhà đau khổ, nòi giống lầm than.

Đáp án: D

Câu 26: Tác giả của bài thơ là ai?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Tuấn Khải

C. Trần Quang Khải

D. Phan Bội Châu

Đáp án: B

Câu 27: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú đường luật

B. Lục bát

C. Song thất lục bát

D. Ngũ ngôn

Đáp án: C

Câu 28: Bài thơ là lời của ai?

A. lời của vị quan với dân chúng về cảnh đất nước đương thời.

B. lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan.

C. lời của nhà vua với muôn dân về cảnh nước mất nhà tan.

D. lời của một người dân yêu nước, đau xót trước cảnh nước mất nhà tan.

Đáp án: B

Câu 29: Tám câu thơ cuối thể hiện tâm sự gì của người cha với đứa con?

A. Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con, giao vác trọng trách gánh vác non sông.

B. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

C. Lời dặn dò của người cha trước lúc ra đi về nỗi đau mất nước.

D. Mong ước người con sẽ sống có ích, thành người giúp ích cho đất nước

Đáp án: A

Câu 30: Hình ảnh ngọn cờ độc lập ở khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?

A. Niềm tin vào chiến thắng đang đến rất gần của dân tộc.

B. Thể hiện khát khao chiến thắng,

C. Thể hiện niềm tự hào về dân tộc ta luôn giữ vững độc lập.

D. Dặn dò con cháu phải kế tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án

Trắc nghiệm Ông đồ có đáp án

Trắc nghiệm Câu nghi vấn có đáp án

1 801 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: