TOP 40 câu Trắc nghiệm Nói quá (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Nói quá có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,386 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Nói quá

Bài giảng Ngữ văn 8 Nói quá

Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn sau?

- Mẹ ơi, ôi, mẹ ơi! - Cái âm thanh kì lạ không ra tiếng thở dài, không ra tiếng nức nở. - Đen chết rồi, mẹ ơi! Đen chết rồi!

Đất nứt toát ra dưới chân. Cái vực thẳm không đáy, không có đáy.

Méc-ghi rơi xuống vực, mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một xuống sâu, bờ vực khép lại trên đầu, suốt đời không thoát ra được nữa, cho đến lúc chết.

(C. Mắc-ca-lâu, Tiếng chim hót trong bụi mận gai)

A. Cực tả độ sâu của cái vực mà ai rơi xuống thì không thể lên được.

B. Cực tả tình thương của người mẹ dành cho đứa con bị chết.

C. Cực tả nỗi đau đớn tột cùng của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.

D. Cực tả sự xúc động không nói nên lời của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.

Đáp án: C

Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?

Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người!

(Tố Hữu)

A. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ

B. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.

C. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.

D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.

Đáp án: A

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?

A. Cưới nàng anh toan dẫn voi - Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn...

B. Người ta là hoa của đất.

C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

D. Đồn rằng bác mẹ anh hiền - Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư.

Đáp án: A

Câu 4: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

A. Ăn cây táo rào cây sung

B. Ăn to nói lớn

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Đáp án: D

Câu 5: Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Đáp án: A

Câu 6: Nói quá là gì?

A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.

B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.

D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.

Đáp án: C

Câu 7: Nói quá thường dùng trong văn phong nào?

A. Khẩu ngữ

B. Khoa học

C. Cả A và B

Đáp án: A

Câu 8: Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý điều gì?

A. Đối tượng giao tiếp

B. Hoàn cảnh giao tiếp

C. Tình huống giao tiếp

D. Cả 3 ý trên

Đáp án: D

Câu 9: Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản miêu tả

C. Văn bản hành chính, khoa học

D. Văn bản biểu cảm

Đáp án: C

Câu 10: Nói quá thường được dùng kèm với biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 11:

Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?

A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến tronng câu

B. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói

C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc

D. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

Đáp án: D

Câu 12:

Biện pháp nói quá trong đoạn sau có tác dụng gì?

Rồi Đăm Săn múa khiên. Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả... Múa trên cao, tiếng khiên kêu như gió lốc gào. Múa dưới thấp, tiếng khiên kêu như tiếng nhạc rung. Múa đi, múa lại, mỗi bước nhảy vượt qua ba ngọn đồi, đồi sụt lở. Mỗi bước nhảy qua ba đồi tranh, tranh bị gió khiên thổi bật tung gốc. Chàng ném lao bên này, đỡ lao bên kia, tiến tới, thoái lui, mũi lao như những vệt sao băng chớp sáng...

(Sử thi Đăm Săn)

A. Tô đậm sức mạnh và sự khéo léo của Đăm Săn trong lúc múa khiên

B. Tô đậm vẻ đẹp hình thể của Đăm Săn trong lúc múa khiên

C. Tô đậm sự lợi hại của vũ khí trong tay Đăm Săn

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Câu 13:

Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?

A. "Chẳng tham nhà ngói ba toà

Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành".

B. "Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen."

C. "Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng chống gối gánh những hai hạt vừng."

D. "Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi."

Đáp án: C

Câu 14:

Cho các ví dụ sau đây:

1.Gánh cực mà đổ lên non

Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.

2. Đêm nằm lưng chẳng tới giường

Mong trời mau sáng ra đường gặp em.

3. Bao giờ cây cải làm đình

Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.

... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

A. Là các câu ca dao có sử dụng biện pháp so sánh

B. Là các câu ca dao có sử dụng biện pháp nói quá.

C. Là các câu ca dao có sử dụng biện pháp nhân hóa

D. Là các câu ca dao có sử dụng biện pháp ẩn dụ

Đáp án: B

Câu 15:

Nói quá được hiểu như thế nào?

A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.

B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.

D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.

Đáp án: C

Câu 16:

Cho các ví dụ sau: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Đáp án: A

Câu 17: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biên pháp tu từ nói quá:

 Ở nơi..... thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

A. bầm gan tím ruột

B. chó ăn đá gà ăn sỏi

C. nở từng khúc ruột

D. vắt chân lên cổ

Đáp án: B

Câu 18:Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?

A. "Chẳng tham nhà ngói ba toà/ Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành"

B. "Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen."

C. "Làm trai cho đáng nên trai/ Khom lưng chống gối gánh những hai hạt vừng."

D. "Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi."

Đáp án: D

Câu 19:

Biện pháp nói quá được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

A. Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười nhằm giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí.

B. Nhấn mạnh thời gian

C. Nhấn mạnh việc tháng năm không ngủ được

D. Nhấn mạnh việc tháng mười có nhiều chuyện không vui

Đáp án: A

Câu 20:

Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biên pháp tu từ nói quá:

Bọn giặc hoảng hồn....... mà chạy..

A. bầm gan tím ruột

B. chó ăn đá gà ăn sỏi

C. nở từng khúc ruột

D. vắt chân lên cổ

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập truyện kí Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Thông tin về ngày trái đất năm 2000 có đáp án

Trắc nghiệm Nói giảm nói tránh có đáp án

Trắc nghiệm Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm có đáp án

Trắc nghiệm Câu ghép có đáp án

1 1,386 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: