TOP 40 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.
Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1- 4:
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Câu 1: Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì ?
A. Trình bày sự gắn bó của cây dừa đối với người dân Bình Định trong cuộc sống về tất cả mọi mặt, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần.
B. Sự cống hiến tất cả của dừa cho con người.
C. Tình yêu tha thiết của một người con Bình Định dành cho cây dừa quê mình.
D. Câu A và B đúng
Đáp án: D
Câu 2: Văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH thuộc kiểu văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 3: Không thể xác định văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) vì sao?
A. Văn bản giới thiệu về sự vật, thiên về tính khách quan, không phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân.
B. Văn bản tôn trọng sự thật, không dùng cảm quan cá nhân để thay đổi thông tin về đối tượng
C. Văn bản cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Câu 4: Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm như thế nào?
A. Ngôn ngữ của văn bản trên đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ
B. Văn bản dùng nhiều từ ngữ chuyên ngành
C. Không sử dụng biện pháp tu từ
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Câu 5: Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh?
A. Cung cấp tri thức khách quan.
B. Sử dụng các phương pháp giới thiệu, giải thích,...
C. Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
D. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu.
Đáp án: C
Câu 6: Văn bản thuyết minh là gì?
A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe
B. Là văn bản trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể
C. Là văn bản trình bày những quan điểm, ý kiến thành những luận điểm
D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, ... của sự vật, hiện tượng
Đáp án: D
Câu 7: Nhận định nào nói đúng mục đích của văn bản thuyết minh?
A. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa hề biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn.
B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó.
D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng.
Đáp án: B
Câu 8: Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
A. Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc.
B. Mang tính thời sự nóng bỏng.
C. Uyên bác, chọn lọc.
D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích.
Đáp án: D
Câu 9:
Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm
B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc
D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh
Đáp án: B
Câu 10:
Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không?
A. Có
B. Không
Đáp án: A
Câu 11: Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản gì?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản hành chính
C. Văn bản thuyết minh
D. Văn bản biểu cảm
Đáp án: C
Câu 12: Khi soạn văn bản thuyết ninh, người viết cần phải chú ý một số yêu cầu nào?
A. Khi bắt đầu viết văn bản thuyết minh về một vấn đề, hiện tượng nào đó trong đời sống, người viết trước hết phải quan sát sự vật, hiện trượng đó để tìm hiểu về tính chất, đặc điểm của chúng;
B. Cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh;
C. Khi viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 13: Có mấy phương pháp thuyết minh chính?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 4
Đáp án: C
Câu 14:
Phần thân bài của bài văn thuyết minh thường làm gì?
A. Giới thiệu đối tượng thuyết minh
B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đối tượng
C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
D. Miêu tả chi tiết đối tượng
Đáp án: B
Câu 15:
Khi thuyết minh về cách làm đền lồng giấy đón Trung thu, các dòng sau nằm ở phần nào?
“+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo
+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ”
A. Cách thực hiện
B. Nguyên liệu
C. Yêu cầu thành phẩm
D. Không nằm ở phần nào
Đáp án: B
Câu 16: Dòng nào nêu khái quát sự khác biệt giữa văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
A. Không có cốt truyện
B. Không có nhân vật
C. Không có lời kể
D. Không hư cấu và không phải văn hình tượng.
Đáp án: D
Câu 17:
Phần kết bài của bài văn thuyết minh thường làm gì?
A. Giới thiệu đối tượng thuyết minh
B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đối tượng
C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
D. Miêu tả chi tiết đối tượng
Đáp án: C
Câu 18:
Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì?
A. Bình luận về sự vật, hiện tượng.
B. Nói thật rõ về sự vật, hiện tượng.
C. Kể về sự vật, hiện tượng.
D. Ca ngợi sự vật, hiện tượng.
Đáp án: A
Câu 19:
Phần mở bài của bài văn thuyết minh thường làm gì?
A. Giới thiệu đối tượng thuyết minh
B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đối tượng
C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
D. Miêu tả chi tiết đối tượng
Đáp án: A
Câu 20:
Bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Đáp án: B
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Ôn dịch thuốc lá có đáp án
Trắc nghiệm Câu ghép (tiếp theo) có đáp án
Trắc nghiệm Phương pháp thuyết minh có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án