TOP 40 câu Trắc nghiệm Thuyết minh về một phương pháp cách làm (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 619 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Thuyết minh về một phương pháp cách làm

Câu 1: Khi thuyết minh về cách làm đền lồng giấy đón Trung thu, các dòng sau nằm ở phần nào?

+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ

A. Cách thực hiện

B. Nguyên liệu

C. Yêu cầu thành phẩm

D. Không nằm ở phần nào

Đáp án: B

Câu 2: Đọc văn bản sau:

Thuyết minh về cách làm món ăn: Đậu phụ sốt cà chua

Cách thực hiện :

Bước 1: Rửa sạch đậu, cà chua, hành lá để ráo nước.

Bước 2: Chiên đậu sơ qua.

Bước 3: Phi hành tím, hành vàng cho cà chua vào xào nhừ rồi nêm gia vị vừa ăn.

Bước 4: Nước sốt sánh thì trút đậu vào, đảo đều, đun trong 5 phút sau đó rắc hành lá cắt khúc lên.

Yêu cầu thành phẩm: Đậu vàng, thấm gia vị, có mùi thơm.

Hãy cho biết, văn bản trên thiếu nội dung nào ?

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách thực hiện

D. Không thiếu nội dung nào

Đáp án: A

Câu 3: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) người viết cần:

A. Tìm hiểu, nắm chắc phương pháp cách làm đó.

B. Trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự... làm ra sản phẩm và yêu cầu chất với sản phẩm đó.

C. Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

D. Kết hợp cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về cách làm đồ chơi em bé đá bóng:

“Các phần thân, đầu và tay chân con người phải có tỉ lệ phù hợp, lại phải ghép các bộ phận sao cho cầu thủ có dáng tâng bóng sinh động thì mới đẹp”

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách làm

D. Không nằm ở phần nào

Đáp án: B

Câu 5: Đọc văn bản sau:

1. Nguyên liệu (đủ cho hai bát)

- Rau ngót: 300g (2 mớ)

- Thịt lợn nạc thăn: 150g

- Nước mắm, mì chính, muối.

2. Cách làm:

- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.

Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào ?

A. Yêu cầu thành phẩm

B. Cách thức

C. Trình tự

D. Điều kiện

Đáp án: A

Câu 6: Trong bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm), lời văn cần:

A. Ngắn gọn, rõ ràng

B. Mượt mà, bay bổng

C. Cụ thể, chi tiết

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Câu 7: Đọc văn bản sau:

Canh dưa cải nấu lạc

Nguyên liệu:

- Dưa cải muối: 1 kg

- Hành hoa: 0,5 kg

- Lạc nhân: 0,2 kg

- Nước mắm, muối, mì chính.

Cách làm:

- Dưa cải rửa sạch cho bớt chua, để ráo nước, nếu là dưa muối nén cả cây thì cắt khúc dài 3 cm.

- Lạc nhân giã dập, hành hoa nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

- Cho dưa, nước mắm, muối vào nồi đun lên, đảo đều cho ngấm mắm muối.

Cho lạc vào khoảng 3 lít nước vào dưa, đậy vung, đun nhỏ lửa, để sôi âm ỉ cho dưa chín mềm, nêm lại mắm muối vừa ăn. Bắc ra, cho hành hoa, mì chính.

Hãy cho biết, văn bản trên thiếu nối dung nào ?

A. Điều kiện

B. Cách thức

C. Trình tự

D. Yêu cầu thành phẩm

Đáp án: D

Câu 8: Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc:

- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách làm

D. Không nằm ở phần nào

Đáp án: C

Câu 9: Các câu dưới đây có thể nằm ở phần nào của bài thuyết minh về cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc?

- Trạng thái: Rau chín mềm, tỉ lệ nước – cái là 1 - 1.

- Màu sắc: rau xanh, nước trong.

- Mùi vị: Canh thơm mùi đặc trưng của nguyên liệu, độ ngọt cao, vị vừa ăn.

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách làm

D. Không nằm ở phần nào

Đáp án: B

Câu 10: Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần Thân bài của bài thuyết minh về một phương pháp (một thí nghiệm).

a. Cách thức

b. Yêu cầu chất lượng

c. Điều kiện

d. Trình tự

A. a – b – c - d

B. c – a – d – b

C. d – c – b – a

D. d – b – c – a

Đáp án: B

Câu 11: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết cần lưu ý điều gì?

A. Phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó

B. Phải đánh giá theo hướng khác quan và chủ quan về phương pháp (cách làm) đó

C. Phải biết những nhận định xoay quanh phương pháp (cách làm) đó

D. Phải diễn đạt được cả xúc cá nhân khi nói về phương pháp (cách làm) đó

Đáp án: A

Câu 12: Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm) cần trình bày những vấn đề gì?

A. Cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự...làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.

B. Cần trình bày rõ nguyên liệu, cách làm, cách bảo quản, cách sử dụng của sản phẩm đó.

C. Cần trình bày những đánh giá, nhận xét khách quan về sản phẩm đó.

D. Cần miêu tả cụ thể, từ trong ra ngoài của sản phẩm đó.

Đáp án: A

Câu 13: Yêu cầu nào đúng với yêu cầu về lời văn của một bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)?

A. Ngắn gọn, rõ ràng

B. Câu văn dài, đan xen nhiều hàm ý

C. Câu cảm thán, câu nghi vấn được dùng chủ yếu

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: A

Câu 14: Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”:

“ - Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.”

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách làm

D. Không nằm ở phần nào.

Đáp án: C

Câu 15: Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách làm đồ chơi em bé đá bóng”:

“Các phần thân, đầu và tay chân con người phải có tỉ lệ phù hợp, lại phải ghép các bộ phận sao cho cầu thủ có dáng tâng bóng sinh động thì mới đẹp”

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách làm

D. Không nằm ở phần nào

Đáp án: B

Câu 16: Các câu dưới đây có thể nằm ở phần nào của bài thuyết minh về “Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”

“ Trạng thái: Rau chín mềm, tỉ lệ nước – cái là 1-1.

Màu sắc: rau xanh, nước trong.

Mùi vị: Canh thơm mùi đặc trưng của nguyên liệu, độ ngọt cao, vị vừa ăn.”

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách làm

D. Không nằm ở phần nào

Đáp án: B

Câu 17: Đoạn văn sau có phải là đoạn văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) hay không?

"Bánh phở, nước dùng, thịt bò được đặt khéo léo trên một chiếc thìa và đưa vào miệng. Vị thịt bò mềm, bánh dẻo, nước dùng ngọt tự nhiên thêm chút cay cay của gừng, ớt, chua nhẹ của chanh, hương thơm của hành hoa, quế, thảo quả tạo nên một miếng phở bò Hà Nội ngon nhớ đời."

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 18-19:

Cách làm chả cá Lã Vọng

Nguyên liệu

- 1 kg cá lăng hoặc cá quả (có thể dùng được cả cá tầm, cá hồi...)

- 1 củ nghệ tươi ( có thể thay 2/3 muỗng cà phê bột nghệ)

- 2 muỗng canh nước mắm

- 150 gr sữa chua không đường

- 2 muỗng canh dầu

- 2 muỗng canh bột chiên giòn hay tinh bột bắp

- 1 muỗng cà phê tiêu

- 1 muỗng cà phê đường

- 1 củ hành tím

- 2 tép tỏi

- 1 miếng gừng

- 1 miếng riềng

- 3 nhánh hành lá

- 1 bó nhỏ thì là

Thực hiện:

- Hành tím + tỏi + nghệ + gừng + riềng cho hết vào máy xay nhuyễn hoặc có thể giã nhuyễn.

- Hành lá và thì là thái khúc dài

- Cá rửa sạch, thái miếng to to, cho vào âu ướp cùng 2 muỗng canh nước mắm + 150 gr sữa chua không đường + 2 muỗng canh dầu + 2 muỗng canh bột chiên giòn +1 muỗng cà phê tiêu +1 muỗng cà phê đường và nguyên liệu hành tím + tỏi + nghệ + gừng + riềng đã giã nhuyễn. Nếu có thể hãy ướp qua đêm thì sẽ ngon hơn.

- Xếp cá vào lò chiên không dầu, ấn nút 180 độ C nướng 10 phút, sau đó mở nắp, trở cá nướng 6 - 7 phút là cá vàng thơm, gắp cá ra dĩa.

- Tiếp tục bắc chảo lên bếp, cho vào 100 ml dầu, chờ dầu nóng cho cá vào chiên với lửa lớn. Chú ý là lúc này cá rất mau giòn. Khi cá giòn thì cho hành lá và thì là vào đảo sơ 2-3 phút là tắt bếp.

- Chả cá Lã Vọng cho ra dĩa. Món này ăn kèm với mắm tôm + bún hoặc bánh hỏi (nếu thích).

Câu 18: Văn bản trên có phải là bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) hoàn chỉnh hay chưa?

A. Đã hoàn chỉnh

B. Chưa hoàn chỉnh

Đáp án: B

 

Câu 19: Nếu chưa hoàn chỉnh thì bài văn trên còn thiếu phần nào?

A. Nguyên liệu

B. Yêu cầu thành phẩm

C. Cách làm

D. Không thiếu phần nào

Đáp án: B

Câu 20: Yếu tố nào không bắt buộc phải có trong khi tìm hiểu sự vật, hiện tượng để viết bài văn thuyết minh?

A. Hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

B. Phải thực lòng muốn truyền đạt cho người khác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.

C. Phải có phương pháp thuyết minh.

D. Phải yêu mến, quý trọng đối tượng, sự vật được thuyết minh.

Đáp án: D

Câu 21: Phương pháp thuyết minh nào sau đây chưa học ở THCS?

A. Dùng số liệu, nêu ví dụ

B. So sánh, phân loại

C. Giảng giải nguyên nhân – kết quả

D. Nêu định nghĩa, liệt kê

Đáp án: C

Câu 22: Phương pháp thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa khác thuyết minh bằng cách chú thích ở điểm gì?

A. Làm nổi bật đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng.

B. Nắm được chính xác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.

C. Mang lại những hiểu biết rõ ràng về sự vật, hiện tượng.

D. Thể hiện được rõ mục đích vủa việc thuyết minh.

Đáp án: B

Câu 23: Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì?

A. Bình luận về sự vật, hiện tượng.

B. Nói thật rõ về sự vật, hiện tượng.

C. Kể về sự vật, hiện tượng.

D. Ca ngợi sự vật, hiện tượng.

Đáp án: A

Câu 24: Nguyên tắc của việc vận dụng, phối hợp và lựa chọn các phương pháp thuyết minh là gì?

A. Làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu.

B. Không xa rời mục đích thuyết minh.

C. Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Câu 25: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cở nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng các độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để thiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.

Đoạn văn trên thuyết minh thể loại truyện ngắn theo phương pháp nào?

A. Phân loại

B. Đưa số liệu

C. Nêu định nghĩa

D. Phân tích

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tức cảnh Pác Bó có đáp án

Trắc nghiệm Câu cầu khiến có đáp án

Trắc nghiệm Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập về văn bản thuyết minh có đáp án

Trắc nghiệm Ngắm trăng có đáp án

1 619 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: