TOP 40 câu Trắc nghiệm Đi đường (Tẩu lộ) (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Đi đường (Tẩu lộ) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 2,082 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Đi đường (Tẩu lộ)

Bài giảng Ngữ văn 8 Đi đường (Tẩu lộ)

Câu 1: Mượn sự kiện đi đường đầy gian nan, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gì?

A. Đường đời có rất nhiều thử thách, con người phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua từng thử thách.

B. Cuộc sống có nhiều cơ hội, con người phải biết nắm bắt và tận dụng triệt để.

C. Con người có sức mạnh to lớn có thể đánh bại mọi khó khăn.

D. Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

Đáp án: D

Câu 2: Bài thơ Đi đường thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?

A. Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan.

B. Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng.

C. Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống.

D. Tinh thần yêu độc lập, tự do.

Đáp án: A

Câu 3: Bài thơ Đi đường được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong lúc Bác Hồ bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc), trên đường bị chuyển từ trại giam này sang trại giam khác. Bác đã sáng tác bài thơ.

B. Trong lúc Bác đi chiến dịch biên giới, phải trèo lên núi cao để quan sát.

C. Trong lúc Bác vượt biên giới tìm đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ ở nước ngoài.

D. Trong quá trình bôn ba hơi hải ngoại để tìm đường cứu nước.

Đáp án: A

Câu 4: Bài thơ Đi đường được sáng tác theo thể thơ gì ?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thể thơ tự do

C. Song thất lục bát

D. Thể thơ ngũ ngôn

Đáp án: A

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường?

A. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.

B. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nhọc nhằn trên đường đi.

C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.

D. Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.

Đáp án: C

Câu 6: Trong bài thơ, từ tẩu lộ được nhắc lại mấy lần?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Đáp án: B

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ Đi đường?

A. Điệp từ

B. Nhân hóa

C. So sánh

D. Hoán dụ

Đáp án: A

Câu 8: Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường?

A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.

C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.

D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.

Đáp án: A

Câu 9: Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?

A. Câu 1

B. Câu 2   

C. Câu 3

D. Câu 4

Đáp án: B

Câu 10: Có thể thay thế từ gian lao trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào ?

A. Phức tạp

B. Nghiệt ngã

C. Khó khăn

D. Mệt mỏi

Đáp án: C

Câu 11: Từ trùng san được lặp lại mấy lần trong bài thơ Đi đường?

A. Hai lần

B. Ba lần

C. Bốn lần

D. Không lặp lại

Đáp án: B

Câu 12: Bản dịch bài thơ Đi đường thuộc thể thơ gì?

A. Tứ tuyệt.

B. Lục bát.

C. Thất ngôn tứ tuyệt.

D. Song thất lục bát.

Đáp án: B

Câu 13: Trong bài thơ Đi đường, mượn sự kiện đi đường đầy gian lao, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gì?

A. Con người có sức mạnh to lớn, có thể đánh bại mọi khó khăn.

B. Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

C. Đường đời có rất nhiều thử thách, con người phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua từng thử thách.

D. Cuộc sống có nhiều cơ hội, con người phải biết nắm bắt và tận dụng triệt để.

Đáp án: B

Câu 14: Có thể thay thế từ “gian lao” trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào?

A. nghiệt ngã.

B. mệt mỏi.

C. khó khăn.

D. phức tạp.

Đáp án: C

Câu 15: Ý nào sau đây phản ánh đúng nhất tâm trạng của người đi đường khi lên đỉnh núi trong bài thơ Đi đường?

A. Sảng khoái, vui mừng vì mình đã kết thúc chặng đường đầy khó khăn.

B. Mệt mỏi, uể oải vì đã mất sức lực sau một chặng đường dài.

C. Tự hào cao độ vì mình là người đầu tiên chinh phục được một địa điểm cao nhất mà mọi người chưa chinh phục được.

D. Thanh thản, ung dung vì đã đạt được mục đích, mọi cảnh vật như thu vào tầm mắt.

Đáp án: D

Câu 16: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường?

A. Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.

B. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.

C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.

D. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nỗi nhọc nhằn trên đường đi.

Đáp án: C

Câu 17: Trong bản dịch thơ Đi đường, điệp ngữ “núi cao” được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích gì?

A. Bộc lộ niềm yêu thích thiên nhiên. (3)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Khắc họa đậm nét cảnh tưởng hết lớp núi này đến lớp núi khác nối tiếp nhau trùng điệp. (1)

D. Nhấn mạnh sự gian lao vất vả chồng chất của người đi đường. (2)

Đáp án: B

Câu 18: Những bài học rút ra cho bản thân từ bài thơ Đi đường?

A. Muốn đến đích con người phải vượt qua nhiều gian khổ, vất vả g. Khi tự trải nghiệm, chúng ta mới có thể thấu hiểu hết những khó khăn.

B. Con người phải có ý chí quyết tâm, nghị lực và niềm tin để đạt tới mục tiêu của mình. Đó là bài học về tinh thần kiên cường và rèn luyện bản lĩnh cho mỗi chúng ta.

C. Vượt qua được gian lao chồng chất sẽ có được thắng lợi vẻ vang.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 19: Trong các bài thơ đã học dưới đây, bài thơ nào không được viết theo thể thơ tứ tuyệt ?

A. Ngắm trăng

B. Đi đường

C. Rằm tháng riêng

D. Đập đá ở Côn Lôn

Đáp án: D

Câu 20: Biện pháp tu từ nào bao trùm bài thơ?

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. ĐIệp từ

D. Ẩn dụ

Đáp án: D

Câu 21: Từ “tẩu lộ” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Đi đường ?

A. Hai lần

B. Ba lần

C. Bốn lần

D. Không lặp lại

Đáp án: A

Câu 22: Việc sử dụng các điệp từ trong bài thơ nhằm mục đích gì?

A. Nhấn mạnh con đường đi rất dài và xa.

B. Nhấn mạnh thiên nhiên vô cungf hùng vĩ, gập ghềnh.

C. Thể hiện tâm trạng thất vọng, nản chí của người đi đường

D. Nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả của người đi đường.

Đáp án: D

Câu 23: Ý nào không đúng về bài thơ “Đi đường”?

A. Bài thơ được trích trong tập “Nhật kí trong tù”.

B. Bài thơ vừa có nội dung hiện thực vừa có nội dung tư tưởng.

C. Được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt

D. Bài thơ đơn thuần tả và kể chuyện đi đường.

Đáp án: D

Câu 24: Bài thơ “Đi đường” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong lúc Bác Hồ bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc), trên đường bị chuyển từ trại giam này sang trại giam khác. Bác đã sáng tác bài thơ.

B. Trong lúc Bác đi chiến dịch biên giới, phải trèo lên núi cao để quan sát.

C. Trong lúc Bác vượt biên giới tìm đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ ở nước ngoài.

D. Trong quá trình bôn ba hơi hải ngoại để tìm đường cứu nước.

Đáp án: A

Câu 25: Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường ?

A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.

C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.

D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.

Đáp án: A

Câu 26: Bài thơ nào dưới đây cùng tác giả với bài thơ “Đi đường”?

A. Đêm nay Bác không ngủ

B. Lượm

C. Cảnh khuya

D. Bài ca Côn Sơn

Đáp án: C

Câu 27: Bài thơ "Đi đường" được viết trong thời kì nào?

A. Thời kì kháng chiến chống Pháp

B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ

C. Thời kì trước Cách mạng tháng 8

D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Đáp án: C

Câu 28: Đâu không phải là giá trị nội dung của "Đi đường"?

A. Những gian khổ mà người tù gặp phải

B. Vẻ đẹp tinh khôi của vầng trăng khuya

C. Chân dung đẹp đẽ của người chiến sĩ cách mạng

D. Để lại triết lý cao đẹp

Đáp án: B

Câu 29: Nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ này là gì?

A. Kết cấu chặt chẽ

B. Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt

C. Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Câu 30: Giá trị nội dung của "Đi đường" là gì ?

A. Những gian khổ mà người tù gặp phải

B. Vẻ đẹp tinh khôi của vầng trăng khuya

C. Chân dung đẹp đẽ của người chiến sĩ cách mạng

D. A và C đều đúng

Đáp án: d

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Câu cảm thán có đáp án

Trắc nghiệm Câu trần thuật có đáp án

Trắc nghiệm Thiên đô chiếu có đáp án

Trắc nghiệm Câu phủ định có đáp án

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) có đáp án

1 2,082 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: