TOP 40 câu Trắc nghiệm Chiếc lá cuối cùng (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Chiếc lá cuối cùng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 5,343 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Chiếc lá cuối cùng

Bài giảng Ngữ văn 8 Bài: Chiếc lá cuối cùng

Câu 1:

Tác giả O-hen-ri là người nước nào?

A. Nga

B. Đan Mạch

C. Hà Lan

D. Hoa Kì

Đáp án: D

Câu 2: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?

A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.

B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.

C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.

D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.

Đáp án: D

Câu 3: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào về một tác phẩm được coi là kiệt tác?

A. Tác phẩm đó phải rất đẹp.

B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo

C. Tác phẩm đó phải đẹp và có ích cho cuộc sống.

D. Tác phẩm đó phải đồ sộ

Đáp án: C

Câu 4: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?

A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.

B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.

C. Đảo ngược tình huống truyện.

D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

Đáp án: C

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về nội dung của tác phẩm ?

A. Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ

C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

D. Là câu chuyện về tình bạn, tình người đáng trân trọng.

Đáp án: B

Câu 6: O Hen-ri là một nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như:

A. Tên cảnh sát trên căn gác xép

B. Căn gác xép

C. Quà tặng của các đạo sĩ

D. Câu B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 7: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn-xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”

(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)

Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Phóng sự

D. Hồi ký

Đáp án: B

Câu 8: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.

B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.

C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.

D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Đáp án: A

Câu 9: Đọc đoạn văn sau:

Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.

(Chiếc lá cuối cùng)

Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?

A. Nghĩa bóng, chỉ cái chết.

B. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.

C. Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.

D. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.

Đáp án: A

Câu 10: Từ ơi trong câu: Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi! thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Phó từ

Đáp án: C

Câu 11: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau.

B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quên mình của cụ Bơ-men.

C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn-xi.

D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn-xi.

Đáp án: A

Câu 12: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!" trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

A. Ngạc nhiên.

B. Nghi ngờ.

C. Lo lắng.

D. Sợ hãi.

Đáp án: A

Câu 13: Đoạn văn sau thể hiện điều gì?

“Khi hai người lên trên gác thì Giôn-xi đang ngủ. Xiu kéo tấm mành mành xuống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-men sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.

(Chiếc lá cuối cùng)

A. Sự yêu thương và lo lắng của cụ Bơ-men và Xiu cho Giôn-xi khi thấy cây thường xuân đã rụng hết lá.

B. Sự tuyệt vọng của cụ Bơ-men và Xiu khi nhìn thấy cây thường xuân đã rụng hết lá

C. Sự ý tứ của cụ Bơ-men và Xiu: đi lại nhẹ nhàng để khỏi làm cho Giôn-xi tỉnh giấc

D. Sự bàn bạc bí mật của cụ Bơ-men và Xiu khi thấy bệnh tình của Giôn-xi ngày càng trầm trọng

Đáp án: A

Câu 14: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?

A. Là một người yêu thương và lo lắng cho số phận của Giôn-xi.

B. Là một người cao thượng, biết quên mình vì người khác.

C. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.

D. Cả 3 nội dung trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 15:

Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa câu nói của Giôn-xi: "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào"?

A. Giôn-xi thấy mình đã làm những điều khiến cho Xiu và mọi người phải lo lắng.

B. Trước việc cố bám lấy sự sống dù rất mỏng manh của chiếc lá, Giôn-xi nhận ra sự yếu đuối, buông xuôi trước số phận của mình.

C. Giôn-xi thấy chiếc lá không rụng và vì thế mà cô vẫn có thể sống.

D. Cả A, B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 16:

Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Phó từ

Đáp án: C

Câu 17:

O Hen – ri là một nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyeejnc ủa ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như:

A. Tên cảnh sát trên căn gác xép

B. Căn gác xép

C. Quà tặng của các đạo sĩ

D. Câu B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 18:

Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

A. Nhà văn.

B. Nhạc sĩ.

C. Hoạ sĩ.

D. Bác sĩ

Đáp án: C

Câu 19:

Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.

B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.

C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.

D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Đáp án: D

Câu 20:

Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.

A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.

B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ

C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.

D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

Đáp án: C

Câu 21:

Câu nào nói về việc mà cụ Bơ – men đã làm cho Giôn – xi trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

A. Cụ sợ sệt khi nhìn thấy cây thường xuân không còn một chiếc lá nào

B. Cụ đã vẽ “chiếc lá cuối cùng” trong đêm mưa tuyết giá lạnh

C. Cả A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 22:

Vì sao tác giả đặt tên truyện là "Chiếc lá cuối cùng" ?

A. Vì hình ảnh chiếc lá rất đẹp.

B. Vì chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

C. Vì chiếc lá là chi tiết nghệ thuật thể hiện rõ nhất chủ đề tác phẩm.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 23:

Cụ Bơ-men đã nghĩ gì khi này ra ý định vẽ chiếc lá thường xanh?

A. Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi.

B. Cụ nghĩ Giôn-xi cần phải sống vì cô gái trẻ

C. Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời.

D. Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hi sinh để cứu Giôn-xi

Đáp án: A

Câu 24:

Chủ đề của đoạn trích được học của văn bản "Chiếc lá cuối cùng" là:

A. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.

B. Ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.

C. Nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 25:

Ý nào sau đây đúng về nội dung của tác phẩm ?

A. Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả của những đôi lứa yêu nhau.

B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ

C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

D. Là câu chuyện về tình yêu đáng trân trọng.

Đáp án: C

Câu 26:

Thể loại mà nhà văn Mĩ O. Hen-ri chuyên viết là gì?

A. Truyện dài

B. Truyện ngắn

C. Truyện ngụ ngôn

D. Tiểu thuyết

Đáp án: B

Câu 27: Vì sao Giôn-xi tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng vĩnh viễn rời xa cõi đời này?

A. Vì Giôn-xi bị ốm nặng và vô phương cứu chữa

B. Vì Giôn-xi không còn niềm tin vào cuộc sống.

C. Vì Giôn-xi là người rất mê tín.

D. Vì Giôn-xi và chiếc lá có mối quan hệ mật thiết với nhau

Đáp án: B

Câu 28: Ý nghĩ nào đã xuất hiện trong đầu cụ Bơ-men khi cụ cùng Xiu lên gác trong đêm hôm trước?

A. Tìm một bác sĩ để chữa bệnh cho Giôn-xi

B. Tại sao không vẽ một chiếc lá thường xuân bất tử để cứu cô gái?

C. Đưa Giôn-xi đến một nơi khác để chữa bệnh

D. Đưa Giôn-xi về nhà để em không còn thấy chiếc lá.

Đáp án: B

Câu 29:

Tại sao chiếc lá trên cây thường xuân không bao giờ rụng nữa?

A. Vì chiếc lá đó chưa đến lúc rụng xuống.

B. Vì chiếc lá đó đã được cụ Bơ-men buộc chặt trên cây.

C. Vì đó là kiệt tác do cụ Bơ-men tạo ra, những chiếc lá thật đã rụng hết.

D. Vì chiếc lá hiểu tâm trạng của Giôn-xi.

Đáp án: B

Câu 30:

Vì sao trong đoạn trích, tác giả không kể lại chi tiết cụ Bơ-men vẽ chiếc lá?

A. Vì đó không phải là nội dung chính của tác phẩm.

B. Vì tác giả muốn người đọc tự phát hiện và cảm nhận.

C. Vị tác giả muốn tạo sự bất ngờ cho người đọc.

D. Vì tác giả cảm thấy không cần thiết.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) có đáp án

Trắc nghiệm Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu ta và biểu cảm có đáp án

Trắc nghiệm Hai cây phong có đáp án

Trắc nghiệm Nói quá có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập truyện kí Việt Nam có đáp án

1 5,343 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: