TOP 40 câu Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản tự sự (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Tóm tắt văn bản tự sự có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.
Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Tóm tắt văn bản tự sự
Câu 1: Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
A. (1), (2), (3), (4)
B. (3), (1), (2), (4)
C. (1), (2), (4), (3)
D. (3), (2), (1), (4)
Đáp án: B
Câu 2: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần chú ý điều gì?
A. Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt
B. Phải đan xen được cảm xúc cá nhân
C. Không được phép trích dẫn lại lời văn của tác giả hay câu nói trực tiếp của nhân vật trong văn bản
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: A
Câu 3: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần đảm bảo các yếu tố nào?
A. Nhân vật quan trọng
B. Sự việc tiêu biểu
C. Yếu tố thời gian, địa điểm diễn ra sự việc
D. Câu A, B đúng
Đáp án: D
Câu 4: Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...
A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà
B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực
C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết
D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng
Đáp án: D
Câu 5: Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp mình. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
A. Có
B. Không
Đáp án: A
Câu 6: Để tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để trả lời các câu hỏi từ 6 – 8:
a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
h. Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.
i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo.
Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa?
A. Đã đầy đủ
B. Chưa đầy đủ
Đáp án: A
Câu 7: Trật tự sắp xếp nào sau đây là hợp lí?
A. b, a, d, c, g, e, i, h, k
B. d, c, g, e, i, h, k, a, b
C. a, b, d, c, g, e, i, h, k
D. a, b, c, g, e, i, h, k, d
Đáp án: A
Câu 8: Các nhân vật quan trọng cần được đảm bảo trong văn bản trên là?
A. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu Vàng, con trai lão Hạc
B. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư
C. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu Vàng
D. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc
Đáp án: A
Câu 9: Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Hãy giải thích lí do?
A. Vì đây là những tác phẩm thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng
B. Hai văn bản này không xây dựng cốt truyện và các sự kiện
C. Hai văn bản trên tập trung diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật, hơn nữa, trình tự sự việc lại không diễn tả theo trình tự khách quan mà theo mạch hồi ức hay tâm trạng của nhân vật
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Câu 10: Mục đích của tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Ghi lại một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được các chi tiết của văn bản đó
B. Ghi lại một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
C. Ghi lại một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người đọc nắm được văn bản ấy
D. Ghi lại một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện.
Đáp án: C
Câu 11: Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự?
A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn
C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn
D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản
Đáp án: D
Câu 12: Trong tác phẩm "Tôi đi học" của Thanh Tịnh thì những chi tiết cần chú ý khi tóm tắt là?
A. Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường cùng mẹ - Lúc gặp ông Đốc - Lúc ra về - Sau này khi hồi tưởng lại (3)
B. Cả (1) (2) (3) đều sai.
C. Tâm trạng của nhân vật tôi khi mỗi độ thu về - Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí - Ông Đốc đọc tên và tâm trạng của nhận vật tôi (1)
D. Tâm trạng của nhân vật tôi khi được mẹ dắt đến trường trong lần đầu tiên - Sự lo lắng trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi thể hiện khi đi đường, khi gặp người lạ, khi gặp ông Đốc - Cảm giác dư âm khi hồi tưởng lại của nhân vật tôi. (2)
Đáp án: D
Câu 13: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?
A. Lão Hạc.
B. Thánh Gióng.
C. Ý nghĩa văn chương.
D. Thạch Sanh.
Đáp án: C
Câu 14: Để tóm tắt được tác phẩm Cô bé bán diêm của An - đéc - xen cần phải nhớ những chi tiết quan trọng nào được nêu dưới đây?
A. Em nhớ những ngày bà còn sống - Hình ảnh ngỗng quay - Hình ảnh cây thông - Hình ảnh bà về đón em lên thiên đường.(3)
B. Cả (1) (2) (3) đều sai.
C. Em bị lạnh và phải ngồi thu lu trong một xó tối tăm - Em nghĩ đến việc quẹt một que diêm để sưởi ấm - Những hình ảnh hiện lên khi em đốt diêm - Hình ảnh một em bé đã chết.(2)
D. Em bé bán diêm hồi tưởng lại ngày bà nội còn sống - Hình ảnh hiện ra khi em quẹt que diêm thứ nhất, que thứ hai, que thứ ba... que cuối cùng - Hình ảnh em bé chết vì lạnh nhưng trên môi vẫn nở nụ cười.(1)
Đáp án: D
Câu 15: Để tóm tắt được đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" (trích "Đôn Ki - hô - tê" của Xéc-van-tec) cần phải nắm rõ những chi tiết quan trọng nào?
A. Chi tiết phát hiện ra những chiếc cối xay gió và nghĩ đấy là những tên khổng lồ - Cuộc chiến giữa Đôn Ki - hô - tê và cối xay gió - Chi tiết miêu tả hai thầy trò sau trận chiến.(2)
B. Cuộc bàn luận giữa Đôn Ki - hô - tê và Xan-chô về những tên khổng lồ - Cuộc chiến giữa hai thầy trò và cối xay gió.(3)
C. Chi tiết hai thầy trò phát hiện ra những chiếc cối xay gió - Cuộc chiến giữa Đôn Ki - hô - tê và những chiếc cối xay gió. (1)
D. Cả (1) (2) (3) đều sai.
Đáp án: A
Câu 16: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, cần phải làm theo những bước nào? Hãy chọn một phương án đúng nhất?
A. Đọc kỹ văn bản - sắp xếp nội dung - viết thành văn bản.
B. Đọc văn bản - xác định những nội dung cần tóm tắt - viết thành văn bản.
C. Đọc văn bản - xác định nội dung chính cần tóm tắt - sắp xếp các nội dung - viết thành văn bản.
D. Đọc văn bản - xác định nội dung cần tóm tắt - viết thành văn bản - đọc lại văn bản đã tóm tắt và đối chiếu với tác phẩm gốc.
Đáp án: C
Câu 17: Để tóm tắt được đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố cần phải nêu lên được những nhân vật quan trọng nào?
A. Anh Dậu - chị Dậu - tên cai lệ - người nhà ông lí.
B. Chị Dậu - bà cụ hàng xóm - tên cai lệ - mấy đứa con.
C. Anh Dậu - chị Dậu - mấy đứa con - người nhà ông lí
D. Anh Dậu - bà cụ hàng xóm - chị Dậu - tên cai lệ.
Đáp án: A
Câu 18: Để tóm tắt được truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao cần phải nắm được những chi tiết nào sau đây?
A. Lão ốm một trận "thập tử nhất sinh" - Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó - Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội - Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.(3)
B. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng - Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại "cậu Vàng" - Vì muốn để lại mảnh vườn cho con nên lão phải bán chó - Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.(2)
C. Cả (2) và (3)
D. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại "cậu Vàng" - Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp - Lão bán chó và xin Binh Tư một ít bả chó.(1)
Đáp án: C
Câu 19: Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Ghi lại một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.
B. Ghi lại một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học.
C. Ghi lại một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để giúp người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện đó.
D. Ghi lại một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được chi tiết của văn bản đó.
Đáp án: A
Câu 20: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
A. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
B. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
C. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
D. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
Đáp án: B
Câu 21: Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí?
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng.
(2) Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
A. (2) - (3) - (4) - (1).
B. (4) - (3) - (2) - (1).
C. (1) - (2) - (3) - (4).
D. (3) - (1) - (2) - (4).
Đáp án: D
Câu 22: Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...
A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà
B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực
C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết
D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng
Đáp án: D
Câu 23: Nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?
A. Là hình tượng con người được miêu tả trong tác phẩm.
B. Là con người hoặc sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm.
C. Là nhân vật chính và nhân vật chính diện trong tác phẩm.
D. Là tất cả các đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.
Đáp án: D
Câu 24: Nhân vật chính trong tác phẩm văn học là:
A. Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm.
B. Nhân vật mà nhà văn yêu mến.
C. Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
D. Nhân vật có uy tín, vị trí và ảnh hưởng đến tất cả các nhân vật khác trong câu chuyện
Đáp án: C
Câu 25: Loại nhân vật nào không thể là nhân vật chính trong tác phẩm văn học?
A. Nhân vật chính diện
B. Nhân vật phản diện
C. Nhân vật điển hình
D. Nhân vật phụ
Đáp án: D
Câu 26: Tóm tắt văn bản không nhằm mục đích gì?
A. Để nắm được những nét cơ bản về nội dung của văn bản.
B. Để rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
C. Để sử dụng làm dẫn chứng trong những tình huống hợp lí.
D. Để làm phong phú thêm nội dung và nghệ thuật của văn bản
Đáp án: D
Câu 27: Yêu cầu nào là yêu cầu cần thiết nhất khi tóm tắt văn bản?
A. Chi tiết
B. Trung thành
C. Đầy đủ
D. Rõ ràng
Đáp án: B
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự có đáp án
Trắc nghiệm Cô bé bán diêm có đáp án
Trắc nghiệm Trợ từ, Thán từ có đáp án
Trắc nghiệm Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án