TOP 40 câu Trắc nghiệm Dấu ngoặc kép (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Dấu ngoặc kép có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 10,228 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Dấu ngoặc kép

Bài giảng Ngữ văn 8 Dấu ngoặc kép

Câu 1: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn... Phỗng”, ...

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

A. “Điếu, mày”

B. “Dạ”, “Ừ”

C. “Bẩm, bốc”

D. “Thất văn... Phỗng”

Đáp án: D

Câu 2: Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đúng hay sai?

Thế là ô tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: “Lạy quan lớn! Bẩm lạy quan lớn ạ!”.

(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 3: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”...

(Bài toán dân số)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên.

Đáp án: B

Câu 4: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Suy cho cùng, chân lí, những chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,...

(Đức tính giản dị của Bác Hồ)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên đều sai.

Đáp án: A

Câu 5: Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý hài hước. Đúng hay sai?

Hiện nay, có một số nơi sinh ra cái khoản “lệ phí” theo kiểu “lệ làng”, “lệ phường”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 6: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên.

Đáp án: D

Câu 7: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Qua tìm hiểu câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn.

(Trần Đình Sử)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: D

Câu 8: Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý châm biến. Đúng hay sai?

Tết năm nay chú không phải tặng anh cây mai, cây đào làm gì. Chú cứ tặng anh “cây mốt” là hơn!

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 9: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

...Nhất là khi mà xã hội ấy đang chạy theo lối sống “Âu hóa” với các phong trào “cải cách y phục”, “giải phóng nữ quyền”, “thể thao phụ nữ”,... như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp “mốt”.

(Nguyễn Hoành Khung)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: C

Câu 10: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”

(Hoàng Trung Thông)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: B

Câu 11: Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Cái xã hội buông thả trong lối sống đàng điếm, dâm loạn, tất cả chỉ là bịp bợm, rởm hợm ấy đã đón nhận, hoan nghênh và phỉnh nịnh, tâng bốc những người như Xuân. Nhất là khi mà xã hội ấy đang chạy theo lối sống "Âu hoá" với các phong trào "cải cách y phục", "giải phóng nữ quyền", "thể thao phụ nữ",...như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp "mốt". (Theo Nguyễn Hoành Khung)

A. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Đáp án: D

Câu 12: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự thành công qua những bước gian nan. Đó là những câu thơ rất "Hồ Chí Minh". Vì không những Bác đã tự khuyên mình mà đã thực hiện trung thành những lời tự khuyên đó. "Thơ suy nghĩ" của Bác cũng chính là "thơ hành động". (Theo Hoàng Trung Thông)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: C

Câu 13: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

(Chiếc lá cuối cùng)

A. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.

C. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.

Đáp án: C

Câu 14: Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi". (Đức tính giản dị của Bác Hồ)

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?

A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung cho phần đứng trước nó.

C. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần đứng trước nó.

D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.

Đáp án: A

Câu 15: Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?

A. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”

B. "Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam- mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do"

C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời.

D. Giờ ông lão trắng tay, "mất" tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.

Đáp án: D

Câu 16: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..

A. Đặt đầu câu

B. Đặt cuối câu

C. Đặt từ "Tôi sẽ cố.." đến hết câu

D. Đặt từ "đây là cái vườn..." đến hết câu

Đáp án: D

Câu 17: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

A. Đặt đầu câu

B. Đặt cuối câu

C. Đặt từ "lời nói.." đến hết câu

D. Đặt từ "cháu hãy..." đến hết câu

Đáp án: D

Câu 18: Câu "Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." có gì khác với câu nói ở trên?

A. Câu nói không được dẫn nguyên văn (dẫn gián tiếp)

B. Câu nói được dẫn nguyên văn (dẫn trực tiếp)

C. Không có điểm gì khác

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Câu 19: Đặt dấu nào sau đây phù hợp với câu văn?

A. Dấu ngoặc đơn

B. Dấu hai chấm

C. Dấu ngoặc kép

D. Dáu hỏi chấm

Đáp án: C

Câu 20: Vị trị đặt nào phù hợp với dấu câu đã chọn?

A. Đặt đầu cầu

B. Đặt cuối câu

C. Từ đầu câu đến từ "nói"

D. Từ "Tôi chỉ.." đến hết câu

Đáp án: D

Câu 21: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa.

A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Đáp án: B

Câu 22: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.

A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Đáp án: A

Câu 23: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.

A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Đáp án: A

Câu 24: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...

A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Đáp án: B

Câu 25:

Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

- Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!

A. - “Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!”

B. - “ Cóc Tía”, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!

C. - Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài “Luân lí” kì trước đi!

D. - Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài “Luân lí kì trước đi”!

Đáp án: C

Câu 26: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?

A. Cái dáng "to con" của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.

B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: "Em thắp đèn lên chị nhé?"

C. "Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8" là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.

D. Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

Đáp án: A

Câu 27:Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”

B. Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.

D. Chỉ cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Đáp án: A

Câu 28: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu sau: 

Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

A. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức "tiết kiệm" vôi vữa.

B. Cả bầy ong cùng nhau "xây tổ". Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

C. Cả bầy ong "cùng nhau" xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

D. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa".

Đáp án: D

Câu 29: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét

nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng, sau dấu gạch ngang đầu dòng vì nó dẫn lời trực tiếp của nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 30: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?

A. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.

B. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

C. Cái gọi là "khai sáng" của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.

D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là "văn minh" ấy nữa.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện nói: Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng có đáp án

Trắc nghiệm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có đáp án

Trắc nghiệm Đập đá ở Côn Lôn có đáp án

Trắc nghiệm Ôn luyện về dấu câu có đáp án

Trắc nghiệm Thuyết minh về một thể loại văn học có đáp án

1 10,228 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: