TOP 40 câu Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1112 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Đáp án: B

Câu 2: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tôi đi học.

B. Tức nước vỡ bờ.

C. Trong lòng mẹ.

D. Lão Hạc.

Đáp án: A

Câu 3: Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?

A. Phổ quát

B. Bao quát

C. Phổ biến

D. Tổng quát

Đáp án: B

Câu 4: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?

A. Con người.

B. Tính cách.

C. Nghề nghiệp.

D. Môn học.

Đáp án: C

Câu 5: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng tất cả các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 6: Cho đoạn văn sau:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Hai đoạn văn trên có mối liên hệ liên kết như thế nào?

A. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.

B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Câu 7: Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?

A. Giới thiệu các nội dung của văn bản

B. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật

C. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.

D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện

Đáp án: A

Câu 8: Nội dung phần thân bài của một văn bản thường được sắp xếp theo những trình tự nào?

A. Trình tự thời gian và không gian

B. Trình tự phát triển của sự việc

C. Trình tự của mạch suy luận

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 9: Khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu của Ngô Tất Tố là gì?

A. Dân chủ, tiến bộ

B. Chuyên viết về nông thôn

C. Chuyên viết về những cuộc kháng chiến cam go

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: B

Câu 10: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?

A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu

B. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu

C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì

D. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch

Đáp án: D

Câu 11: Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật

Đáp án: D

Câu 12: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.

C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.

D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Đáp án: A

Câu 13: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.

B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.

D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Đáp án: A

Câu 14: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

A. Nhà văn.

B. Nhạc sĩ.

C. Hoạ sĩ.

D. Bác sĩ.

Đáp án: C

Câu 15: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?

A. Học để làm người có đạo đức

B. Học để trở thành người có tri thức

C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước

D. Gồm cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 16: Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:

A. Làm cho dân được giàu có, ấm no

B. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp

C. Thương dân, trừ bạo ngược

Đáp án: C

Câu 17: Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

C. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

D. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

Đáp án: A

Câu 18: Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?

A. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa

B. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

C. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa

D. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

Đáp án: D

Câu 19: Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?

A. Hành động hỏi

B. Hành động trình bày

C. Hành động cầu khiến

D. Hành động bộc lộ cảm xúc

Đáp án: A

Câu 20: Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?

A. Học phải theo mục đích chân chính

B. Học phải đi đôi với hành

C. Phải làm theo điều được học

D. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất

Đáp án: B

Câu 21: Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?

A. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn

B. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép

C. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi

D. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi

Đáp án: C

Câu 22: Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?

A. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ

B. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày

C. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả

Đáp án: B

Câu 23: Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?

A. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng

B. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng

C. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối

D. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng

Đáp án: C

Câu 24: Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?

A. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi

B. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi

C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng

D. Cả a, b, c

Đáp án: D

Câu 25: Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?

A. Hành động trình bày

B. Hạnh động cầu khiến

C. Hành đông bộc lộ cảm xúc

D. Hành động hứa hẹn

Đáp án: B

Câu 26: Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?

A. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi

B. Phê phán lối học thụ động

C. Phê phán lối học vẹt

D. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễ

Đáp án: A

Câu 27: Qua đoạn trích Đi bộ ngao du, em hiểu Ru – xô là người như thế nào?

A. Là người giản dị

B. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên

C. Người yêu tự do

D. Cả a, b, c

Đáp án: D

Câu 28: Trật tự trong câu nào dưới đây biểu thị trình tự trước sau theo thời gian của sự việc được nói đến?

A. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó người ta đã chụp rồi

B. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

C. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

D. Sen tàn cúc lại nở hoa

Đáp án: C

Câu 29: Ý nghĩa hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là gì?

A. Người dân chài đầy vị mặn của biển

B. Người dân chài khỏe mạnh, cường tráng và gắn bó máu thịt với biển khơi

C. Người dân chài có làn da rám nắng

D. Vị mặn mòi của biển

Đáp án: B

Câu 30: Điểm giống nhau giữa Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì?

A. Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn với lịch sử dân tộc

B. Vừa mng tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí, nguyện vọng dân tộc

C. Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc

D. Cả a, b, c

Đáp án: D

Câu 31: Câu cầu khiến nào dưới đây không dùng để khuyên nhủ?

A. Có phải duyên nhau thì thắm lại./ Đừng xanh như lá, bạc như vôi

B. Các bạn trật tự đi!

C. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua

D. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tổng kết phần văn (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập làm văn bản thông báo có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Tôi đi học có đáp án

Trắc nghiệm Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ có đáp án

1 1112 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: