TOP 40 câu Trắc nghiệm Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 690 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Câu 1: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

B. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

C. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác.

D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Đáp án: A

Câu 2: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sự, nông dân, công nhân, nội trợ?

A. Nghề nghiệp

B. Tính cách

C. Môn học

D. Con người

Đáp án: A

Câu 3: Các từ: học sinh, sinh viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, thước, mực, phấn, bảng, kĩ sư, lớp học, cờ, trống, bác bảo vệ đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ NHÀ TRƯỜNG. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 4: Sự sắp xếp các nhóm từ như sau đúng hay sai?

1. Đồ dùng gia đình: giường, tủ, bàn, ghế, đài, xe điện, quạt điện, xe đạp

2. Đất nước: Núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc ca, quốc kì

3. Hoa: hoa lan, hoa bưởi, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi

4. Gia đình: Ông bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây, anh, em

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 5: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.

C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Đáp án: A

Câu 6: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

A. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.

B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Đáp án: A

Câu 7: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối

B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường

C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc

D. Canh, nem, rau xào, cá rán.

Đáp án: C

Câu 8: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác. 

C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Đáp án: D

Câu 9: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

A. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

C. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện

D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họp.

Đáp án: D

Câu 10: Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?

A. Giằng co

B. Du đẩy

C. Sấn sổ

D. Hành động

Đáp án: D

Câu 11: Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau? "Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

A. Cảm giác.

B. Hình dáng.

C. Đặc điểm.

D. Tính chất.

Đáp án: A

Câu 12: Em hãy chọn ra từ không cùng nghĩa, hoặc tuy có yếu tố cùng nghĩa nhưng ý nghĩa khác hẳn để loại ra trong các từ sau: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông 

A. bút bi

B. bút chì

C. bút điện

D. bút lông

Đáp án: C

Câu 13: Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?

A. Phổ quát

B. Bao quát

C. Phổ biến

D. Chi tiết

Đáp án: B

Câu 14: Các từ "học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, mực, phấn, bảng, kĩ sư, lớp học, cờ, trống" đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "nhà trường". Đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

Đáp án: A

Câu 15: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?
A. Con người.

B. Tính cách.

C. Nghề nghiệp.

D. Môn học.

Đáp án: C

Câu 16: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

A. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

B. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, điện ảnh, hội họa.

C. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện, xe chỉ.

D. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

Đáp án: C

Câu 17: Sự sắp xếp các nhóm từ như sau đúng hay sai?

1. Đồ dùng gia đình: giường, tủ, bàn, ghế, đài, xe điện, quạt điện, xe đạp

2. Đất nước: Núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc ca, quốc kì

3. Hoa: hoa lan, hoa bưởi, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi

4. Gia đình: Ông bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây, anh, em

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 18: Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?

A. Buồn rầu

B. Vui vẻ

C. Hạnh phúc

D. Cảm xúc

Đáp án: D

Câu 19:

Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:

A. Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

B. Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

C. Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 20: Chọn ra từ ngữ không phù hợp trong nhóm từ ngữ sau đây: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược, hoa cúc

A. hoa thược dược

B. hoa tai

C. hoa lay-ơn

D. hoa hồng

Đáp án: B

Câu 21: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây: Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than

A. Ma dút

B. Chất đốt

C. Nguyên liệu

D. Chất lỏng

Đáp án: B

Câu 22: Chọn từ nghĩa rộng có trong đoạn văn sau: "Nghệ thuật là sở trường của em. Em thích vẽ, thích hát và thích điêu khắc. Với em cách để thư giãn là vẽ một bức tranh hay hát một bài hát. Nghệ thuật là một thứ không thể thiếu."

A. Nghệ thuật

B. Hát

C. Điêu khắc

D. Vẽ

Đáp án: A

Câu 23: Tìm 3 động từ cùng thuộc môt phạm vi nghĩa, trong đó một từ nghĩa rộng và hai từ nghĩa hẹp, trong 2 câu văn sau:

” Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà khóc, rồi cứ thế khóc nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo”

A. Tay, đầu, khóc

B. Khóc, nức nở, sụt sùi

C. Mẹ, tôi, khóc

D. Sụt sùi, khóc, kéo

Đáp án: B

Câu 24: Phát biểu này đúng hay sai? "Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thế có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác"

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 25:  Dòng nào chứa từ ngữ phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

A. Hoa: hoa cúc, hoa hồng, hoa hậu, hoa tu-lip.

B. Nghề nghiệp: công an, vũ công, diễn viên, hội họa.

C. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện.

D. Qủa: quả táo, quả cam, quả báo, quả chuối.

Đáp án: B

Câu 26:  Chọn ra từ có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.?

A. Y phục

B. Quần áo

C. Đồ dùng gia đình

D. Vải vóc

Đáp án: A

Câu 27: Trong các từ ghép sau từ nào có nghĩa khái quát: ăn mặc , ăn nhập , ăn theo , ăn xổi , ăn ý , ăn nói , ăn ở.

A. ăn mặc , ăn nói

B. ăn mặc , ăn nói , ăn ở

C. ăn mặc , ăn nói , ăn ý.

D. ăn nói , ăn ở

Đáp án: B

Câu 28: Sự khái quát có mức độ từ .... đến ..... như vậy giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

A. nhỏ - lớn

B. Lớn - nhỏ

Đáp án: A

Câu 29: Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó...... trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

A. bao hàm

B. được bao hàm

Đáp án: B

Câu 30: Sáo, nhị, đàn bầu, đàn tranh, đàn ghi ta… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ nào dưới đây?

A. Nghệ thuật

B. Nhạc cụ

C. Đàn

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tính thống nhất về chủ đề của văn bản có đáp án

Trắc nghiệm Trong lòng mẹ có đáp án

Trắc nghiệm Trường từ vựng có đáp án

Trắc nghiệm Bố cục của văn bản có đáp án

Trắc nghiệm Tức nước vỡ bờ có đáp án

1 690 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: