TOP 40 câu Trắc nghiệm Thuyết minh về một thể loại văn học (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Thuyết minh về một thể loại văn học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 976 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Thuyết minh về một thể loại văn học

Đọc hai tác phẩm Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) và trả lời câu hỏi từ 1-6:

Câu 1: Mỗi bài thơ có mấy dòng và mấy tiếng?

A. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng.

B. Mỗi bài thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng.

C. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 10 tiếng.

D. Mỗi bài thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng.

Đáp án: A

Câu 2: Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không hay có thể tuỳ ý thêm bớt?

A. Bắt buộc

B. Không bắt buộc, có thể tùy ý thêm bớt

Đáp án: A

Câu 3: Quan hệ bằng trắc của hai bài thơ có đặc điểm như thế nào?

A. Quan hệ bằng trắc theo quy định, đặc biệt ở các tiếng 2-4-6.

B. Quan hệ bằng trắc theo quy định, đặc biệt ở các tiếng 3-5-7.

C. Quan hệ bằng trắc do hai tác giả tự viết theo ý mình.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án: A

Câu 4: Vần của cả hai bài thơ trên có đặc điểm gì?

A. Vần rơi vào câu cuối dòng, vần bằng vào các câu 2-4-6-8.

B. Vần rơi vào câu đầu dòng, vần bằng vào các câu 2-4-6-8.

C. Vần rơi vào câu 1-3-5-7, vần bằng vào các câu 2-4-6-8.

D. Vần rơi vài câu đầu dòng, vần bằng vào các câu 1-3-5-7.

Đáp án: A

Câu 5: Nhịp của hai bài thơ như thế nào?

A. Nhịp 2/2/3

B. Nhịp 3/4

C. Nhịp 3/3/2

D. Nhịp 4/3

Đáp án: D

Câu 6: Từ các thông tin đã cho ở các câu 1-5 đã đủ các nội dung chính phù hợp với đề bài đã cho chưa?

A. Đã đủ

B. Chưa đủ

Đáp án: A

Câu 7: Khi thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học hoặc của một văn bản cụ thể, ta cần chú ý?

A. Nêu tất cả các đặc điểm của thể loại văn học hoặc của văn bản cụ thể đó.

B. Đặc điểm nào của thể loại văn học hoặc của văn bản cụ thể đó cũng phải có dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ.

C. Chọn những đặc điểm tiêu biểu của thể loại văn học hoặc của văn bản cụ thể đó và đưa ra những ví dụ để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 8: Về nội dung, thuyết minh về một thể loại văn học khác các loại thuyết minh khác.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9: Văn thuyết minh là gì?

A. Kể lại những sự việc.

B. Cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

C. Miêu tả chi tiết ngoại hình và công dụng của các sự vật.

D. A, B, C đều sai.

Đáp án: B

Câu 10: Đâu không phải là một thể thơ?

A. Tự do

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn thất tuyệt

D. Song thất lục bát

Đáp án: C

Câu 11: Đâu là trình tự đúng nhất của các bước tiến hành khi thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học hay một văn bản cụ thể?

A. Quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.

B. Nhận xét, quan sát, sau đó khái quát thành những đặc điểm.

C. Khái quát thành những đặc điểm rồi quan sát, nhận xét.

D. Quan sát, khái quát thành những đặc điểm rồi nhận xét.

Đáp án: A

Câu 12: Đề văn nào sau đây không phải là đề văn thuyết minh?

A. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em

B. Thuyết minh về cách làm món xôi dừa

C. Giới thiệu về một bài văn hay trong chương trình ngữ văn lớp 8 tập 1

D. Miêu tả về một ngôi nhà em mơ ước trong tương lai

Đáp án: D

Câu 13: Phần mở bài của bài văn thuyết minh một thể loại văn học thường làm gì?

A. Giới thiệu thể loại văn học thuyết minh

B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đồ dùng

C. Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng

D. Miêu tả chi tiết đồ dùng

Đáp án: A

Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

Câu 14: Những đặc điểm nào sau đây là của truyện ngắn?

A. Có rất ít nhân vật và sự kiện.

B. Cốt truyện thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế

C. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 15: Những ví dụ nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài?

A. Trong tác phẩm Tôi đi học tác giả đã lựa chọn cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày khai giảng đầu tiên của cuộc đời, nhân vật trong truyện chỉ có người mẹ và nhân vật tôi

B. Truyện ngắn Lão Hạc có nhân vật lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu con trai, vợ ông giáo (chỉ được nhắc qua), những người dân trong làng (xuất hiện với vai trò là người chứng kiến cái chết của lão Hạc) và có sự kiện nổi bật trong tác phẩm là khi lão Hạc quyết định bán con chó Vàng để không phải ăn vào tiền của cậu con trai.

C. Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri câu chuyện chỉ xoay quanh các nhân vật Giôn-xi, cụ Bơ-men và Xiu với bức họa Chiếc lá cuối cùng .

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 16: Bố cục của bài văn thuyết minh đồ dùng gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Câu 17: Làm sao để người viết có được những tri thức đúng, phong phú và hữu ích về đối tượng được thuyết minh?

A. Hỏi han, nói chuyện với nhiều người

B. Dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu về sự vật, hiện tượng

C. Nắm được những yếu tố bản chất, đặc trưng nhất của đối tượng thuyết minh

D. Câu B và C đúng

Đáp án: D

Câu 18: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm

B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động

C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc

D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh

Đáp án: B

Câu 19: Các ý trong đoạn văn thuyết minh đồ dùng có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 20: Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, ý nào là không cần phải làm?

A. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.

B. Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn.

C. Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.

D. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên hàm súc, cô đọng.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Muốn làm thằng cuội có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Hai chữ nước nhà có đáp án

Trắc nghiệm Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 có đáp án

1 976 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: