TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn luyện về dấu câu (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Ôn luyện về dấu câu có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 5,034 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Ôn luyện về dấu câu

Câu 1: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

A. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)

C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)

D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang

Đáp án: C

Câu 2: Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?

A. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

B. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.

C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.

D. Tất cả các lỗi trên.

Đáp án: D

Câu 3: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rauA. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Đáp án: D

Câu 4: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên.

Đáp án: D

Câu 5: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

B. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

C. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 6: Công dụng của dấu chấm than?

A. Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến.

B. Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp.

C. Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Đáp án: B

Câu 8: Dấu chấm phẩy dùng để:

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 9: Tác dụng của dấu hai chấm là gì?

A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh).

B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

D. Gồm B và C.

Đáp án: D

Câu 10: Công dụng của dấu ba chấm?

A. Ngăn cách giữa các vế câu.

B. Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự việc, hiện tượng trong chủ đề.

C. Dùng để nhấn mạnh.

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến.

Đáp án: B

Câu 11: Chọn dấu câu phù hợp để điền vào chỗ trống:

“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít ( ) tỏ ra dáng bộ vui mừng ( )
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( )"

A. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm.

B. Dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu chấm.

C. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.

D. Dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.

Đáp án: A

Câu 12: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”

A. Dùng sai dấu chấm câu khi chưa kết thúc câu.

B. Dùng sai dấu chấm câu khi ngăn cách các bộ phận của câu.

C. Dùng sai dấu chấm câu khi thể hiện thái độ nghi vấn.

D. Dùng sai dấu chấm câu khi đánh dấu phần thuyết minh.

Đáp án: A

Câu 13: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.

A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.

B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.

C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.

D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.

Đáp án: A

Câu 14: Các lỗi thường gặp về dấu câu là những lỗi nào?

A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

B. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

C. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.

D. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.

E. Tất cả các lỗi trên

Đáp án: E

Câu 15: Công dụng dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn là của dấu nào?

A. Dấu ngoặc kép

B. Dấu ngoặc đơn

C. Dấu hai chấm

D. Dấu chấm

Đáp án: A

Câu 16: Công dụng của dấu hai chấm là gì?

A. Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

B. Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 17: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm trong câu. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 18: Dấu gạch ngang có công dụng gì?

A. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu

B. Đặt trước những lời đối thoại

C. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 19: Công dụng nào sau đây là công dụng của dấu chấm lửng?

A. Tỏ ý chưa liệt kê hết

B. Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng

C. Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 20: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp và đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 21: Vị trí nào sau đây là vị trí của dấu phẩy?

A. Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.

C. Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó

D. Giữa các vế của một câu ghép.

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 22: Công dụng của dấu phẩy là gì?

A. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.

B. Được đặt cuối câu trần thuật, câu nghi vấn.

C. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt sự nghi vấn của người nói.

D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.

Đáp án: D

Câu 23: Công dụng của dấu chấm than là gì?

A. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.

B. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.

C. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.

D. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.

Đáp án: A

Câu 24: Công dụng của dấu chấm hỏi?

A. Đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn.\

B. Có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 25: Công dụng của dấu chấm là gì?

A. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
B. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
C. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu chuẩn bị hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
D. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu còn một vế của câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.

Đáp án: B

Câu 26: Cách đặt dấu câu trong dấu ngoặc đơn dưới đây có tác dụng gì?

Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy (!?)

A. Khẳng định

B. Phản đối

C. Nghi ngờ

D. Châm biếm

Đáp án: D

Câu 27: Một trong những lỗi thường gặp về dấu câu là:

A. Dùng dấu hỏi ở cuối câu hỏi

B. Dùng dấu chấm khi câu kết thúc

C. Không dùng dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết

Đáp án: C

Câu 28: Câu văn "Ngày trước, khi còn học ở trường này. Ông ấy luôn luôn là người học giỏi toán nhất" mắc lỗi gì?

A. Lẫn lộn công dụng các dấu câu.

B. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

C. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

D. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu.

Đáp án: C

Câu 29: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng ...
-Tre non đủ lá đan sàng hay chưa?

A. Dấu hai chấm

B. Dấu ngoặc kép

C. Dấu ngoặc đơn

Đáp án: A

Câu 30: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:

Con gái Kinh Bắc xưa...Bắc Ninh ngày nay...nổi tiếng vì đã đẹp lại đảm đang.

A. Dấu ngoặc đơn

B. Dấu hai chấm

C. Dấu ngoặc kép

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thuyết minh về một thể loại văn học có đáp án

Trắc nghiệm Muốn làm thằng cuội có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Hai chữ nước nhà có đáp án

Trắc nghiệm Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ có đáp án

1 5,034 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: