TOP 40 câu Trắc nghiệm Tổng kết phần văn (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Tổng kết phần văn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,047 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Tổng kết phần văn

Câu 1: Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược ?

A. Nước Đại Việt ta

B. Hịch tướng sĩ

C. Bàn luận về phép học

D. Khi con tu hú

Đáp án: B

Câu 2: Dòng nào, tất cả các tác phẩm được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

A. Tức cảnh Pác BóNgắm trăngĐi đường

B. Khi con tu húTức cảnh Pác Bó

C. Đập đá ở Côn LônNgắm trăng

D. Cả A, B, C.

Đáp án: A

Câu 3: Ý nào sau đây nói không đúng về luật thơ mới

A. Số chữ trong câu bằng nhau, có vần, có nhịp

B. Khá linh hoạt tự do phóng khoáng

C. Số câu trong bài không hạn định

D. Số câu trong bài hạn định

Đáp án: D

Câu 4: Tác phẩm nào không được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú ?

A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

B. Ngắm trăng

C. Đập đá ở Côn Lôn

D. Muốn làm thằng Cuội

Đáp án: B

Câu 5: Nội dung sau ứng với văn bản nào?

Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.

A. Nhớ rừng

B. Hai chữ nước nhà

C. Đập đá ở Côn Lôn

D. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Đáp án: B

Câu 6: Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải được viết theo thể thơ nào ?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Lục bát

C. Song thất lục bát

D. Thơ tự do

Đáp án: C

Câu 7: Tác phẩm nào không được viết theo thể thất ngôn bát cú?

A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

B. Đập đá ở Côn Lôn

C. Tức cảnh Pác Bó

D. Muốn làm thằng Cuội

Đáp án: C

Câu 8: Giá trị nội dung chủ yếu của bài thơ Ông đồ là gì ?

A. Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ.

B. Thể hiện niềm thương cảm chân thành của tác giả trước một lớp người cũ tàn tạ.

C. Thể hiện niềm hoài cổ da diết của tác giả.

D. Gồm cả ý A, B, C.

Đáp án: D

Câu 9: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc nghị luận trung đại?

A. Chiếu dời đô

B. Hịch tướng sĩ

C. Bản án chế độ thực dân Pháp

D. Bình Ngô đại cáo

Đáp án: C

Câu 10: Điểm tương đồng giữa hai nhà thơ Vũ Đình Liên và Thế Lữ là gì ?

A. Đều là những nhà thơ giác ngộ cách mạng trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.

B. Đều là những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.

C. Đều là những nhà thơ có tên trong cuốn Thi nhân Việt Nam.

D. Gồm A và C.

Đáp án: B

Câu 11: Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.

C. Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.

D. Cả ba nội dung trên.

Đáp án: D

Câu 12: Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ và thơ của ông?

A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945)

B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.

C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.

D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Đáp án: B

Câu 13: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?

A. Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.

B. Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

C. Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.

D. Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.

Đáp án: B

Câu 14: Hình ảnh con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú (Nhớ rừng, Thế Lữ) thực chất là hình ảnh của ai?

A. Người nông dân trước cách mạng tháng tám, 1945.

B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng.

C. Hình ảnh người sĩ phu yêu nước.

D. Hình ảnh người thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng 8/ 1945.

Đáp án: D

Câu 15: Nhận xét sau ứng với tác giả nào?

“ Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.”

A. Thế Lữ.

B. Vũ Đình Liên.

C. Tế Hanh.

D. Xuân Diệu.

Đáp án: B

Câu 16: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

B. Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.

C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.

D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.

Đáp án: A

Câu 17: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.

B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.

C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.

Đáp án: B

Câu 18: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?

A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.

B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.

C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.

D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Đáp án: B

Câu 19: Có ý kiến rằng “ Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 20: Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

A. Việt Bắc

B. Đêm nay Bác không ngủ

C. Sáng tháng năm

D. Mẹ Suốt

Đáp án: B

Câu 21: Trong bài thơ “Khi con tu hú”, không gian tự do cao rộng của bức tranh thơ được thể hiện qua hình ảnh nào?

A. Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân.

C. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

D. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Đáp án: D

Câu 22: Bài thơ nào không được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?

A. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

B. Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt (?)

C. Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch

D. Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan

Đáp án: D

Câu 23: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ?

A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.

D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Đáp án: B

Câu 24: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả và tự sự

B. Trần thuật và tự sự

C. Tự sự và biểu cảm

D. Miêu tả và biểu cảm

Đáp án: D

Câu 25: Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì ?

A. Lục bát 

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Song thất lục bát

D. Thất ngôn bát cú

Đáp án: B

Câu 26: Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì :

A. Bác buồn khi bị giam cầm tù đày

B. Bác không ngủ được

C. Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: C

Câu 27: Giá trị về nội dung của "Nhật ký trong tù":

A. Miêu tả hiện thực cuộc sống khổ cực trong nhà tù thực dân Pháp

B. Bản cáo trnạg đanh thép tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch

C. Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 28: Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì ?

A. Chữ Hán 

B. Chữ Nôm

C. Chữ quốc ngữ

D. Chữ Pháp

Đáp án: A

Câu 29: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào?

A. Thể thơ tự do, giọng điệu nhẹ nhàng, du dương.

B. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, húng tráng.

C. Thể thơ thất ngôn bát cú, giọng điệu bi ai, sầu thảm.

D. Thể thơ tứ tuyệt , giọng thơ sầu thảm, thống thiết.

Đáp án: B

Câu 30: Ý nào nói nên đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ.

B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.

C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.

D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt - Học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Văn bản tường trình có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập về văn bản tường trình có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Văn bản thông báo có đáp án

1 1,047 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: