TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện nói: Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Luyện nói: Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 861 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Luyện nói: Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng

Câu 1: Cho đề bài: Thuyết minh về một chiếc phích nước

Có bạn học sinh lập dàn ý và nói rằng dàn ý này đã hợp lí.

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cái phích nước và vai trò (nêu định nghĩa).

2. Thân bài:

- Về nguồn gốc: là phát minh của nhà khoa học người Scotland ngài James Dewar năm 1892.

- Về cấu tạo của cái phích nước gồm 2 bộ phận là ruột phích và vỏ phích :

+ Ruột phích làm bằng hai lớp thủy tinh. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không để ngăn sự truyền nhiệt. Hai mặt đối diện của 2 lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Phích được đậy nút kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài.

+ Vỏ phích thường làm bằng nhựa.

- Bảo quản và sử dụng phích nước : Nên đặt khung gỗ để đặt và giữ phích, luôn đặt nơi khô ráo, sạch sẽ và tránh xa trẻ em đề phòng vỡ phích đổ nước sôi nguy hiểm.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc phích nước.

Theo em, bạn nói đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 2: Văn bản thuyết minh là gì?

A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe

B. Là văn bản trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể

C. Là văn bản trình bày những quan điểm, ý kiến thành những luận điểm

D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, ... của sự vật, hiện tượng

Đáp án: D

Câu 3: Nhận định nào nói đúng về mục đích của văn bản thuyết minh?

A. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa từng biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn

B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn

C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó

D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng

Đáp án: B

Câu 4: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm

B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động

C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc

D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh

Đáp án: B

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài văn thuyết minh?

A. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích

B. Chỉ sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại

C. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê, dùng số liệu

D. Cần sử dụng phối hợp tất cả các phương pháp trên

Đáp án: D

Câu 6: Đọc văn bản sau:

1. Nguyên liệu (đủ cho hai bát)

- Rau ngót: 300g ( 2 mớ )

- Thịt lợn nạc thăn: 150g

- Nước mắm, mì chính, muối.

2. Cách làm:

- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.

Đây là văn bản thuyết minh về một thứ đồ dùng

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 7: Khi thuyết minh về cách làm đền lồng giấy đón Trung thu, các dòng sau nằm ở phần nào?

“+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ”

A. Cách thực hiện

B. Nguyên liệu

C. Yêu cầu thành phẩm

D. Không nằm ở phần nào

Đáp án: B

Câu 11: Dàn ý sau phù hợp với đề bài nào?

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.
2. Thân bài:
- Miêu tả khát quát về đồ dùng (màu sắc, chất liệu, hình dáng)
- Giới thiệu cấu tạo của đồ dùng
- Giới thiệu công dụng đồ dùng
- Bảo quản và sử dụng
- Vai trò và ý nghĩa của đồ dùng đó
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân

A. Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

B. Giới thiệu về cách làm một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

C. Giới thiệu về một hoạt động vui chơi giải trí trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

D. Giới thiệu về một hiện tượng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

Đáp án: A

Câu 12: Đề văn nào sau đây không phải là đề văn thuyết minh?

A. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em

B. Thuyết minh về cách làm món xôi dừa

C. Giới thiệu về một bài văn hay trong chương trình ngữ văn lớp 8 tập 1

D. Miêu tả về một ngôi nhà em mơ ước trong tương lai

Đáp án: D

Câu 13: Phần mở bài của bài văn thuyết minh đồ dùng thường làm gì?

A. Giới thiệu đồ dùng thuyết minh

B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đồ dùng

C. Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng

D. Miêu tả chi tiết đồ dùng

Đáp án: A

Câu 14: Phần thân bài của bài văn thuyết minh đồ dùng thường làm gì?

A. Giới thiệu đồ dùng thuyết minh

B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đồ dùng

C. Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng

D. Miêu tả chi tiết đồ dùng

Đáp án: B

Câu 15: Phần kết bài của bài văn thuyết minh đồ dùng thường làm gì?

A. Giới thiệu đồ dùng thuyết minh

B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đồ dùng

C. Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng

D. Miêu tả chi tiết đồ dùng

Đáp án: C

Câu 16: Bố cục của bài văn thuyết minh đồ dùng gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Câu 17: Làm sao để người viết có được những tri thức đúng, phong phú và hữu ích về đối tượng được thuyết minh?

A. Hỏi han, nói chuyện với nhiều người

B. Dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu về sự vật, hiện tượng

C. Nắm được những yếu tố bản chất, đặc trưng nhất của đối tượng thuyết minh

D. Câu B và C đúng

Đáp án: D

Câu 18: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm

B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động

C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc

D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh

Đáp án: B

Câu 19: Các ý trong đoạn văn thuyết minh đồ dùng có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 20: Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, ý nào là không cần phải làm?

A. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.

B. Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn.

C. Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.

D. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên hàm súc, cô đọng.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có đáp án

Trắc nghiệm Đập đá ở Côn Lôn có đáp án

Trắc nghiệm Ôn luyện về dấu câu có đáp án

Trắc nghiệm Thuyết minh về một thể loại văn học có đáp án

Trắc nghiệm Muốn làm thằng cuội có đáp án

1 861 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: