TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 937 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ câu 1-4:

Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.

(Hoài Thanh)

Câu 1: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn ?

A. Cả một xã hội chạy theo tiền.

B. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí.

C. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông.

D. Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác.

Đáp án: A

Câu 2: Đoạn văn trên được triển khai theo kiểu gì ?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Tổng - phân - hợp

Đáp án: C

Câu 3: Các luận cứ trên được sắp xếp theo một trình tự như thế nào ?

A. Theo trình tự diễn biến trước sau của sự việc.

B. Theo vai trò chính phụ của sự việc.

C. Theo sự phân bố của các địa điểm diễn ra sự việc.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: A

Câu 4: Đoạn văn trên trình bày luận điểm gì ?

A. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vô nhân đạo.

B. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội bất công.

C. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội chạy theo đồng tiền.

D. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vùi dập nhân tài.

Đáp án: C

Câu 5: Cho luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?

A. Học vẹt là học thuộc một cách máy móc, không cần hiểu.

B. Học mà không hiểu thì rất dễ quen và khó vận dụng những điều đã học vào thực tế, làm mất thời gian (công sức).

C. Học vẹt tạo thói quen lười suy nghĩ, mòn năng lực lực tư duy.

D. Cần học trên cơ sở hiểu, nhận thức đúng về đối tượng.

E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Đáp án: E

Câu 6: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi 6-9:

Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.

(Theo Nguyễn Quang Ninh)

Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn ?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

B. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia.

C. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi.

D. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.

Đáp án: B

Câu 7: Đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 8: Đoạn văn trên gồm có mấy luận cứ ?

A. Có 3 luận cứ

B. Có 4 luận cứ

C. Có 5 luận cứ

D. Có 6 luận cứ

Đáp án: B

Câu 9: Các luận cứ trong đoạn văn trên có được sắp xếp theo một trình tự hợp lí để làm sáng rõ luận điểm hay không ?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 10: Ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì ?

A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm.

B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm.

C.Trình bày luận điểm sinh động, hấp dẫn.

D. Gồm cả A, B, C

Đáp án: A

Câu 11: Đối với đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề thường đặt ở vị trí nào ?

A. Bất cứ vị trí nào

B. Đầu đoạn văn

C. Giữa đoạn văn

D. Cuối đoạn văn

Đáp án: B

Câu 12: Đối với đoạn văn quy nạp, câu chủ đề thường đặt ở vị trí nào ?

A. Bất cứ vị trí nào

B. Đầu đoạn văn

C. Giữa đoạn văn

D. Cuối đoạn văn

Đáp án: D

Câu 13: Lập luận là gì ?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: B

Câu 14: Câu chủ đề của đoạn văn sau là gì?
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

A. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.

B. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.

C. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.

D. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Đáp án: D

Câu 15: Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào?
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

Đáp án: A

Câu 16: Luận điểm của đoạn văn sau là gì?
“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.”

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

A. Tế Hanh là người tinh lắm.

B. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.

C. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Câu 17: Cho luận điểm: “Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?

A. Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết.

B. Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng.

C.Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy để hiểu bài dễ hơn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 18: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý những gì?

A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.

B. Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.

C. Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.

D. Tất cả các ý kiến trên.

Đáp án: D

Câu 19: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

B. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng

C. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt thanh điệu

D. Tiếng Việt là một thứ tiếng uyển chuyển trong cách đặt câu

Đáp án: A

Câu 20: Tác giả đã trình bày các luận điểm theo cách nào?

A. Trình bày luận điểm theo cách quy nạp

B. Trình bày luận điểm theo cách diễn dịch

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thuế máu có đáp án

Trắc nghiệm Hội thoại có đáp án

Trắc nghiệm Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Đi bộ ngao du có đáp án

Trắc nghiệm Hội thoại (tiếp theo) có đáp án

1 937 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: