TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 937 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1: Cho đoạn văn tóm tắt sau:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 2: Ý còn thiếu trong đoạn văn trên là?

A. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ.

B. Một đêm hai cha con Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là cha nó vẫn đến đêm đêm.

C. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.

D. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Đáp án: B

Câu 3: Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Lão quyết định phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

A. Có 

B. Không

Đáp án: B

Câu 4: Chọn đáp án phù hợp để tạo thành câu văn nói đúng nhất về mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự: Ghi lại...

A. Một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được các chi tiết của văn bản đó.

B. Một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài nghị luận văn học.

C. Một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người đọc nắm được văn bản ấy.

D. Một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện.

Đáp án: C

Câu 5: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần đảm bảo các yếu tố nào?

A. Nhân vật quan trọng

B. Sự việc tiêu biểu

C. Yếu tố thời gian, địa điểm diễn ra sự việc

D. Câu A, B đúng

Đáp án: D

Câu 6: Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

Nhận bát gạo của bà hàng xóm giúp đỡ, chị Dậu nấu một nồi cháo cho chồng và con ăn vì cả nhà đã nhịn đói suốt từ hôm qua. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...

A. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực.

B. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà.

C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.

D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng.

Đáp án: D

Câu 7: Đâu là một bước trong tóm tắt văn bản tự sự?

A. Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn tất cả các sự kiện và nhân vật.

B. Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn giống tác giả.

C. Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí.

D. Đọc qua tác phẩm cần tóm tắt.

Đáp án: C

Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?

A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ.

B. Nêu được các nhân vật và sự việc chính của tác phẩm.

C. Không thêm vào văn bản tóm tắt những suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt.

D. Cả ba nội dung trên.

Đáp án: D

Câu 9: Sắp xếp theo đúng trình tự các bước tóm tắt văn bản tự sự?

(1) Có thể xen kẽ các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,...

(2) Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

(3) Căn cứ vào những yếu tố quan trọng của tác phẩm như sự việc, nhân vật chính. (4) Cần phải đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.

A. 2 - 3 - 4 - 1

B. 2 - 4 - 3 - 1

C. 2 - 1 - 3 - 4

D. 4 - 1 - 3 - 1

Đáp án: B

Câu 10:

Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Hãy giải thích lí do?

A. Vì đây là những tác phẩm thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng

B. Hai văn bản này không xây dựng cốt truyện và các sự kiện

C. Hai văn bản trên tập trung diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật, hơn nữa, trình tự sự việc lại không diễn tả theo trình tự khách quan mà theo mạch hồi ức hay tâm trạng của nhân vật

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 11: Mục đích của tóm tắt văn bản tự sự là gì?

A. Ghi lại một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được các chi tiết của văn bản đó

B. Ghi lại một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài nghị luận văn học

C. Ghi lại một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người đọc nắm được văn bản ấy

D. Ghi lại một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện.

Đáp án: C

Câu 12:

Trong tác phẩm "Tôi đi học" của Thanh Tịnh thì những chi tiết cần chú ý khi tóm tắt là?
A. Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường cùng mẹ - Lúc gặp ông Đốc - Lúc ra về - Sau này khi hồi tưởng lại (3)

B. Cả (1) (2) (3) đều sai.

C. Tâm trạng của nhân vật tôi khi mỗi độ thu về - Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí - Ông Đốc đọc tên và tâm trạng của nhận vật tôi (1)

D. Tâm trạng của nhân vật tôi khi được mẹ dắt đến trường trong lần đầu tiên - Sự lo lắng trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi thể hiện khi đi đường, khi gặp người lạ, khi gặp ông Đốc - Cảm giác dư âm khi hồi tưởng lại của nhân vật tôi. (2)

Đáp án: D

Câu 13: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?

A. Lão Hạc.

B. Thánh Gióng.

C. Ý nghĩa văn chương.

D. Thạch Sanh.

Đáp án: C

Câu 14:

Để tóm tắt được tác phẩm Cô bé bán diêm của An - đéc - xen cần phải nhớ những chi tiết quan trọng nào được nêu dưới đây?
A. Em nhớ những ngày bà còn sống - Hình ảnh ngỗng quay - Hình ảnh cây thông - Hình ảnh bà về đón em lên thiên đường.(3)

B. Cả (1) (2) (3) đều sai.

C. Em bị lạnh và phải ngồi thu lu trong một xó tối tăm - Em nghĩ đến việc quẹt một que diêm để sưởi ấm - Những hình ảnh hiện lên khi em đốt diêm - Hình ảnh một em bé đã chết.(2)

D. Em bé bán diêm hồi tưởng lại ngày bà nội còn sống - Hình ảnh hiện ra khi em quẹt que diêm thứ nhất, que thứ hai, que thứ ba... que cuối cùng - Hình ảnh em bé chết vì lạnh nhưng trên môi vẫn nở nụ cười.(1)

Đáp án: D

Câu 15:

Để tóm tắt được đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" (trích "Đôn Ki - hô - tê" của Xéc-van-tec) cần phải nắm rõ những chi tiết quan trọng nào?

A. Chi tiết phát hiện ra những chiếc cối xay gió và nghĩ đấy là những tên khổng lồ - Cuộc chiến giữa Đôn Ki - hô - tê và cối xay gió - Chi tiết miêu tả hai thầy trò sau trận chiến.(2)

B. Cuộc bàn luận giữa Đôn Ki - hô - tê và Xan-chô về những tên khổng lồ - Cuộc chiến giữa hai thầy trò và cối xay gió.(3)

C. Chi tiết hai thầy trò phát hiện ra những chiếc cối xay gió - Cuộc chiến giữa Đôn Ki - hô - tê và những chiếc cối xay gió. (1)

D. Cả (1) (2) (3) đều sai.

Đáp án: A

Câu 16:

Để tóm tắt được đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố cần phải nêu lên được những nhân vật quan trọng nào?

A. Anh Dậu - chị Dậu - tên cai lệ - người nhà ông lí.

B. Chị Dậu - bà cụ hàng xóm - tên cai lệ - mấy đứa con.

C. Anh Dậu - chị Dậu - mấy đứa con - người nhà ông lí

D. Anh Dậu - bà cụ hàng xóm - chị Dậu - tên cai lệ.

Đáp án: A

Câu 17: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, cần phải làm theo những bước nào? Hãy chọn một phương án đúng nhất?

A. Đọc kỹ văn bản - sắp xếp nội dung - viết thành văn bản.

B. Đọc văn bản - xác định những nội dung cần tóm tắt - viết thành văn bản.

C. Đọc văn bản - xác định nội dung chính cần tóm tắt - sắp xếp các nội dung - viết thành văn bản.

D. Đọc văn bản - xác định nội dung cần tóm tắt - viết thành văn bản - đọc lại văn bản đã tóm tắt và đối chiếu với tác phẩm gốc.

Đáp án: C

Câu 18: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

A. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.

B. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

C. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.

D. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.

Đáp án: B

Câu 19: Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...

A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà

B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực

C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết

D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng

Đáp án: D

Câu 20: Yêu cầu nào là yêu cầu cần thiết nhất khi tóm tắt văn bản?

A. Chi tiết

B. Trung thành

C. Đầy đủ

D. Rõ ràng

Đáp án: B

Câu 21: Tóm tắt văn bản không nhằm mục đích gì?

A. Để nắm được những nét cơ bản về nội dung của văn bản.

B. Để rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

C. Để sử dụng làm dẫn chứng trong những tình huống hợp lí.

D. Để làm phong phú thêm nội dung và nghệ thuật của văn bản

Đáp án: D

Câu 22: Cho các nội dung sau dùng để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc:

• Lão Hạc kể với ông giáo về dự định bán chó và chuyện thằng con trai

• Lão rất yêu thương con chó nhưng phải bán nó

• Hôm sau lão báo cho ông Giáo việc bán chó với tâm trạng đau khổ

• Lão gửi ông Giáo mảnh vườn và 30 đồng bạc để làm ma

• Ông Giáo kể chuyện đó với Binh Tư và được biết lão Hạc xin bả chó nên ông Giáo đã hiểu nhầm.

• Rồi lão Hạc chết đau đớn vật vả. Không ai hiể vì sao chỉ có ông Giáo và Binh Tư hiểu

Các nội dung trên đã đầy đủ hay chưa?

A. Đã đầy đủ

B. Chưa đầy đủ

Đáp án: A

Câu 23: Điền vào chỗ trống hợp lí: Ghi lại...

A. Một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được các chi tiết của văn bản đó.

B. Một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài nghị luận văn học.

C. Một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người đọc nắm được văn bản ấy.

D. Một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện.

Đáp án: C

Câu 24: Nhân vật chính trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là ai?

A. Mị Châu, Trọng Thủy, An Dương Vương

B. Rùa thần và chiếc nỏ thần

C. Triệu Đà, An Dương Vương

D. Triệu Đà, Mị Châu, Trọng Thủy

Đáp án: A

Câu 25: Đoạn trích sau có được coi là tóm tắt của truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy hay không?

"Sau lần mang quân xâm lược Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lập mưu sang hỏi cưới Mị Châu. An Dương Vương đồng ý gả Mị Châu, Trọng Thủy xin ở rể và dụ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần trở về nước và hứa hẹn theo lông ngỗng của Mị Châu để tìm nàng. Triệu Đà kéo quân sang xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương chủ quan nên mất thành. Trọng Thủy đi tìm Mị Châu theo dấu lông ngỗng tới bờ biển thì thấy xác của Mị Châu, bèn mang xác về Loa Thành an táng. Vì quá thương nhớ Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng chết. Người đời sau lấy ngọc trai ở biển Đông đem rửa bằng nước giếng thì thấy ngọc sáng hơn."

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 26: Dòng nào nêu đúng và đủ các nhân vật có thể dựa vào đó để tóm tắt truyện Tấm Cám ?

A. Tấm và Cám

B. Tấm, Cám và dì ghẻ

C. Tấm, Cám và vua

D. Tấm, Cám và bà lão hàng nước

Đáp án: B

Câu 27: Nhân vật chính trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là ai?

A. Ra-ma

B. Xi-ta

C. Ra-ma và Xi-ta

D. Ra-ma, Xi-ta và Lắc-ma-na

Đáp án: C

Câu 28: Hãy sắp xếp các sự kiện sau trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về theo một thứ tự phù hợp:

1 – Pê-nê-lốp bảo nhũ mẫu Ơ-ri-clê khiêng chiếc giường ra khỏi phòng.

2 – Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác nhưng nhằm thông báo cho Uy-lít-xơ về sự thử thách đối với chàng.

3 – Khi nghe Uy-lít-xơ nói về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp vô cùng sung sướng và hạnh phúc nhận ra người chồng yêu quý của mình.

4 – Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp không tin.

A. 4 – 2 – 3 – 1

B. 4 – 3 – 2 – 1

C. 4 – 1 – 3 – 2

D. 4 – 2 – 1 – 3

Đáp án: D

Câu 29: Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính như thế nào?

A. Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính

B. Chọn được các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó

C. Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 30: Có ý kiến cho rằng: có thể tóm tắt văn bản tự sự bằng cách chỉ lựa chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ ý kiến trong bài nghị luận của mình. Cách tóm tắt rất cô đúc, gọn, rõ và nổi bật được nội dung chính, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Cô bé bán diêm có đáp án

Trắc nghiệm Trợ từ, Thán từ có đáp án

Trắc nghiệm Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có đáp án

Trắc nghiệm Đánh nhau với cối xay gió có đáp án

Trắc nghiệm Tình thái từ có đáp án

1 937 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: