TOP 40 câu Trắc nghiệm Nước Đại Việt ta (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Nước Đại Việt ta có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 2,633 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Nước Đại Việt ta

Bài giảng Ngữ văn 8 Nước Đại Việt ta

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo là

A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.

B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.

C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.

D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.

Đáp án: B

Câu 2: Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?

A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

Đáp án: A

Câu 3: Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?

A. Bình Ngô đại cáo

B. Sông núi nước Nam

C. Tuyên ngôn độc lập

D. Chiếu dời đô

Đáp án: B

Câu 4: Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn nào?

A. Văn vần

B. Văn xuôi

C. Văn biền ngẫu 

D. Cả A, B , C đều sai

Đáp án: C

Câu 5: Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ hào kiệt?

A. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.

B. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác. 

C. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.

D. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.

Đáp án: A

Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo?

A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.

B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết.

C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

Đáp án: B

Câu 7: Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời xây nền độc lập… Song hào kiệt thời nào cũng có.

A. So sánh

B. Liệt kê

C. Điệp từ

D. Gồm A và B

Đáp án: D

Câu 8: Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9: Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc?

A. Cương vực lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.

B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.

C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Đáp án: B

Câu 10: Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?

A. 1426

B. 1429

C. 1430 

D. 1428

Đáp án: D

Câu 11: Bình Ngô đại cáo được coi là áng hùng văn muôn thuở bậc nhất của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B Sai

Đáp án: A

Câu 12: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo?

A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.

B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.

D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

Đáp án: B

Câu 13: Dòng nào nói đúng nhất yếu tố được nêu ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong bài thơ Sông núi nước nam?

A. Nền văn hiến

B. Cương vực lãnh thổ

C. Chủ quyền

D. Gồm ý B và C

Đáp án: D

Câu 14: Tác phẩm nào trước Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải

B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

C. Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

D. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Đáp án: C

Câu 15: Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Đáp án: A

Câu 16: Đâu là năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi?

A. 971 - 1025

B. 972 - 1026

C. 1380 - 1442

D. 1231 - 1300

Đáp án: C

Câu 17: Nguyễn Trãi có biệt hiệu là?

A. Ức Trai

B. Thuận Thiên

C. Bắc Bình Vương

D. Hưng Đạo Đại Vương

Đáp án: A

Câu 18: Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình thế nào?

A. Quan lại sa sút

B. Nông dân nghèo

C. Có truyền thống yêu nước

D. Đại quý tộc

Đáp án: C

Câu 19: Câu nào dưới đây trong đoạn trích Nước Đại Việt ta khẳng định nước ta có "lịch sử riêng"?

A. "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu".

B. "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập"

C. "Phong tục Bắc Nam cũng khác".

D. "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương".

Đáp án: B

Câu 20: Nguyễn Trãi đã giúp vua Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa nổi tiếng nào?

A. Lam Sơn

B. Yên Bái

C. Yên Thế

D. Hương Khê

Đáp án: A

Câu 21: Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải

B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

C. Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

D. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Đáp án: C

Câu 22: Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điêu gì?

A. Công lý của cuộc đời

B. Sức mạnh của nước Nam

C. Tinh thần của dân tộc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 23: Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điều gì?

A. Xem thường người phương Bắc

B. Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ

C. Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt

D. Khiêu chiến với người phương Bắc

Đáp án: B

Câu 24: Nội dung chủ yếu của Nước Đại Việt ta là ?

A. Tuyên bố chủ quyền của nước ta

B. Khẳng định kết cục của kẻ thất bại

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 25: Tác giả liệt kê những chi tiết về Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã trong đoạn trích Nước Đại Việt ta nhằm mục đích gì?

A. Ca ngợi những chiến công bảo vệ Tổ Quốc của cha ông.

B. Chứng minh sức mạnh của nhân nghĩa, thể hiện niềm tự hào dân tộc.

C. Đưa ra những chứng cớ thể hiện sự thất bại tất yếu của kẻ thù.

D. Kể tội bọn giặc cướp nước bạo ngược, làm trái lẽ phải.

Đáp án: C

Câu 26: Mục đích của "việc nhân nghĩa" thể hiện trong đoạn trích Nước Đại Việt ta là gì?

A. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

B. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.

C. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

D. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.

Đáp án: C

Câu 27: Chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bình Ngô đại cáo được coi là áng hùng văn muôn thuở bậc nhất của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 28: Tác phẩm đề cao tư tưởng gì?

A. Trung quân

B. Ái quốc

C. Nhân nghĩa

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: C

Câu 29: Đâu là nhận xét đúng nhất về con người Nguyễn Trãi?

A. Là vị lãnh đạo anh minh tài ba của dân tộc

B. Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.

C. Là người yêu nước thương dân, có nhiều cống hiến

D. Là vị quan liêm minh, chính trực

Đáp án: B

Câu 30: Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Trãi?

A. Quân Trung từ mệnh tập

B. Bình Ngô Đại Cáo

C. Bàn về phép học

D. Chí Linh sơn phú

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hành động nói (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập về luận điểm có đáp án

Trắc nghiệm Bàn về phép học có đáp án

Trắc nghiệm Viết đoạn văn trình bày luận điểm có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm có đáp án

1 2,633 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: