TOP 40 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,185 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 – 6:

...Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Lập luận

Đáp án: A

Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu nào là câu chủ đề?

A. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.

C. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.

Đáp án: C

Câu 3: Những thuận lợi của thành Đại La được nêu ở các khía cạnh nào?

A. Vị trí địa lí

B. Địa thế sông núi

C. Sự thuận tiện trong giao lưu và phát triển về mọi mặt

D. Gồm cả ý A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại La?

A. Giúp cho người đọc hình dung được những vẻ đẹp cụ thể của thành Đại La.

B. Thuyết phục người đọc bằng cách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại La.

C. Giúp cho đoạn văn thêm dễ hiểu, do đó thu hút người đọc.

D. Giúp cho việc trình bày luận điểm của tác giả được chặt chẽ và logic hơn.

Đáp án: B

Câu 5: Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận là gì?

A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.

B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.

C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Câu 6: Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì?

A. Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.

B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bậc nhất.

C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.

D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

Đáp án: B

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi 7,8:

“Bởi thế:

Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,

Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.

Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,

Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.

Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.

Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực,.

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.”

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

Câu 7: Trong đoạn trích trên tác giả kể lại sự việc gì?

A. Sự tàn ác của giặc Minh đối với quân ta.

B. Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Các mưu sách tiêu diệt quân giặc của nghĩa quân Lam Sơn.

D. Sự thất trận liên tiếp, nặng nề và nhục nhã của giặc Minh.

Đáp án: D

Câu 8: Phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Nghị luận + miêu tả

B. Nghị luận + tự sự

C. Nghị luận + biểu cảm

D. Tự sự + miêu tả

Đáp án: B

Câu 9: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích sau là gì?

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

A. Liệt kê

B. So sánh

C. Nhân hoá

D. Ẩn dụ

Đáp án: A

Câu 10: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 11: Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải lưu ý những điều gì?

A. Phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói).

B. Phải diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm

C. Sự diễn tả cảm xúc đó phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn

D. Cả A, B, C đúng

Đáp án: D

Câu 12: Phần III – Kết quả của sự hi sinh (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) có yếu tố biểu cảm hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 13: Trong đoạn văn: “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải [...] “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao ?” tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ gì ?

A. Bực mình, tức tối

B. Phẫn nộ, bất bình

C. Đau đớn, xót xa.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 14: Để thể hiện tình cảm và thái độ đó, tác giả sử dụng phương tiện gì ?

A. Sử dụng câu cảm thản để bộc lộ cảm xúc.

B. Sử dụng câu nghi vấn để chất vấn thực dân Pháp.

C. Sử dụng câu nghi vấn để vạch rõ nỗi khổ của người dân thuộc địa.

D. Sử dụng câu nghi vấn để thể hiện sự bất bình của mình.

Đáp án: D

Câu 15: Hai văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Hịch tướng sĩ” có nhiều yếu tố biểu cảm, có được coi là văn bản biểu cảm không?

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Câu 16: Trong phần I – Chiến tranh và người bản xứ (Trích “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc) tác giả sử dụng biện pháp gì để biểu cảm?

A. Đối lập

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Nhân hóa

Đáp án: A

Câu 17: Có bạn cho rằng: “Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng”. Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 18: Cho đoạn văn sau:

“Ngày nay, học sinh ngày càng thụ động trong học tập, để xảy ra tình trạng học vẹt học tủ. Điều này đã trở thành một vấn nạn của ngành giáo dục. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt là học thuộc một cách máy móc mà không hiểu gì. Học tủ là chỉ học một vài nội dung cho rằng sẽ thi, học mang tính chất đối phó tạm thời. Cả hai cách học này đều không mang lại hiệu quả trong học tập mà trái lại còn có tác hại rất lớn. Học vẹt, học tủ sẽ khiến học sinh không thu nhận được kiến thức thực sự, không rèn luyện được sự sáng tạo, thông minh. Kiến thức có thể bị phiến diện lệch lạc. Nếu học tủ mà đi thi không trúng tủ sẽ không làm được bài. Cả hai hình thức này chỉ có tính chất tạm thời, không giúp gì được cho tư duy, không củng cố được kiến thức, không đem lại được lợi ích gì cho tương lai. Như vậy, theo các bạn, có nên học vẹt và học tủ không?. Phải học như thế nào để đem lại kết quả tốt cho bản thân mình và không phụ sự mong đợi của cha mẹ, thầy cô."

Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

A. Làm thế nào để đem lại kết quả học tập tốt.

B. Tác dụng của học vẹt và học tủ.

C. Chúng ta không nên học vẹt và học tủ.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Câu 19: Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố biểu cảm không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 20: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái, ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay, ta dừng lại ở mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo dòng sông; một khu rừng rậm ư; tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản."

Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

A. Đi bộ ngoa du có thể quan sát, xem xét những gì thấy hay hay.

B. Đi bộ ngao du có thể đến tham quan mọi cảnh trí thiên nhiên (dòng sông, khu rừng, hang động, mỏ đá)

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 21: Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong đoạn văn trên?

A. Nghị luận, miêu tả

B. Nghị luận, biểu cảm

C. Nghị luận, chứng minh

D. Nghị luận, tự sự

Đáp án: B

Câu 22: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn, luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ.

Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”.

Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn.... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhẩm bút trước một đề văn trong kì thi viết.

Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm văn sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường.

(Luận văn thị phạm - Nghiêm Toản)

Qua đoạn trích trên, tác giả muốn thể hiện điều gì?

A. Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

B. Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 23: Tình cảm của tác giả được bộc lộ ở khía cạnh nào?

A. Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: nỗi khổ tâm, nói làm sao, …

B. Câu văn thể hiện nỗi buồn, thái độ bất bình: "Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa".

C. Câu văn mang giọng điệu mỉa mai: "Sao không có một "hang" nào đó …"

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 24: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 2.

Bởi vậy, cho đến khi chữ tôi, với cái nghĩa tuỵêt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!

Nhưng ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

Tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào trong đoạn trích trên?

A. Nghị luận + miêu tả. 

B. Nghị luận + biểu cảm.

C. Miêu tả + biểu cảm.

D. Nghị luận + tự sự.

Đáp án: B

Câu 25: Với đề văn “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”, em có thể đưa yếu tố biểu cảm vào luận điểm nào là hợp lý?

A. Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.

B. Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta hiểu sâu hơn những điều được học trong nhà trường hoặc những bài học chưa có trong sách vở.

C. Chúng ta tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân và thêm yêu thiên nhiên, đất nước.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 26: Văn bản “ Thuế máu” của Nguyễn ái Quốc có yếu tố biểu cảm hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 27: Trong đoạn ba của văn bản “Đi bộ ngao du”, tác giả sử dụng loại câu nào để bộc lộ cảm xúc?

A. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm thán

D. Câu cầu khiến

Đáp án: C

Câu 28: Nếu phải trình bày luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui", em hãy cho biết luận điểm này gợi cho em cảm xúc gì?

A. Vui vẻ, thích thú khi được đi tham qua

B. Háo hức muốn khám phá địa điểm đó

C. Ngỡ ngàng, sung sướng trước vẻ đẹp của cảnh quan

D. Cả A,B,C đều đúng

Đáp án: D

Câu 29: Văn bản nghị luận nào trong các văn bản sau có yếu tố biểu cảm?

A. Thuế máu

C. Chiếu dời đô

B. Hịch tướng sĩ

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 30: Văn bản “ Hịch tướng sĩ” có yếu tố biểu cảm hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đi bộ ngao du có đáp án

Trắc nghiệm Hội thoại (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Lựa chọn trật tự từ trong câu có đáp án

Trắc nghiệm Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận có đáp án

1 1,185 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: