TOP 40 câu Trắc nghiệm Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,240 27/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1: Nếu chúng ta bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ còn lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không thành truyện, người đọc sẽ không hiểu được tác giả muốn viết điều gì. Bởi “chuyện” phải được tạo nên từ cốt truyện, từ sự việc và hành động của nhân vật. Từ đó người đọc mới hiểu điều tác giả muốn diễn đạt. Phát biểu trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 2: Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật

Đáp án: D

Câu 3: Trong đoạn văn sau, câu nào không có yếu tố miêu tả?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

(Lão Hạc)

A. Mặt lão đột nhiên co rúm lại

B. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra

C. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

D. Lão hu hu khóc...

Đáp án: D

Câu 4: Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 4 – 9:

(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- (6) Con nín đi! (7) Mợ đã về với các con rồi mà.

(8) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (9) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (10) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (11) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (12) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (13) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(14) Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (15) Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

(Những ngày thơ ấu)

Những câu nào có chứa yếu tố miêu tả?

A. Câu (1), (3), (4), (9), (10), (12), (13)

B. Câu (1), (3), (9), (10), (12), (13)

C. Câu (1), (3), (9), (10), (11), (12), (13)

D. Câu (3), (9), (10)

Đáp án: B

Câu 5: Những câu nào có chứa yếu tố biểu cảm?

A. Câu (4), (12), (14)

B. Câu (11), (14)

C. Câu (4), (11), (12), (14)

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: C

Câu 6: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được đặt ở vị trí như thế nào?

A. Đứng riêng lẻ, không liên quan đến các yếu tố tự sự

B. Được đan xen vào các yếu tố tự sự

C. Luôn đứng sau để bổ sung nội dung, ý nghĩa cho các yếu tố tự sự

D. Luôn đứng trước các yếu tố tự sự

Đáp án: B

Câu 7: Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tà và biểu cảm trong đoạn văn trên, ta được đoạn văn mới như thế nào?

A. Xe chạy. Mẹ vẫy tôi. Tôi chạy theo. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi khóc. Mẹ cũng sụt sùi. Tôi ngồi bên mẹ, nhìn ngắm mẹ. Tôi không còn nhớ hai mẹ con hỏi và đáp những gì.

B. Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu và cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Câu 8: Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ như thế nào?

A. Trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảm

B. Tính cách của nhân vật không được thể hiện cụ thể rõ nét.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 9: Cho đoạn văn:

(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?

A. Câu (1)

B. Câu (2)

C. Cả 2 câu

D. Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm

Đáp án: C

Câu 10: Trong các văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì?

A. Giúp cho người viết thể hiện được thái độ của mình đối với sự việc được kể

B. Giúp cho người viết hiểu được một cách sâu sắc về sự việc được kể

C. Giúp cho người viết hiểu được một cách toàn diện về sự việc được kể

D. Giúp sự việc được kể hiện lên một cách sinh động, phong phú.

Đáp án: D

Câu 11: Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật

Đáp án: D

Câu 12: Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 13: Cho đoạn văn:

“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?

A. Câu (1)

B. Câu (2)

C. Cả 2 câu

D. Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm

Đáp án: C

Câu 14: Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 15: Một bạn chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm cho đoạn văn trên như sau:

“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)”

Em có đồng tình với ý kiến đó hay không?

A. Đồng tình

B. Phản đối

Đáp án: A

Câu 16: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Đáp án: A

Câu 17: Yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật, sự việc giúp việc kể chuyện trở nên như thế nào?

A. Làm lấn át đi các sự việc được kể ở trong câu chuyện.

B. Tô điểm thêm cho việc kể chuyện cho nổi bật.

C. Không có tác dụng gì.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Đáp án: B

Câu 18: Cho đoạn trích dưới đây:

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đoạn trích trên có sử dụng yếu tố miêu tả không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 19: Cho đoạn trích dưới đây:

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đoạn trích trên tả gì?

A. Tả Thúy Vân

B. Tả Thúy Kiều

C. Tả cảnh

D. Không có yếu tố miêu tả

Đáp án: C

Câu 20: Nhận định nào sau nói đúng nhất đối tượng của miêu tả nội tâm

A. Những ý nghĩ của nhân vật

B. Những cảm xúc của nhân vật

C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật

D. Tát cả đều đúng

Đáp án: A

Câu 21: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.

A. Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

B. Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

C. Tự sự kết hợp lập luận

D. Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

Đáp án: B

Câu 22: Câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

Bẽ bàng mây sớm đèm khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

A. Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

B. Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

C. Tự sự kết hợp lập luận

D. Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

Đáp án: B

Câu 23: Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức nào để để gợi ra đối tượng tả và gửi gắm cảm xúc?

A. miêu tả, biểu cảm

B. tự sự, miêu tả

C. nghị luận, chứng minh

D. lập luận, miêu tả

Đáp án: B

Đọc đoạn văn sau trả lời câu 24-28:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.

Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ.

Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Câu 24: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của rừng núi Sa Pa buổi sớm mai

B. Miêu tả vẻ đẹp của những cô sơn nữ ở Sa Pa

C.Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa Pa

D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa

Đáp án: C

Câu 25: Câu nào chứa yếu tố tự sự?

A. Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy

B. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.

C. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười

D. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ

Đáp án: C

Câu 26: Yếu tố miêu tả có ý nghĩa gì trong đoạn văn?

A. Giới thiệu câu chuyện, sự việc

B. Khêu gợi tình cảm, cảm xúc

C. Miêu tả tình cảm, cảm xúc

D. Miêu tả phong cảnh, sự việc

Đáp án: D

Câu 27: Hình ảnh nào gây ấn tượng mạnh mẽ tới tác giả về cảnh sắc ở Sa Pa?

A. Rừng đào Sa Pa

B. Gió núi Sa Pa

C. Những cô sơn nữ cưỡi ngựa thồ

D. Những cô sơn nữ dưới trận mưa hoa đào

Đáp án: D

Câu 28: Sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm nhằm mục đích?

A. gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phố và kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

B. nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

C. gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

D. Tất cả các ý trên đều sai

Đáp án: C

Câu 29: Cho đoạn văn sau: “(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)”

Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên là gì?

A. Giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn

B. Diễn tả một cách chi tiết, cụ thể và đậm nét những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc

C. Tô đậm tâm trạng khi nhớ lại về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học mà tác giả không thể nào quên được

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 30: Những câu nào có chứa yếu tố biểu cảm?

(1) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (2) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (5) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (6) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

A. Câu (1) và (2)

B.Câu (3) và (4)

C.Câu (4) và (5)

D. Câu (5) và (6)

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đánh nhau với cối xay gió có đáp án

Trắc nghiệm Tình thái từ có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có đáp án

Trắc nghiệm Chiếc lá cuối cùng có đáp án

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) có đáp án

1 1,240 27/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: