TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập về văn bản thuyết minh (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1,772 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Ôn tập về văn bản thuyết minh

Câu 1: Phần mở bài của bài văn thuyết minh thường làm gì?

A. Giới thiệu đối tượng thuyết minh

B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đối tượng

C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng

D. Miêu tả chi tiết đối tượng

Đáp án: A

Câu 2: Phần thân bài của bài văn thuyết minh thường làm gì?

A. Giới thiệu đối tượng thuyết minh

B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đối tượng

C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng

D. Miêu tả chi tiết đối tượng

Đáp án: B

Câu 3: Phần kết bài của bài văn thuyết minh thường làm gì?

A. Giới thiệu đối tượng thuyết minh

B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đối tượng

C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng

D. Miêu tả chi tiết đối tượng

Đáp án: C

Câu 4: Văn bản thuyết minh là gì?

A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe

B. Là văn bản trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể

C. Là văn bản trình bày những quan điểm, ý kiến thành những luận điểm

D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, ... của sự vật, hiện tượng

Đáp án: D

Câu 5: Bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Câu 6: Văn bản thuyết minh có tính chất gì?

A. Chủ quan, giàu cảm xúc, tình cảm

B. Mang tính chất thời sự nóng bỏng

C. Uyên bác, chọn lọc

D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích

Đáp án: D

Câu 7: Làm sao để người viết có được những tri thức đúng, phong phú và hữu ích về đối tượng được thuyết minh?

A. Hỏi han, nói chuyện với nhiều người

B. Dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu về sự vật, hiện tượng

C. Nắm được những yếu tố bản chất, đặc trưng nhất của đối tượng thuyết minh

D. Câu B và C đúng

Đáp án: D

Câu 8: Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh?

A. Cung cấp tri thức khách quan.

B. Phương thức biểu đạt là các phương pháp giới thiệu, giải thích.

C. Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.

D. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu.

Đáp án: C

Câu 9: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm

B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động

C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc

D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh

Đáp án: B

Câu 10: Nội dung nào sau đây phù hợp với đề bài: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học?

A. Giới thiệu nội dung tác phẩm

B. Giới thiệu các nhân vật (chú trọng nhân vật trung tâm)

C. Giới thiệu các chi tiết, hành động tiêu biểu.

D. Nghệ thuật đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

E. Tất cả các ý trên

Đáp án: E

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11-12:

KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833 - 1835)

Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)

Câu 11: Văn bản trên có được coi là một bài văn thuyết minh không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 12: Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?

A. Thuyết minh về cuộc khởi nghĩa của dân tộc Tày.

B. Thuyết minh về tù trưởng dân tộc Tày Nông Văn Vân và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo.

C. Thuyết minh về vùng núi Tây Bắc.

D. Thuyết minh về làng của người Mường.

Đáp án: B

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 13-14:

CON GIUN ĐẤT

Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.

(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)

Câu 13: Văn bản trên có được coi là một bài văn thuyết minh không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 14: Hai đoạn văn ở câu 7, 8 có gì giống với đoạn văn ở câu 9?

A. Hai văn bản đều có tính chất khách quan

B. Đều có mục đích là truyền đạt thông tin khoa học về lịch sử, sinh vật

C. Đều có tính chất trình bày, giới thiệu, giải thích.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 15: Văn bản thuyết minh là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, ... của sự vật, hiện tượng. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 16: Dàn ý sau phù hợp với đề bài nào?

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.

2. Thân bài:

- Miêu tả khát quát về đồ dùng (màu sắc, chất liệu, hình dáng)

- Giới thiệu cấu tạo của đồ dùng

- Giới thiệu công dụng đồ dùng

- Bảo quản và sử dụng

- Vai trò và ý nghĩa của đồ dùng đó

3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân

A. Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

B. Giới thiệu về cách làm một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

C. Giới thiệu về một hoạt động vui chơi giải trí trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

D. Giới thiệu về một hiện tượng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

Đáp án: A

Câu 17: Nội dung nào sau đây phù hợp với đề bài: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học?

A. Giới thiệu nội dung tác phẩm

B. Giới thiệu các nhân vật (chú trọng nhân vật trung tâm)

C. Giới thiệu các chi tiết, hành động tiêu biểu.

D. Nghệ thuật đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

E. Tất cả các ý trên

Đáp án: E

Câu 18: Cho đề bài sau: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.

Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là gì?

A. Một gương mặt trẻ của thể thao.

B. Một vị huấn luyện viên của thể thao.

C. Một vị trọng tài của thể thao.

D. Một vị giám đốc của một câu lạc bộ thể thao.

Đáp án: A

Câu 19: Nội dung sau đây nào phù hợp với đề bài: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.?

A. Thâm niêm công tác của người đó trong ngành thể thao.

B. Vị trí của người đó trong đội, trong nền thể thao nước nhà.

C. Bằng cấp, chứng chỉ của người để để tham gia hành nghề trong lĩnh vực thể thao.

D. Vị trí của người đó trong bảng xếp hàng tổng tài sản có được.

Đáp án: B

Câu 20: Đối tượng thuyết minh của đề bài Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm....) là gì?

A. Một món ăn dân tộc

B. Món bít tết bò kiểu Mỹ

C. Một thức quà ăn vặt

D. Một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày

Đáp án: A

Câu 21: Nội dung nào không phù hợp với đề bài Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm....)?

A. Giới thiệu tên món ăn

B. Những nguyên liệu tạo nên món ăn và cách làm món ăn

C. Ý nghĩa, các dịp thường thưởng thức của món ăn.

D. Phủ định sự tồn tại của món ăn trong đời sống.

Đáp án: D

Câu 22: Cách nhận biết một đề văn là đề văn thuyết minh là gì?

A. Đề bài có chứa từ ngữ thể hiện mệnh lệnh, yêu cầu như từ "giới thiệu”, "thuyết minh"

B. Đề bài có chứa từ ngữ như từ "miêu tả”, "trình bày chi tiết"

C. Đề bài có chứa từ ngữ như từ "kể”, "tự sự"

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Câu 23: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,...của đối tượng là nội dung cụ thể của phần nào trong kết cấu một bài văn thuyết minh?

A. Luận

B. Giải thích vấn đề

C. Thân bài

D. Tùy thèo sắp xếp của người viết

Đáp án: C

Câu 24: Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?

Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:

“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấn như tằm ăn dâu”.

Hẳn rằng người hút thuốc không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.

(Ôn dịch, thuốc lá)

A. Phân tích

B. Định nghĩa

C. Liệt kê

D. So sánh

Đáp án: D

Câu 25: Đoạn văn sau sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh nào?

Ta đến Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ưng thư ghê tởm mới nhận ra tắc hại ghê gớm của thuốc lá.

(Ôn dịch, thuốc lá)

A. So sánh, phân tích, nêu số liệu

B. Liệt kê, phân tích, nêu ví dụ cụ thể

C. Liệt kê, nêu số liệu, nêu ví dụ cụ thể

D. Định nghĩa, nếu số liệu, nêu ví dụ

Đáp án: B

Câu 26: Làm sao để người viết có được những tri thức đúng, phong phú và hữu ích về đối tượng được thuyết minh?

A. Hỏi han, nói chuyện với nhiều người

B. Dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu về sự vật, hiện tượng

C. Năm được những yếu tố bản chất, đặc trưng nhất của đối tượng thuyết minh

D. Câu B và C đúng

Đáp án: D

Câu 27: Khi nêu các đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể) cần phải chú ý điều gì?

A. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

B. Càng nhiều đặc điểm càng tốt và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

C. Lựa chọn duy nhất một đặc điểm tiêu biểu, quan trọng.

D. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng.

Đáp án: A

Câu 28: Đoạn văn sau đã là một đoạn văn hoàn chỉnh chưa?

"Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy."

A. Hoàn chỉnh

B. Chưa hoàn chỉnh

Đáp án: A

Câu 29: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…

(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh chủ yếu nào trong đoạn văn trên?

A. Liệt kê

B. Nêu ví dụ

C. So sánh

D. Nêu số liệu

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 30: Tác giả lần lượt trình bày tính chất của sự vật, các biểu hiện cụ thể của đối tượng theo trật tự nào trong đoạn trích ở câu 29?

A. Tác hại của bao bì ni lông từ nhỏ đến lớn

B. Tác hại của bao bì ni lông từ lớn đến nhỏ

C. Tác hại của bao bì ni lông khi nó bị thải vào trong môi trường đất, môi trường nước.

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ngắm trăng có đáp án

Trắc nghiệm Đi đường (Tẩu lộ) có đáp án

Trắc nghiệm Câu cảm thán có đáp án

Trắc nghiệm Câu trần thuật có đáp án

Trắc nghiệm Thiên đô chiếu có đáp án

1 1,772 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: