TOP 40 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (có đáp án 2023) – Ngữ văn 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.

1 1093 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 – 3:

Sắp Trung thu. Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm. Cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”

(Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)

[…] Vậy trước cảnh đẹp đêm nay, trước cái đẹp đêm lành này (đối thử lương tiêu), biết làm sao bây giờ (nại nhược hà)? Một câu hỏi hay một câu than đều có nghĩa. Nó là dấu hiệu của một tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn. Hơn nữa, bối rối, xao xuyến. Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục. Nghĩa là bao nhiêu dạt dào trước trăng trước đêm, trước cái đẹp cái lành, phải ẩn vào bên trong, vùi vào im lặng.

(Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Câu 1: Đoạn văn trên có phải là một đoạn văn nghị luận có sử dụng các yếu tự sự và miêu tả hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?

A. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng.

B. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về.

C. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 3: Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?

A. Sắp Trung thu.

B. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục.

C. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 4: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận là gì ?

A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.

B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.

C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Câu 5: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích sau là gì ?

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

A. Liệt kê

B. Nhân hoá

C. So sánh

D. ẩn dụ

Đáp án: A

Câu 6: Bài văn nghị luận thường vẫn cần các yếu tố tự sự và miêu tả. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 7: Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ cần chú ý gì?

A. Phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm.

B. Không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ 8 – 11:

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “Cung điện” của mình. Quả như là một câu chuyện thần thoại, như một chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương tây ca ngợi như một vật thần kỳ. Hàng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị)

 Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

A. Nghị luận + miêu tả

B. Nghị luận + tự sự

C. Nghị luận + biểu cảm

D. Miêu tả + tự sự.

Đáp án: A

Câu 9: Vấn đề cơ bản được trình bày trong đoạn văn trên là gì?

A. Công lao to lớn của Bác Hồ

B. Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt hàng ngày

C. Sự giản dị của Bác Hồ trong lời ăn tiếng nói

D. Tình yêu thương con người của Bác Hồ

Đáp án: B

Câu 10: Những luận cứ mà tác giả đưa ra trong đoạn văn trên là gì?

A. Nơi ở

B. Trang phục

C. Ăn uống

D. Gồm cả ý A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Việc đưa yếu tố miêu tả vào đoạn văn trên có tác dụng gì?

A. Nhằm giúp người đọc hình dung rõ sự giản dị của Bác Hồ.

B. Nhằm giúp cho việc trình bày vấn đề được rõ ràng, cụ thể và sinh động.

C. Gồm ý A và B.

D. Nhằm thể hiện rõ tình cảm của người viết về vấn đề được trình bày.

Đáp án: C

Câu 12: Phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau là gì?

Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh bộ Phim đang ăn khách, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử… Sự ăn chơi của các bạn sao lại thay đổi đến thế!

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 13: Cho đề bài "Trang phục và văn hóa". Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau:

1. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

2. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

3. Các bạn lầm tưởng rằng, ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành “văn minh”, “sành điệu”.

4. Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma túy và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.

5. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

A. 1,2,3,4

B. 1,2,3,5

C. 2,3,4,5

D. 1,2,4,5

Đáp án: B

Câu 14: Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 15: Với đề bài ở câu 9, chúng ta sử dụng yếu tố tự sự khi nào ?

A. Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.

B. Kể về một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.

C. Tả về vẻ đẹp của sen hay tả bùn trong đầm….

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 16: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa. Thay vì những bộ đồng phục truyền thống như tà áo dài, quần vài, áo sơ mi,... thì giờ đây các bạn đã lựa chọn cho mình những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo. Những trang phục được các bạn lựa chọn, ưa thích là những trang phục mà các bạn cho rằng đó là đẹp, là thời thượng, là hợp thời, và thể hiện được cái "chất" của các bạn. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối được các bạn mặc đến trường gây phản cảm nơi học đường. Nhiều bạn còn nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt làm mất đi sự trong sáng hồn nhiên và sự giản dị đối với lứa tuổi học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn nói đấy là phong cách, là cá tính của các bạn, thể hiện được sự năng động trẻ trung nhưng thực sự khi mặc những trang phục phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến sựu giáo dục của nhà trường và cái nhìn của xã hội.

Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì. Tôi ngạc nhiên hỏi thì em nói vì trời nóng quá với lại đây đang là mốt của năm nay. Em không thể để mình lạc hậu được. Các bạn có thể mặc gì tùy thích thế nhưng trang phục đẹp nhất là khi nó phù hợp với hoàn cảnh, nơi các bạn xuất hiện chứ không phải là thích gì mặc nấy, bất chấp nơi bạn đến là trường học hay những chốn linh thiêng. Hãy luôn nhớ là, cách ăn mặc chính là một loại ngôn ngữ nói lên con người bạn!"

Xác định yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn?

A. Những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo.

B. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối.

C. nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 17: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?

A. Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố.

B. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì.

C. Em không thể để mình lạc hậu được.

D. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa.

Đáp án: D

Câu 18: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6 :

... “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

(Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô)

Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì?

A. Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.

B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bâc nhất.

C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.

D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

Đáp án: B

Câu 19: Trong đoạn văn trên, câu nào là câu chủ đề?

A. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.

C. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.

Đáp án: C

Câu 20: Đoạn văn trên được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 21: Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Lập luận

Đáp án: A

Câu 22: Những thuận lợi của thành Đại La được nêu ở các khía cạnh nào?

A. Vị trí địa lí

B. Địa thế sông núi

C. Sự thuận tiện trong giao lưu và phát triển về mọi mặt

D. Gồm cả ý A, B, C

Đáp án: D

Câu 23: Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại La?

A. Giúp cho người đọc hình dung được những vẻ đẹp cụ thể của thành Đại La.

B. Thuyết phục người đọc bằng cách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại La.

C. Giúp cho đoạn văn thêm dễ hiểu, do đó thu hút người đọc.

D. Giúp cho việc trình bày luận điểm của tác giả được chặt chẽ và logic hơn.

Đáp án: B:

Câu 24: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận là gì ?

A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.

B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.

C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Câu 25: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :

Bởi thế:

Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,

Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.

Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,

Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.

Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.

Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực,.

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

Phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi sử dụng trong đoạn trích trên là gì ?

A. Nghị luận + miêu tả

B. Nghị luận + tự sự

C. Nghị luận + biểu cảm

D. Tự sự + miêu tả.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần Văn) có đáp án

Trắc nghiệm Chữa lỗi diễn đạt có đáp án

1 1093 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: