TOP 40 câu Trắc nghiệm Nói giảm nói tránh (có đáp án 2022) – Ngữ văn 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 bài Nói giảm nói tránh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 8.
Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Nói giảm nói tránh
Bài giảng Ngữ văn 8 Nói giảm nói tránh
Câu 1: Cho các ví dụ sau:
(1) Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
(2)
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Tố Hữu, Bác ơi!)
(3) Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
Tất cả các từ in đậm trong các ví dụ trên đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Đúng hay không?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 2: Cho ví dụ sau:
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
Từ in đậm trong câu trên nói về việc gì?
A. Bác Hồ dự tính về chuyến đi xa sắp tới của mình
B. Bác Hồ mơ ước được gặp cụ Các Mác, Lê - nin
C. Bác Hồ dự tính, dặn dò trước khi qua đời
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: C
Câu 3: Tìm từ ngữ (nói giảm nói tránh) thích hợp để điền vào chỗ trống:
Cha nó mất, mẹ nó /…/, nên chú rất thương nó.
A. Bỏ đi
B. Đi bước nữa
C. Lấy chồng khác
D. Không nhận nuôi con
Đáp án: B
Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống để câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
Anh ấy ... khi nào?
A. Chết
B. Thăng
C. Hi sinh
D. Tử
Đáp án: C
Câu 5: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống để câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
Em ... đi chơi nhiều như thế.
A. Đừng
B. Cấm
C. Không nên
Đáp án: C
Câu 6: Nói giảm nói tránh là 2 biện pháp tu từ. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?
A. Nó đang ngủ ngon lành thật
B. Dạo này nó lười học quá!
C. Cô ấy xinh quá nhỉ!
D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!
Đáp án: D
Câu 8: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng)
A. Sự xa xôi.
B. Cái chết.
C. Sự vất vả.
D. Sự nguy hiểm.
Đáp án: B
Câu 9: Khi nào không nên nói giảm nói tránh?
A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa
B. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.
D. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
Đáp án: C
Câu 10: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm nói tránh?
A. Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được, nhưng tình cảm còn chưa đủ sâu.
B. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn.
C. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm.
D. Anh ăn nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Đáp án: D
Câu 11:
Nói giảm nói tránh là gì?
A. Là một biện pháp tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng bằng sự mô tả những dấu hiệu của nó.
B. Là phương tiện tu từ làm tăng, làm mạnh lên một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
C. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
D. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Đáp án: C
Câu 12:
Ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của việc nói giảm nói tránh?
A. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
B. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
C. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
Đáp án: C
Câu 13:
Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)
B. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
C. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
D. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)
Đáp án: A
Câu 14:
Câu văn nào dưới đây có sử dụng phép nói giảm nói tránh?
A. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
B. Không đợi được các con cháu về đông đủ, ông cụ ấy đã đi xa.
C. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
D. Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.
Đáp án: B
Câu 15:
Câu nào nêu đúng nhất tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong câu thơ sau:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến)
A. Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ mong cho người đã khuất được yên nghỉ.
B. Thể hiện lòng yêu mến và trân trọng người bạn thân đã quá cố.
C. Thể hiện sự thất vọng của nhà thơ khi chưa được gặp bạn lần cuối để nói lời từ giã.
D. Thể hiện sự xót thương và làm giảm nhẹ nỗi đau buồn, mất mát của nhà thơ khi bạn thân qua đời.
Đáp án: D
Câu 16:
Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?
A. Dạo này trông bạn không được tươi tắn lắm!
B. Bạn ấy học giỏi quá nhỉ!
C. Dạo này con bé mải chơi lắm!
D. Cô ấy đang đi qua đây
Đáp án: A
Câu 17: Thay vì nói :"Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng." Sử dụng nói giảm nói tránh: "Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.". Điều này có tác dụng gì?
A. Để giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.
B. Để nói cho ngắn gọn
Đáp án: A
Câu 18: Sự giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá là gì?
A. Đều là các biện pháp tu từ sử dụng nhiều trong văn chương, thơ ca hoặc giao tiếp mỗi ngày.
B. Cả nói quá và nói giảm nói tránh đều cách nói không chính xác sự việc xảy ra.
C. Cả hai ý đều đúng
D. Cả hai ý đều sai
Đáp án: C
Câu 19: Những trường hợp không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh:
A. Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.
B. Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người có tuổi tác cao.
C.Khi nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, gốp ý.
D. Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
Đáp án: D
Câu 20: Những trường hợp nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh:
A. Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
B. Khi cần thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biện bản cuộc họp
C.Cả hai trường hợp đều sai
Đáp án: C
Câu 21: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào sử dụng cách nói giảm nói tránh
1. Anh nên hòa nhã với bạn bè.
2. Xin đừng hút thuốc trong phòng.
3. Cấm hút thuốc trong phòng.
4. Nói như thế là thiếu thiện ý.
5. Nó nói như vậy là ác ý
6. Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.
A. 2, 4
B. 1, 2
C. 1, 2, 4
D. 4
Đáp án: C
Câu 22: Câu nào sau đây không phải là câu nói giảm , nói tránh?
A. Bố mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
B. Cậu phải luyện chữ cho đẹp hơn nhé.
C. Các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước.
D. Bố của bạn Trâm Anh đã qua đời lúc sáng này rồi.
Đáp án: B
Câu 23: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?
"Làng trên xóm dưới xôn xao
Ông sao sáng nhất trời cao băng rồi!"
A. Sự xa xôi.
B. Cái chết.
C. Sự vất vả.
D. Sự nguy hiểm.
Đáp án: B
Câu 24: Sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh và viết lại câu sau:
"Con dạo này hư lắm"
A. Con dạo này tốt lắm
B. Con dạo này không được ngoan lắm
C. Con dạo này không được tốt lắm
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: B
Câu 25: Câu sau sử dụng biện pháp nói quá hay nói giảm nói tránh?
Gió đưa cây cải về trời
Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay
A. Nói quá
B. Nói giảm nói tránh
Đáp án: B
Câu 26: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Đời người có một gang tay
B. Hôm qua tát nước đầu đình.
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
C. Đã ngừng đập,1 trái tim
Đã ngừng đập, một cánh chim đại bàng.
D. Nói như nước đổ lá khoai
Đáp án: C
Câu 27: Trong đoạn trích sau: "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mật vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lung cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng." Người ta sử dụng biện phán nói quá có tác dụng gì?
A. Để giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.
B. Để nói cho ngắn gọn
C. Để tránh gây cảm giác thô tục.
D. Không có đáp án đúng
Đáp án: C
Câu 28:
Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh ?
A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
B. Trên bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi.
C. Đi trên sông Vàm một đêm trăng rằm
D. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần
Đáp án: A
Câu 29: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống l...l:
Cha mẹ em l...l từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
A. khiếm thị
B. đi
C. chia tay nhau
D. có tuổi
Đáp án: C
Câu 30: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống l...l:
Mẹ đã |...| rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.
A. khiếm thị
B. đi
C. chia tay nhau
D. có tuổi
Đáp án: D
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm có đáp án
Trắc nghiệm Câu ghép có đáp án
Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án