Thơ lục bát là gì? Đặc điểm, quy luật của thể thơ lục bát
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết Thơ lục bát là gì? Đặc điểm, quy luật của thể thơ lục bát bao gồm cái khái niệm, đặc điểm, ... và bài tập. Từ đó giúp các em nắm vững được kiến thức khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Thơ lục bát là gì? Đặc điểm, quy luật của thể thơ lục bát
I. Thơ lục bát là gì?
Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.
Có thể nói, thơ lục bát là niềm tự hào của dân tộc Việt. Và càng tự hào hơn nữa khi bản sắc văn hóa dân tộc Việt đã được nhân loại biết đến, khẳng định và tôn vinh. Để đạt được những chiến công vang dội đó, chúng ta đã luôn nỗ lực cống hiến, không ngừng tìm kiếm, lựa chọn, sàng lọc, kế thừa, phát huy, sáng tạo đổi mới tạo cho lục bát sự tinh luyện, thù biệt. "Nếu như người Anh, người Ý tự hào vì có thơ Sonne, người Nhật có thơ Haikư, người Trung Quốc có Đường thi…, thì chúng ta cũng có quyền tự hào vì có thơ lục bát. Đó là một trong những thể thơ đã có tự ngàn năm, tồn tại và phát triển thông qua lời ăn, tiếng nói của ông bà ta xưa truyền lại cho con cháu, qua tục ngữ, ca dao và qua làn điệu dân ca ở khắp mọi miền đất nước. Có thể nói: ở đâu có lục bát là ở đó có văn hóa Việt Nam".
Ví dụ:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…
II. Đặc điểm của thể thơ lục bát
1. Niêm, vần, luật
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Trong sáng tác thơ ca thường có hai cách gieo vần: Gieo vần giữa câu (yêu vận hay vần lưng), gieo vần cuối câu (cước vận hay vần chân). Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam có thể kết hợp hài hòa cả hai kiểu gieo vần trên. Vì thế trong quá trình nghiên cứu ta có thể thấy trong thơ lục bát hoặc là gieo vần lưng hoặc là kết hợp cả vần lưng và vần chân. Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú, giàu ngữ nghĩa, đa âm điệu với sáu thanh sắc cơ bản: sắc, hỏi ngã, nặng, bằng, không và được chia làm hai nhóm: thanh bằng (bằng, không); thanh trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng). Thông thường, lục bát luôn gieo vần ở thanh bằng và được sắp xếp theo mô hình sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Lục |
- |
B |
- |
T |
- |
BV |
||
Bát |
- |
B |
- |
T |
- |
BV |
- |
BV |
Trong đó, B: bằng; T: trắc; V: vần.
2. Nhịp điệu
Trong mỗi thể thơ đều có một nhịp điệu thơ phổ biến, riêng biệt nhằm biểu hiện ngữ nghĩa và các sắc thái tình cảm của tác giả. Nhịp điệu lại biến hóa linh hoạt trong từng dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ với những độ dài ngắn khác nhau, cân xứng hay không cân xứng. Về cơ bản một cặp thơ lục bát bao gồm 14 chữ. Trong 14 chữ đó tùy từng ngữ cảnh câu thơ lại được ngắt nhịp theo từng tiết tấu khác nhau của từ vựng. Có một số cách ngắt nhịp mà ta thường thấy trong thể thơ lục bát là:
Thứ nhất, ngắt nhịp theo dạng nhịp chẵn, đặc biệt là cách ngắt nhịp đôi.
Ví dụ:
Rủ nhau/ xuống biển/ mò cua
Đem về/ nấu quả/ mơ chua/ trên rừng
Ai ơi/ chua ngọt/ đã từng
Gừng cay/ muối mặn/ xin đừng /quên nhau.
Thứ hai, cách ngắt nhịp ba cũng khá quen thuộc trong thơ lục bát, thường thấy ngắt nhịp nhiều ở câu lục, giữa hai vế thường có dấu phẩy ngăn cách.
Ví dụ:
Cây đa cũ,/ bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Có thể nói, ngắt nhịp chẵn làm cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, nhưng nếu sử dụng thường xuyên trong cấu trúc bài thơ nếu không khéo rất dễ đẩy câu thơ, bài thơ đến chỗ đơn điệu. Vì vậy để câu thơ trở nên uyển chuyển, tùy theo tiết tấu và ngữ điệu cụ thể, có thể ngắt nhịp lẻ hoặc chẵn.
3. Đối
Đối không phải là đặc điểm cần phải có trong thơ lục bát, bởi "lục bát là lối văn có vần mà không đối nhau", nhưng hình thức đối lại được dùng khá phổ biến trong thơ lục bát, đặc biệt là trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, và đã mang lại những hiệu quả nghệ thuật độc đáo, đặc sắc riêng của Nguyễn Du. Hình thức này xuất hiện cả trong văn học dân gian và văn học viết với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Có các dạng đối như: đối chọi, đối cân, đối thanh, đối ý, đối cả thanh lẫn ý, tiểu đối.
Ví dụ:
- Trên đồng cạn/dưới đồng sâu
- làn thu thủy/nét xuân sơn
- Ngựa xe như nước/áo quần như nen
- người quốc sắc/kẻ thiên tài
4. Các biến thể của thơ lục bát
Thơ lục bát thường có quy định rõ ràng về niêm luật, cấu trúc. Tuy nhiên trong thực tế nó lại luôn biến hóa rất linh hoạt, sinh động uyển chuyển.
- Biến thể về cách gieo vần
Lục bát thường gieo vần chân và vần lưng, chữ sáu dòng lục hiệp vần với chữ sáu dòng bát, chữ tám dòng bát lại hiệp vần với chữ sáu dòng lục và thường gieo vần ở thanh bằng, cứ như thế cho đến hết bài. Cũng có một vài trường hợp gieo vần ở thanh trắc:
Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
- Biến thể trong cấu trúc câu thơ
Cấu trúc thường thấy của câu thơ lục bát là (6/8), dòng lục sáu chữ, dòng bát tám chữ. Bên cạnh đó còn có một số dạng khác của thơ lục bát, hiện tượng này ta hay thấy trong ca dao và và trong thơ lục bát hiện đại.
Ví dụ:
Mèo khen mèo dài đuôi
Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo
III. Nguồn gốc, quá trình phát triển của thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc của thể thơ lục bát
Lục bát là thể thơ dân gian có nguồn gốc từ ca dao. Đây là "một thể câu thơ cách luật mà các thể thức được tập trung thể hiện trong một khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (câu lục) và dòng tám tiếng (câu bát)". Lục bát là thể thơ rất dễ nhận, dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ nhất bởi nó mang âm hưởng dân gian phù hợp với người Việt Nam "âm điệu trên sáu dưới tám. Bắt đầu bằng câu sáu, tiếp theo là câu tám cứ như thế diễn đạt cho đến hết bài" cách gieo vần uyển chuyển, linh hoạt, nhịp điệu trầm bổng du dương. Khác với các thể thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ, hay bảy chữ, lục bát không mang trong mình sự đài các, cao sang, trang trọng, không ồn ào mãnh liệt, cũng không não nề thê lương, lục bát mang trong mình những cảm xúc mênh mang, dạt dào, tha thiết. Chính vì thế mà thiên truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ lục bát và dù đã được viết cách đây mấy thế kỉ nhưng vẫn hiện hữu ở đây.
2. Quá trình phát triển của thể thơ lục bát
Từ ngày đầu sơ khai thể loại, cũng giống như thể song thất lục bát, thơ lục bát vẫn còn chưa định dạng hoàn chỉnh (dạng 4+4/6 hoặc 4/4+4), cấu trúc lỏng lẻo, xô bồ, âm luật không rõ ràng, gieo vần cả ở tiếng thứ tư và tiếng thứ sáu. Theo thời gian cấu trúc câu thơ được hoàn thiện dần dần, số câu gieo vần ở tiếng thứ tư giảm dần. Đến đỉnh cao Truyện Kiều thì thơ lục bát Việt Nam bước vào giai đoạn ổn định về cấu trúc thể loại, cách thức gieo vần, phối điệu thống nhất hài hòa đăng đối và ngày càng khởi sắc hơn. Trong câu thơ đã chấm dứt hoàn toàn hiện tượng kí sinh từ, vế đối hoàn chỉnh, trong dòng thơ lục bát có thể đối ý, đối vế, làm cho câu thơ trở nên súc tích cô đọng, nhịp điệu thơ dồn nén.
IV. Quy tắc và cách gieo vần trong thơ lục bát
1. Quy tắc gieo vần thơ lục bát 6-8
Quy tắc gieo vần thơ lục bát, hay thể thơ 6 8 này thực chất khá đơn giản: khi gieo vần, tiếng số 6 của câu lục phải thành vần với tiếng số 8; theo đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp lục bát tiếp theo. Đây là cách gieo vần thơ lục bát cơ bản nhất, đảm bảo tính liên kết trong bài thơ. Nhờ có quy tắc này, thể thơ lục bát có được sự liên kết giữa các câu thơ và các cặp thơ.
Dưới đây là trích đoạn Chị em nhà Kiều trong Truyện Kiều, qua đó ta sẽ thấy được quy tắc gieo vần của thể thơ 6-8 xuất hiện trong thơ lục bát:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hay một đoạn trích trong một chùm ca dao tục ngữ ngắn, cũng thể hiện được rõ quy luật gieo vần nhằm giữ cho bài thơ nhịp nhàng, mềm mại. Khác với trích đoạn thơ ở trên, chùm ca dao tục ngữ ngắn chỉ cần tuân thủ luật gieo vần theo cặp câu, giúp 2 câu thơ liên kết với nhau là ổn.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…
…
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày…
2. Quy tắc bằng trắc
Cách gieo vần thơ lục bát còn được thể hiện thông qua quy tắc Bằng Trắc. Vậy quy tắc bằng trắc trong thể thơ lục bát là gì? Đây là một quy tắc được dùng để đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các thanh âm trong tiếng Việt khi tạo thành câu thơ. Trong 6 thanh âm của tiếng Việt, thanh ngang (không có dấu) và thanh huyền (dấu huyền) sẽ là Bằng, còn thanh sắc (dấu sắc), thanh hỏi (dấu hỏi), thanh ngã (dấu ngã) và thanh nặng (dấu nặng) sẽ là Trắc.
Quy tắc Bằng Trắc hiểu đơn giản là sự luân phiên của âm Bằng-Trắc trong các tiếng thứ 2,4,6 của câu 6 và 2,4,6,8 của câu thơ 8. Để hiểu quy tắc bằng trắc trong thơ lục bát là gì, bạn có thể tham khảo sơ đồ cụ thể sau, trong đó các tiếng được tự do sử dụng thanh âm sẽ không có ghi chú.
Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 5-Bằng
Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 6-Bằng-Tiếng 7-Bằng.
Một lưu ý khác trong câu bát, tiếng thứ 6 và thứ 8 phải khác dấu, tức nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang và ngược lại.
Dưới dây là một đoạn thơ trích từ đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, cũng đảm bảo được quy luật Bằng Trắc trong thể thơ lục bát cũng như quy tắc gieo vần:
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy, hô đàng xông vô.
Kêu rằng:”bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân’’.
Một sự thật thú vị rằng quy tắc Bằng Trắc cũng chính là điểm khác biệt giúp phân biệt giữa thể thơ lục bát viết từ ca dao và thơ lục bát do các tác giả sáng tác sau này. Hầu hết các câu thơ ca dao tục ngữ viết dưới dạng lục bát sẽ tuân thủ được quy luật Bằng Trắc, tuy nhiên một số ngoại lệ thường thấy là sự sai sót trong cách gieo vần như hai câu ca dao lục bát dưới đây:
Thừa tiền thì đem mà cho
Đừng dại xem bói rước lo vào mình
…
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô
3. Quy tắc ngắt nhịp thơ
Là thể thơ có số câu là số chẵn, thể thơ lục bát có rất nhiều cách ngắt câu đa dạng, giúp tác giả có nhiều cách làm câu thơ trở nên mềm mại, bay bổng tùy theo ý thích. Cách ngắt nhịp thường thấy là nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 3/3 ở câu 6, hoặc 2/2/2/2, 4/4 hoặc 3/3/2 thường thấy ở câu 8. Vậy điểm khác biệt giữa các thể thơ khác và thể thơ lục bát là gì? Chính nhờ sự phong phú trong cách ngắt nhịp, thể thơ lục bát trở nên nổi trội hơn so với các thể thơ khác, nhờ khả năng đồng điệu nhịp đọc, có tính ứng dụng cao đa dạng vào các bài hát, bài vè, bài ru.
Dưới đây là trích đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có chứa ba cách ngắt nhịp khác nhau, giúp ta nhìn thấy sự đa dạng trong cách gieo vần làm câu thơ mới mẻ, nhịp nhàng hơn.
“Trước lầu/ Ngưng Bích/ khóa xuân
Vẻ non xa/ tấm trăng gần/ ở chung
Bốn bề/ bát ngát/ xa trông,
Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng/ mây sớm/ đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh/ như chia tấm lòng.”
Hay như 2 câu thơ lục bát nổi tiếng của Hồ Chí Minh, cũng sử dụng cách ngắt nhịp 3/3/2 để tạo ra sự cân bằng, nhịp nhàng giữa 2 vế trong câu bát:
“Trẻ em/như búp/trên cành
Biết ăn ngủ/biết học hành/là ngoan”
V. Cách làm một bài thơ lục bát
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
A - Luật thanh trong thơ lục bát
Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân B - T - B
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có sáo thì sáo nước trong T-T-B
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B
hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B
B - Cách gieo vần trong thơ lục bát
Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thiw lụch bát tính linh hoạt về vần.
Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám câu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp.
Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Tiểu đối trong thơ lục bát:
Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát:
Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn.
VI. Một số bài thơ lục bát
Quê Hương Bến Đỗ
Quê hương như bến đỗ về,
Cánh đồng xanh lá, có bờ tre ngân.
Thêm dòng sông chảy trong ngần,
Thơm hương lúa chín, tình thân đong đầy.
Khúc Sông Quê
Quê hương quanh khúc bên sông,
Những chiều tan học, mẹ trông sân nhà.
Lời Thầy
Lời thầy như tiếng gió bay,
Mang theo kiến thức, dựng xây cuộc đời.
Cô hiền dịu giảng từng lời,
Giúp em vững bước, rạng ngời tương lai.
Mẹ
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
VII. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Dàn ý
1. Mở đoạn
Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.
2. Thân đoạn
- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
- Về nội dung, bài thơ viết về đề tài…
- Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…
- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích. Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỷ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ;
- Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…
3. Kết đoạn
Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
Bài văn tham khảo
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
“Trâu ơi ta bảo trâu này” là bài ca dao mà em yêu thích nhất. Với thể thơ lục bát mang vần điệu nhịp nhàng, bài thơ là lời tâm sự của người nông dân với người bạn cơ nghiệp của mình là con trâu. Người nông dân đối xử với con trâu bằng tình yêu thương, quý mến như người thân của mình. Anh tâm tình thủ thỉ với trâu, gọi trâu đi cày với mình. Anh không quên nhắn nhủ về những ngày tháng tương lai tốt đẹp phía trước khi trâu làm việc chăm chỉ. Vừa hứa hẹn rằng, khi mình có lúa để ăn thì trâu cũng sẽ có cỏ ngoài đồng. Chi tiết đó cho thấy mối quan hệ gắn kết, yêu thương nhau giữa người và trâu. Từ đó, bài ca dao khẳng định sự chăm chỉ lao động, tốt bụng và yêu thương con vật của người nông dân xưa. Hình ảnh người nông dân Việt Nam xưa đã đi vào thơ ca như thế đó.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)