Trắc nghiệm Câu đặc biệt có đáp án – Ngữ văn 7

Bộ 9 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 bài Câu đặc biệt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 7.

1 957 19/02/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Bài: Câu đặc biệt

Bài giảng Ngữ văn 7 Bài: Câu đặc biệt

Câu 1: Những câu đặc biệt trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương."

(Lê Phan Quỳnh)

A. Gọi đáp.

B. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.

C. Bộc lộ cảm xúc.

D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Đáp án: D

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A. Trời mưa rả rích.

B. Một hồi còi.

C. Mùa xuân!

D. Sài Gòn. 1972.

Đáp án: A

Câu 3: Câu đặc biệt là gì ? 

A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ 

B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ 

C. Là câu chỉ có chủ ngữ 

D. Là câu chỉ có vị ngữ.

Đáp án: B

Câu 4: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ? 

A. Bộc lộ cảm xúc 

B. Gọi đáp 

C. Làm cho lời nói được ngắn gọn 

D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 

E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Đáp án: C

Câu 5: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ? 

A. Từ hô gọi 

B. Từ hình thái

C. Quan hệ từ 

D. Số từ

Đáp án: D

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ? 

A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. 

B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều. 

C. Hoa sim ! 

D. Mưa rất to.

Đáp án: C

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ? 

A. Giờ ra chơi. 

B. Tiếng suối chảy róc rách. 

C. Cánh đồng làng.

D. Câu chuyện của bà tôi.

Đáp án: B

Câu 8: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu 

A. Bộc lộ cảm xúc 

B. Gọi đáp 

C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 

D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Đáp án: B

Câu 9: Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.(Khánh Hoài)

Câu “Ôi, em Thủy!”  có cấu tạo như thế nào?

A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ. 

B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. 

C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Sự giàu đẹp của tiếng việt có đáp án

Trắc nghiệm Thêm trạng ngữ cho câu có đáp án

Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh có đáp án

1 957 19/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: