Trắc nghiệm Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) có đáp án – Ngữ văn 7

Bộ 12 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 7.

1 1,005 19/02/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)

Bài giảng Ngữ văn 7 Bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)

Câu 1: Không thể dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần câu nào ? 

A. Chủ ngữ. 

B. Bổ ngữ. 

C. Hô ngữ. 

D. Định ngữ.

Đáp án: C

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ-vị làm thành phần câu? 

A. Mẹ về là một tin vui. 

B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. 

C. Chúng tôi đã là xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà. 

D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.

Đáp án: D

Câu 3: Trong những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng? 

A. Anh em vui vẻ, hoà thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng. 

B. Chúng ta phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. 

C. Mùa xuân đến. Mọi vật như có thêm sức sống mới. 

D. Mẹ đi làm. Em đi học.

Đáp án: D

Câu 4: “Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa” là câu mở rộng thành phần đúng hay sai? 

A. Đúng 

B. Sai 

Đáp án: A

Câu 5: Câu nào không dùng cụm chủ - vị để mở rộng?

A. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

B. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.

C. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu.

D. Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.

Đáp án: C

Cho đoạn văn sau. Trả lời câu hỏi từ câu 6 -12 để điền từ thích hợp vào chỗ trống:

... Điều thứ năm trong điều Bác dạy là ‘‘Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Để thực hiện lời dạy của Bác, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Theo em hiểu, khiêm tốn là không …(1), không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn …(2) với bản thân, thấy những mặt non yếu của mình để rèn luyện, bổ khuyết, đồng thời có ý thức …(3) bè bạn và những người xung quanh. Thật thà là không …(4) trong khi làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, …(5) ở mọi nơi, mọi lúc. Còn mạnh bạo, gan góc, không một chút sợ sệt để để làm những việc …(6) là dũng cảm. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những …(7) quý báu của con người.

Câu 6: Điền từ nào vào số (1)

A. mạo hiểm    

B. khoe khoang    

C. lừa dối    

D. thân thiện

Đáp án: B

Câu 7: Điền từ nào vào số (2)

A. e ngại    

B. thoả mãn    

C. dè dặt    

D. nghiêm khắc

Đáp án: D

Câu 8: Điền từ nào vào số (3)

A. học hỏi    

B. nghiên cứu    

C. trao đổi    

D. để ý

Đáp án: A

Câu 9: Điền từ nào vào số (4)

A. trung thực   

B. mạnh dạn    

C. gian dối    

D. lễ độ

Đáp án: C

Câu 10: Điền từ nào vào số (5)

A. quanh co    

B. ngay thẳng    

C. Trần trụi    

D. lấp lửng

Đáp án: B

Câu 11: Điền từ nào vào số (6)

A. đáng sợ    

B. ghê gớm    

C. Tốt đẹp    

D. mạo hiểm

Đáp án: C

Câu 12: Điền từ nào vào số (7)

A. tức tính    

B. tư tưởng    

C. suy nghĩ    

D. ước mơ

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ca Huế trên sông Hương có đáp án

Trắc nghiệm Liệt kê có đáp án

Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về văn bản hành chính có đáp án

Trắc nghiệm Quan Âm Thị Kính có đáp án

Trắc nghiệm Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có đáp án

1 1,005 19/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: