Trắc nghiệm Sống chết mặc bay có đáp án – Ngữ văn 7

Bộ 14 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 bài Sống chết mặc bay có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 7.

1 691 19/02/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Bài: Sống chết mặc bay

Bài giảng Ngữ văn 7 Bài: Sống chết mặc bay

Câu 1: Theo em, bốn chữ ‘‘Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì? 

A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê. 

B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước đến nay trước cuộc sống của người dân quê. 

C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.

D. Là một vế của câu thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Đáp án: A

Câu 2: Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn ?

A. Ngôn ngữ nhân vật. 

B. Ngôn ngữ người dẫn truyện. 

C. Ngôn ngữ đối thoại. 

D. Ngôn ngữ thơ trữ tình.

Đáp án: D

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng với tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn? 

A. "Sống chết mặc bay" là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam. 

B. "Sống chết mặc bay" về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn trung đại Việt Nam. 

C. "Sống chết mặc bay" tuy về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem như là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam nhưng trong đó vẫn còn dầu ấn của nghệ thuật văn học trung đại. 

D. "Sống chết mặc bay" là truyện ngắn trung đại xuất sắc của Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 4: Theo em, một truyện ngắn Việt Nam được coi là hiện đại trước hết phải đáp ứng yêu cầu gì? 

A. Có cốt truyện phức tạp. 

B. Viết về người thật, việc thật ở thời hiện đại. 

C. Tác giả là người hiện đại. 

D. Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.

Đáp án: D

Câu 5: Trọng tâm miêu tả của tác giả trong truyện "Sống chết mặc bay" nằm ở đoạn nào? 

A. Đoạn 1 

B. Đoạn 2. 

C. Đoạn 3. 

D. Đoạn 2 và 3.

Đáp án: B

Câu 6: Trong "Sống chết mặc bay", Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào? 

A. Liệt kê và tăng cấp. 

B. Tương phản và phóng đại. 

C. Tương phản và tăng cấp. 

D. So sánh và đối lập.

Đáp án: C

Câu 7: Miêu tả cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ, tác giả nhằm dụng ý gì? 

A. Nói lên thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân quê. 

B. Nói lên sự thắng thế của con người trước thiên nhiên. 

C. Nói lên sự căng thẳng của quan phủ và bọn lính khi đi cứu đê. 

D. Nói lên sự yếu kém của hế nước trước thế đê.

Đáp án: A

Câu 8: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn này là gì ? 

A. Làm nổi bật tư tưởng chính của tác phẩm : sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại. 

B. Chỉ làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ. 

C. Chỉ làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành. 

D. Chỉ làm nổi bật sự đối lập giữa một bên là sức người với một bên là sức trời, sức nước.

Đáp án: A

Câu 9: Phép tăng cấp trong truyện ngắn được Phạm Duy Tốn dùng để miêu tả những chi tiết nào ? 

A. Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê. 

B. Chỉ miêu tả cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm. 

C. Chỉ miêu tả cảnh thiên tai ngày một dữ dội. 

D. Miêu tả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản.

Đáp án: D

Câu 10: Trong việc xây dựng hình ảnh quan phủ, tác dụng lớn nhất của phép tăng cấp là gì ? 

A. Làm rõ sự xa hoa trong cách sinh hoạt của quan phủ. 

B. Làm rõ thêm niềm vui được tổ tôm của quan phủ. 

C. Làm rõ thêm tâm lí, tính cách của quan phủ nói chung. 

D. Làm rõ thêm sự oai vệ của quan phủ.

Đáp án: A

Câu 11: Giá trị hiện thực của tác phẩm "Sống chết mặc bay" là gì? 

A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với nỗi khổ của người dân. 

B. Tố cáo những kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. 

C. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của nhân dân. 

D. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền.

Đáp án: C

Câu 12: Giá trị nhân đạo của tác phẩm "Sống chết mặc bay" là gì? 

A. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả. 

B. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. 

C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. 

D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Đáp án: B

Câu 13: Tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào? 

A. Bút kí. 

B. Tuỳ bút. 

C. Tiểu thuyết. 

D. Truyện ngắn.

Đáp án: D

Câu 14: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của tác giả nào? 

A. Ngô Tất Tố 

B. Phạm Duy Tốn 

C. Nam Cao 

D. Vũ Trọng Phụng.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Cách làm bài văn lập luận giải thích có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập lập luận giải thích có đáp án

Trắc nghiệm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có đáp án

Trắc nghiệm Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề có đáp án

Trắc nghiệm Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) có đáp án

1 691 19/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: